Hoảng hồn với nho Úc nhập từ... chợ đầu mối

Người tiêu dùng hoang mang trước ma trận về giá và chất lượng của hoa quả nhập ngoại
Người tiêu dùng hoang mang trước ma trận về giá và chất lượng của hoa quả nhập ngoại
(PLO) - Cùng với lời quảng cáo, chào mời hoành tráng, hoa quả “ngoại” được bán với giá cắt cổ. Người tin, người nghi ngờ nhưng đành chịu bởi chẳng biết đâu mà lần trước con tem nhập khẩu…

Từ ma trận chất lượng

Dạo qua thị trường hoa quả nhập ngoại từ các nước phương Tây mới thấy các bà nội trợ giờ thật sự khó khăn trong việc lựa chọn các mặt hàng chất lượng và an toàn cho gia đình. Bởi ngay cả mặt hàng cao cấp hoa quả nhập ngoại hiện cũng đang rất hỗn loạn, mỗi nơi một giá, mỗi cửa hàng một cách bảo quản.

Thậm chí, tại các sạp trong các chợ, hoa quả nhập ngoại cũng chiếm thế thượng phong so với hoa quả trong nước. Ngay cả những người bán hàng rong cũng không ngần ngại chào hàng “nho Úc”, “táo Mỹ” với giá 140.000 đồng/kg, nhưng khi được hỏi “nho Úc”, “táo Mỹ” nhập từ đâu thì chị bán hàng lại… nhỏ nhẹ trả lời “từ chợ đầu mối”.

Bước chân vào các cửa hàng hoành tráng cũng vậy. Từ táo Envy của Mỹ đến táo Enza của Pháp khiến người tiêu dùng không có cách nào để tin vào nguồn gốc xuất xứ của những loại hoa quả nhập khẩu đang chiếm lĩnh thị trường hoa quả ngoại hiện nay.

Tại một sạp hoa quả ở chợ Thành Công (Hà Nội), người bán hàng đưa thùng đựng loại táo Envy nhập khẩu với mã vạch và… không ngần ngại đề nghị người mua mang điện thoại ra chụp mã vạch để xác tín nguồn gốc. Tuy nhiên, khi hỏi đến thùng đựng loại táo hữu cơ của Pháp để xác minh nguồn gốc thì người bán hàng ngó lơ đi chỗ khác và tỏ ý khó chịu. Tương tự, một cửa hàng bán trên mạng cũng cam kết “nguồn gốc rõ ràng”, nhưng khi chúng tôi muốn chứng minh bằng cách xem giấy tờ nhập khẩu thì người bán hàng không hồi đáp.

Các bà nội trợ thì sao? Chị Trần Lan Phương, chuyên viên tín dụng của một ngân hàng cho biết, chị đến tận cửa hàng hoa quả nhập ngoại mua một giỏ nhưng khi mang về nhà, rửa để ăn thì phát hiện có quả hỏng, có quả sứt sát và “thật sự bực mình khi những chỗ hỏng, sứt sát đó thì lại được nhân viên ngụy trang bằng dán kín tem mác để che đậy”, chị bức xúc.

Rồi chị đặt câu hỏi: “Với việc có thể dán tem chỗ này chỗ khác thì có cách nào để chúng tôi tin được các loại tem đang dán trên đống hoa quả kia là tem thật không, trong khi đi đến cửa hàng nào cũng khẳng định nhập khẩu nguyên thùng”?

… đến ma trận giá cả

Hiện nay, các loại hoa quả xuất hiện trên thị trường đa phần được quảng cáo, chào mời nhập từ Mỹ, Pháp, NewZeland, Úc… với giá từ vài chục nghìn đến hàng trăm nghìn một ki lô gam với cùng một mặt hàng. Cụ thể: táo fuji Mỹ có giá 89.000 đồng/kg, táo Gala Mỹ 88.500 đồng/kg, táo Ambrosia 109.000 đồng/kg, táo Queen New Zealand 98.500 đồng/kg; cam Mỹ 64.500 đồng/kg, kiwi vàng New Zealand 147.000 đồng/kg, táo Jazz New Zealand 79.000 đồng/kg, táo Envy (loại 1) 275.000 đồng/kg, nho đen không hạt Úc từ 180.000-285.000 đồng/kg.

Tuy nhiên, điều đáng lo ngại chính là giá cả của các mặt hàng chênh nhau rất lớn tại các cửa hàng khác nhau. Ví dụ với loại táo Juliet hữu cơ của Pháp, tại các cửa hàng của hệ thống Klever Fruits báo 399.000đ/kg nhưng cũng loại táo này, tại một cửa hàng trên phố Ông Ích Khiêm (Hà Nội) lại báo 230.000đ/kg (cùng cam kết có giấy tờ hàng hóa nhập khẩu rõ ràng). Cũng loại quả này, trên một sạp hoa quả ở chợ Thành Công, người bán hàng báo 135.000đ/kg.

Ngay cả tại các siêu thị, giá cả nhiều mặt hàng hoa quả cũng chênh lệch nhau đáng kể khiến người tiêu dùng thực sự hoang mang. Ví như tại siêu thị Fivimart, lê Hàn Quốc được đóng hộp 3 quả (loại khoảng 6 - 7 lạng/quả), bọc kín đề giá 265.000đ/hộp nhưng cũng chủng loại này tại Vinmart lại có giá khoảng 70.000 - 80.000đ/kg (giá khuyến mại còn 56.000đ/kg).

Hoặc quả táo Ambrosia của Mỹ, tại siêu thị Fivimart bán với giá 135.000đ/kg nhưng tại một hệ thống cửa hàng nhập khẩu hoa quả lại bán với giá 299.000đ/kg. Tương tự, quả lê Mỹ được bán ở Vinmart với giá 60 - 70.000đ/kg thì tại một cửa hàng hoa quả tươi, lê Mỹ được báo với giá 150.000đ/kg.

Trước thực trạng thị trường nhộn nhạo này, người tiêu dùng Việt Nam dường như đang phải tự bơi, phải tự tìm cho mình địa chỉ bán hàng có uy tín (chỉ bằng niềm tin). Hoặc cũng có những người tiêu dùng thông thái hơn, họ yêu cầu có giấy tờ chứng minh nguồn gốc xuất xứ thì trước những tờ giấy photocopy chứng nhận đã kiểm dịch cũng không chắc chắn đồng nghĩa với việc chất lượng được cam kết. 

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Cần tăng thuế để kiểm soát tiêu dùng đồ uống có đường

Quang cảnh Hội thảo. (Ảnh: PV)
(PLVN) - Ngày 5/4, Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với Tổ chức HealthBridge Việt Nam tổ chức Hội thảo cung cấp thông tin cho báo chí về tác hại của đồ uống có đường đối với sức khỏe và vai trò của chính sách thuế trong kiểm soát tiêu dùng.

Tổng cục Thuế tiếp tục cảnh báo những hành vi giả danh cán bộ thuế, cơ quan thuế để lừa đảo

Tổng cục Thuế một lần nữa khẳng định, không ủy quyền cho bất cứ tổ chức, cá nhân ngoài ngành Thuế nào thu thuế hộ
(PLVN) - Thông tin từ Tổng cục Thuế vừa cho biết, trong thời gian vừa qua, ngành Thuế liên tục tuyên truyền và đưa ra những cảnh báo về tình trạng giả danh cán bộ thuế, cơ quan thuế (CQT) để thực hiện hành vi lừa đảo người nộp thuế (NNT), nhưng vẫn có người dân mắc bẫy các đối tượng này, nhất là trong tháng cao điểm quyết toán thuế.