Giật mình khi tài xế 'xe ôm công nghệ' muốn kể chuyện... tình dục

Ảnh minh họa nguồn Internet
Ảnh minh họa nguồn Internet
(PLO) - Không chỉ có các bé vị thành niên, nhiều chị em phụ nữ cũng đã than phiền mình bị quấy rối bởi lực lượng xe ôm công nghệ. Một phụ nữ ngụ quận 2 kể có lần chị phải nhảy xuống xe vì sợ hãi khi tài xế xe ôm bỗng dưng  kể chuyện... tình dục cho chị nghe.

Không thể phủ nhận, xe ôm công nghệ với mức giá ổn định và chất lượng dịch vụ được cải thiện đã cung cấp cho người tiêu dùng một lựa chọn cạnh tranh so với xe ôm truyền thống. Tuy nhiên, gần đây, nhiều phản ánh từ người dân cho thấy đã có những biến tướng từ loại hình này.

Cách đây không lâu, một người mẹ đã lên tiếng cảnh báo về việc con gái mình bị xe ôm công nghệ (Grab) quấy rối làm xôn xao cộng đồng. Và mới đây, một cặp vợ chồng ở đường Đồng Nai, quận 10, TPHCM cũng kể lại câu chuyện nguy hiểm xảy ra cho con gái mình. 

Vợ chồng anh chị không dám cho con gái lớp 11 đi xe đạp điện vì sợ tai nạn, lại không phải ngày nào cũng có thể đưa đón con nên trước đây có giao cho bác xe ôm quen gần nhà. Từ khi có dịch vụ Grab, thấy xe chất lượng hơn mà giá chỉ bằng 1/2 so với bác xe ôm quen nên cả hai thường giao cho con tự đặt xe về.

Hôm đó, con gái anh chị về tuyên bố sẽ không bao giờ đi xe Grab nữa. Gặng hỏi, con gái mới nói thật là bị "anh grab" tán tỉnh, bảo là “bé xinh gái quá, sẽ không lấy tiền xe, bù lại cùng đi xem phim hay uống nước được không?”. Nghe lời con kể, anh chị hoảng hồn, từ đó để bác xe ôm hàng xóm chở vẫn an toàn hơn. 

Không chỉ có các bé vị thành niên, nhiều chị em phụ nữ cũng đã than phiền mình bị quấy rối bởi lực lượng xe ôm công nghệ. Một phụ nữ ngụ quận 2 kể có lần chị phải nhảy xuống xe vì sợ hãi khi tài xế xe ôm bỗng dưng  kể chuyện... tình dục cho chị nghe.

Gần đây, nhiều khách hàng cũng đã cảnh báo về trường hợp "hiển thị một đằng đón một nẻo", nghĩa là khi đặt xe, hệ thống báo tên người, số xe và điện thoại liên lạc, nhưng khi đến đón lại là xe khác, người khác, số khác... Đã có trường hợp khách hàng bị lừa lấy đồ đạc, nhưng báo tổng đài thì bị từ chối hỗ trợ vì số điện thoại, số xe không đăng kí trên hệ thống.

Theo nhiều khách hàng có kinh nghiệm cho biết, có hai trường hợp, một là xe ôm công nghệ có mục đích lừa đảo nên cấu kết với một xe khác, còn trường hợp thứ hai là vì để "lách" số tiền mở mã khi tham gia làm tài xế, nên một vài tài xế đã hùn nhau cùng mở một mã chung rồi chia ra chạy. Ở trường hợp nào thì khi gặp các sự cố như tai nạn, quấy rối, lừa đảo... khách hàng cũng sẽ không nhận được sự bồi hoàn, hỗ trợ của hãng xe do không phải người của họ quản lý.

Xe ôm công nghệ dù có sự quản lý của một nhà quản lý chung nhưng chung quy cũng chỉ là những người làm tự do, chưa qua đào tạo, kiểm tra và trà trộn trong đó không ít thành phần bất hảo. Thế nên, cảnh giác khi đi xe, lên đúng xe, đúng số, đúng người và đừng chủ quan giao con trẻ là điều mà các khách hàng cần lưu ý để tránh rơi vào những tình huống nguy hiểm cho bản thân và gia đình. 

Đọc thêm

EVN cảnh báo tình trạng giả mạo trang web

Trang web giả mạo EVN.
(PLVN) - Thông tin từ Tập đoàn điện lực Việt Nam (EVN) cho biết, gần đây trên mạng internet tiếp tục xuất hiện trang web giả mạo thương hiệu, nhãn hiệu EVN có địa chỉ tietkiemdienxanh.com.