Cảnh báo độc hại đến từ miếng dán thải độc

Người tiêu dùng nên tìm hiểu kĩ trước mọi sản phẩm mình định mua để tránh “tiền mất tật mang”. (ảnh to) và  Nhiều miếng dán thải độc dán vào chân hay để ngoài không khí cũng đều có thể ngả từ màu trắng sang đen. (ảnh bé)
Người tiêu dùng nên tìm hiểu kĩ trước mọi sản phẩm mình định mua để tránh “tiền mất tật mang”. (ảnh to) và Nhiều miếng dán thải độc dán vào chân hay để ngoài không khí cũng đều có thể ngả từ màu trắng sang đen. (ảnh bé)
(PLO) - Miếng dán thải độc cơ thể đang là mặt hàng được “săn đón” nhiều nhất hiện nay. Những tưởng dán miếng có tên thải độc lên lưng, chân, tay thì sẽ thải được độc tố trong người ra nên nhiều người đã sẵn sàng chi tiền mua về để lo cho sức khỏe của mình mà không hề đắn đo suy nghĩ đến tác hại của sản phẩm có thể mang lại cho người tiêu dùng.

Nhan nhản đủ mọi hình thức xuất xứ

Đánh thẳng vào tâm lý của người sử dụng khi dùng miếng dán thải độc chỉ bằng cách đơn giản dán bên ngoài cơ thể mà không đi trực tiếp vào cơ thể qua đường ăn, uống nên nhiều người tin chắc sẽ không ảnh hưởng gì đến thể trạng bên trong cơ thể. Cộng hưởng với điều đó là giá thành của mỗi miếng dán thải độc cũng có giá khá “bình dân” mặc dù theo quảng cáo nó được làm từ các loại thảo dược.

Miếng dán thải độc có xuất xứ từ nhiều nơi, ở Nhật Bản có những loại miếng dán thải độc giá 500.000 đồng, với những nguyên liệu quý hiếm như: Chitosan; Tourmaline; Dextrin; Glycolic Acid… ngoài ra còn có của Đức, Mỹ… Theo đó, sau khi sử dụng có thời gian từ 6 – 8 tiếng hoặc qua đêm thì những chất độc trong cơ thể sẽ được tự đào thải ra, bằng chứng là những miếng dán thải độc từ bột trắng ngả màu đen xám, ướt và dính mỡ nhờn. Điều này càng khiến người tiêu dùng tin tưởng nhiều hơn.

Điều đáng nói ở đây là mỗi miếng dán thải độc tùy vào nơi xuất xứ sẽ có những hình dạng cũng như thành phần nguyên liệu khác nhau. Ví dụ như tại Việt Nam cũng xuất hiện những miếng dán thải độc với giá rẻ hơn, được làm từ các nguyên liệu có sẵn trong tự nhiên như: hành tây, tỏi ta, nước cất… Nhìn chung, dù là miếng dán nhập khẩu hay nội địa giá tiền chênh lệch và khác nhau về nguyên liệu nhưng tác dụng cuối cùng theo như những lời quảng cáo mĩ miều của người bán hàng vẫn giống nhau là thải các loại độc tố ra ngoài mang lại cho người dùng một sức khỏe “trong lành”.

Nên tìm hiểu kĩ nguyên liệu trách “tiền mất tật mang”

Từ trước đến nay, theo sách vở khoa học có hai cơ chế chính thải độc cơ thể là thải độc từ bên trong ra và thải độc từ bên ngoài. Theo đó, thải độc từ bên trong là có thể dùng thuốc, các hóa chất để thải độc ra ngoài theo các đường như máu, qua phân, nước tiểu…Còn thải độc từ bên ngoài thì đi theo các bài học dân gian như xông các loại lá để giải cảm cúm bởi xông giúp nở lỗ chân lông và thải độc tố ra ngoài qua mồ hôi.

Trao đổi về vấn đề này với báo chí, thạc sĩ, lương y Đa khoa Vũ Quốc Trung - Hội Đông y Hà Nội khẳng định: “Chưa cần biết đó là nguyên liệu gì, nhưng thải độc cơ thể bằng cách dán vào gan bàn chân hiện nay không có cơ sở khoa học”. Ông cũng khẳng định việc thải độc tố qua gan bàn chân bằng miếng dán bịt kín hiện nay là phương pháp chưa được ghi nhận. Cũng theo sách vở ghi lại, từ trước đến nay thì hành tây hay tỏi trong các miếng thải độc được bán ở Việt Nam chỉ có tác dụng sát khuẩn là chính, không có tác dụng thải độc.

Đồng quan điểm, PGS.TS Phạm Gia Điền, Viện Hóa học, Viện Khoa học & Công nghệ Việt Nam khẳng định, những loại miếng dán này không có tác dụng thải độc cơ thể. “Trước đây tôi đã trực tiếp làm thử nghiệm. Dù dán vào cơ thể hay không, miếng dán này vẫn thôi ra màu đen” - PGS Điền cho biết.

Đứng trước vấn đề miếng dán thải độc được bán tràn lan và có ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của người dân thạc sĩ, lương y Đa khoa Vũ Quốc Trung khuyến cáo: “Tôi khuyên người dân không nên dùng loại miếng dán này, hoặc dùng cách tự chế với các nguyên liệu có sẵn, vì hành tây và tỏi có tính nóng. Người có da mẫn cảm, hoặc trẻ nhỏ dễ bị bong tróc da, nếu cố tình dùng sẽ gây viêm loét dẫn đến hoại tử và thậm chí còn phải cắt chân”

Về phía cơ quan quản lý nhà nước, Cục Quản lý dược - Bộ Y tế xác nhận cho đến nay Cục chưa cấp phép lưu hành cho sản phẩm miếng dán giải độc nào. Vì vậy, người dân không nên cả tin vào những lời quảng cáo về miếng dán thải độc dẫn đến nguy hại cho sức khỏe. Như vậy, trước các miếng dán thải độc đang được bán rộng rãi trên thị trường thay vì mua ồ ạt thì người tiêu dùng nên dành thời gian nhỏ để nghiên cứu và tìm hiểu tính tiêu cực và tích cực mà sản phẩn mình định dùng bởi nó ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của mình và miếng dán thải độc với những mặt trái nêu trên là một ví dụ điển hình cho người tiêu dùng để tránh “tiền mất tật mang”.

Đọc thêm

Cần tăng thuế để kiểm soát tiêu dùng đồ uống có đường

Quang cảnh Hội thảo. (Ảnh: PV)
(PLVN) - Ngày 5/4, Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với Tổ chức HealthBridge Việt Nam tổ chức Hội thảo cung cấp thông tin cho báo chí về tác hại của đồ uống có đường đối với sức khỏe và vai trò của chính sách thuế trong kiểm soát tiêu dùng.

Tổng cục Thuế tiếp tục cảnh báo những hành vi giả danh cán bộ thuế, cơ quan thuế để lừa đảo

Tổng cục Thuế một lần nữa khẳng định, không ủy quyền cho bất cứ tổ chức, cá nhân ngoài ngành Thuế nào thu thuế hộ
(PLVN) - Thông tin từ Tổng cục Thuế vừa cho biết, trong thời gian vừa qua, ngành Thuế liên tục tuyên truyền và đưa ra những cảnh báo về tình trạng giả danh cán bộ thuế, cơ quan thuế (CQT) để thực hiện hành vi lừa đảo người nộp thuế (NNT), nhưng vẫn có người dân mắc bẫy các đối tượng này, nhất là trong tháng cao điểm quyết toán thuế.