'Trợ lý ảo' mang niềm vui thật cho bệnh nhân ung thư

Bác sĩ Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ tư vấn cho bệnh nhân về ứng dụng trí tuệ nhân tạo hỗ trợ điều trị ung thư.
Bác sĩ Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ tư vấn cho bệnh nhân về ứng dụng trí tuệ nhân tạo hỗ trợ điều trị ung thư.
(PLO) - Hệ thống ứng dụng trí tuệ nhân tạo hỗ trợ bác sĩ đưa ra các quyết định điều trị ung thư có tên gọi  IBM Watson for oncology (IBM WFO) đang được ứng dụng tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ, bước đầu mang đến niềm tin và hy vọng cho nhiều bệnh nhân ung thư… 

Chuyện thần tiên có thật

Khi đi qua chị Đàm Thị Hạnh trên hành lang Trung tâm Ung bướu – Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ, tôi hoàn toàn không nhận ra người phụ nữ xinh đẹp mặc chiếc váy thời trang đó là một bệnh nhân ung thư phổi đã từng “dạo qua” một vòng trước cửa âm phủ.

Chị Hạnh kể, chị được chẩn đoán ung thư phổi từ năm 2015, đã được điều trị nhiều lần tại một bệnh viện ở Hà Nội. Tháng 1/2018, bệnh của chị Hạnh xấu đi, chị bắt đầu khó thở, đau xương do ung thư di căn vào xương. Chị phải giảm đau bằng morphin và fentanyl (một thuốc giảm đau nhóm opioid mạnh). 

Tháng 3/2018, khi đang ở nhà (tỉnh Vĩnh Phúc) chờ xong hộ chiếu để đi Singapore mong cứu vãn “được chút nào hay chút ấy”, thấy trên truyền hình thông tin việc Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ triển khai sử dụng ứng dụng IBM Watson for Oncology - Ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong hỗ trợ lựa chọn phác đồ điều trị ung thư, chị Hạnh và người nhà đã cảm thấy “có hy vọng nào đó”, nên đưa nhau lên Phú Thọ tìm hiểu thêm. 

Bác sĩ Trần Xuân Vĩnh - Phó Trưởng đơn vị Phẫu thuật Ung bướu - Hóa trị liệu  (Bệnh viện Đa khoa Phú Thọ) – kể với chúng tôi, khi gia đình đã đưa chị Hạnh đến Trung tâm Ung bướu, tình trạng của chị Hạnh rất xấu. Chị đau nhiều, chị đi lại rất khó khăn do ung thư di căn vào xương cột sống và xương chậu, khó thở khi hoạt động do ung thư lan tràn khắp hai phổi.

Ngày 8/3, các bác sĩ Trung tâm Ung bướu Bệnh viện Đa khoa Phú Thọ nhập liệu kết quả chẩn đoán vào “hệ thống trí tuệ nhân tạo”. Khi các bác sỹ hội chẩn với sự tham khảo từ IBM WFO, phác đồ điều trị do hệ thống Trí tuệ nhân tạo đưa ra có sự thống nhất cao với hội đồng chuyên môn. Chị được quyết định điều trị với một thuốc điều trị trúng đích sinh học thế hệ 3 mới nhất, cùng chỉ định xạ trị giảm triệu chứng vào vị trí di căn xương. 

Và thật kỳ diệu, sau 1 tháng điều trị, chị Hạnh hoàn toàn có thể đi lại bình thường, không phải sử dụng thuốc giảm đau, và phim chụp phổi của chị đạt được sự đáp ứng rất tốt, các khối u đã gần như biến mất. “Tôi có cảm giác như được hồi sinh. Từ chỗ không đi nổi, đau nhức khắp xương, giờ tôi có thể đi lại sinh hoạt thoải mái mà không bị khó thở như trước nữa” – chị Hạnh tâm sự rồi nói đùa với tôi - “Giờ đủ sức hát karaoke cả tiếng không thấy mệt nữa rồi”.

“Trợ lý ảo” WFO là gì?

IBM Watson for oncology (WFO) được hợp tác phát triển bởi IBM và Trung tâm Ung bướu MSKCC Hoa Kỳ - đơn vị có hơn 130 năm kinh nghiệm nghiên cứu và điều trị ung thư của Mỹ, Hiện nay, công nghệ IBM WFO đã được ứng dụng trên 80 bệnh viện và các cơ sở y tế tại 13 quốc gia trên thế giới. Ở Việt Nam, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ là đơn vị y tế đầu tiên ứng dụng hệ thống này.

Phải khẳng định rõ ràng, IBM WFO không thay thế được bác sĩ mà đó là ứng dụng công nghệ thông tin hỗ trợ các bác sĩ, hội đồng chuyên môn trong lựa chọn quyết định tối ưu cho người bệnh.

Vậy, việc “hỗ trợ” của IBM WFO được thực hiện ra sao? Ứng dụng này có thể tóm tắt tình trạng bệnh của người bệnh và cung cấp thông tin cho các bác sĩ ung thư nhằm giúp họ cung cấp các kế hoạch điều trị hiệu quả dựa trên sự đào tạo của các bác sĩ ung thư thuộc Trung tâm MSKCC và NCCN Guidline. Ứng dụng này sẽ xếp hạng các lựa chọn phác đồ điều trị, kết nối các phác đồ này với các nghiên cứu đã được các chuyên gia MSKCC thẩm định, từ đó bác sĩ có thể tham khảo để đưa ra các quyết định điều trị phù hợp nhất cho người bệnh. Hệ thống cũng cho phép so sánh các phác đồ với nhau dựa trên bằng chứng cụ thể.

Ứng dụng này cũng có khả năng cá thể hóa phác đồ điều trị cho từng người bệnh với thông tin đầu vào cụ thể về tình trạng bệnh, các bệnh kèm theo, các xét nghiệm gen di truyền… từ đó có phác đồ phù hợp nhất, hạn chế các tương tác thuốc và phản ứng phụ.

IBM WFO cung cấp nhiều chứng cứ y khoa, thử nghiệm lâm sàng rút ra từ hàng triệu bệnh án, hơn 300 tạp chí y khoa, hơn 200 sách y khoa và hơn 15 triệu trang tài liệu y văn nhằm cung cấp cái nhìn sâu sắc hơn về các phác đồ điều trị khác nhau. Vì thế, ứng dụng giúp bác sĩ cập nhật nhanh chóng các phác đồ điều trị ung thư, thuốc mới trên thế giới, tiết kiệm thời gian tra cứu tài liệu và dành thêm nhiều thời gian cho người bệnh.

Tự tin của bác sĩ, niềm tin của bệnh nhân

Chị Hạnh là một trong 19 bệnh nhân đầu tiên (tính tới ngày 8/5) được điều trị theo phác đồ mà các bác sĩ Bệnh viện Đa khoa Phú Thọ quyết định với sự hỗ trợ của ứng dụng WFO. Sự hiện diện của ứng dụng WFO đã đưa tên tuổi đơn vị điều trị ung bướu của bệnh viện này trở nên gần gũi hơn với nhiều bệnh nhân ung thư. Trong số các bệnh nhân đang điều trị theo phác đồ WFO đưa ra, không chỉ có bệnh nhân đến từ Phú Thọ và các tỉnh lân cận, mà còn có bệnh nhân đến từ Bắc Giang, Đà Nẵng, Vũng Tàu, Sài Gòn, Đồng Nai… 

“Sau một thời gian phối hợp triển khai ứng dụng để hỗ trợ điều trị ung thư cho bệnh nhân, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ nhận thấy hệ thống ứng dụng WFO giúp bác sĩ tự tin hơn trong việc lên kế hoạch điều trị hiệu quả cho người bệnh ung thư. Đồng thời, những người bệnh có thêm sự tin tưởng, yên tâm và thoải mái tinh thần khi được áp dụng những công nghệ tiên tiến trong quá trình điều trị bệnh ung thư” – bác sĩ Ngô Hữu Hà, Phó Giám đốc Bệnh viện Đa  khoa Phú Thọ, cho biết.

“Từ đầu tháng 5 đến giờ, mỗi ngày chúng tôi nhận 30 – 50 cuộc điện thoại hỏi về ứng dụng này” – bác sĩ Trần Xuân Vĩnh cho biết. Hiện nay, ứng dụng IBM WFO đã được ứng dụng hỗ trợ điều trị 11 bệnh ung thư, và trong năm 2018 này, số bệnh có thể sử dụng ứng dụng này hỗ trợ sẽ lên đến 19 loại bệnh ung thư, trong đó có nhiều ung thư phổ biến như ung thư vú, phổi, đại tràng, trực tràng, dạ dày, buồng trứng, tử cung, tiền liệt tuyến, giáp, tụy… 

Đọc thêm

Rước họa vì thói quen nhiều người hay làm

Bệnh nhân nhập viện vì uống thuốc nam không rõ nguồn gốc. Ảnh: Bệnh viện cung cấp
(PLVN) -  Liên tiếp trong thời gian gần đây, các bác sĩ tại các bệnh viện thường tiếp nhận nhiều trường hợp cấp cứu vì tự ý uống thuốc nam không rõ nguồn gốc. Điều đáng nói, nhiều người hiện nay tự ý sử dụng các loại thuốc này để điều trị nhiều căn bệnh như: Viêm gan B, sỏi túi mật….

Không dễ dãi với mặt hàng đặc thù liên quan sức khỏe

Ảnh minh họa.
(PLVN) - Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược (dự kiến được trình Quốc hội khóa XV cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 7 vào tháng 5/2024), mới đây khi được trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội, đã được chỉ ra một số nội dung cần xem xét.

Tháng cao điểm an toàn thực phẩm: Địa phương phải kiên quyết xử lý nghiêm vi phạm

Nhiều học sinh là nạn nhân ngộ độc do đồ ăn trước cổng trường. (Ảnh minh họa - Nguồn: SKĐS)
(PLVN) - Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế yêu cầu các địa phương kiên quyết xử lý nghiêm, đình chỉ hoạt động các cơ sở nếu không bảo đảm điều kiện, không có Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm; công khai các hành vi vi phạm, kết quả xử lý vi phạm của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm trên các phương tiện thông tin đại chúng để cảnh báo kịp thời người sản xuất, kinh doanh và cộng đồng...

Người phụ nữ có 2 bàng quang

Người phụ nữ có 2 bàng quang. Ảnh: Bệnh viện cung cấp
(PLVN) - Các bác sĩ khoa Phẫu thuật tiết niệu và Nam học, Bệnh viện E mới tiếp nhận và phẫu thuật thành công cho nữ bệnh nhân cao tuổi có 2 bàng quang.

Lạm dụng thực phẩm ngọt: Suy giảm sức khỏe gia đình

Trong 10 năm qua, trung bình mỗi người Việt uống 1 lít đồ uống có đường/tuần. (Ảnh minh họa - Nguồn: Shutterstock)
(PLVN) - Trong 10 năm qua, trung bình mỗi người Việt uống 1 lít đồ uống có đường/tuần, gây nguy hiểm cho sức khỏe bởi những tác nhân từ bệnh không lây nhiễm. Con số đáng báo động này được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tại Việt Nam cảnh báo tại Hội thảo cung cấp thông tin cho báo chí về tác hại của đồ uống có đường vừa diễn ra vào đầu tháng 4/2024.

Khám sức khỏe miễn phí cho hơn 500 học sinh ở Điện Biên Đông

Khám sức khỏe miễn phí cho hơn 500 học sinh ở Điện Biên Đông
(PLVN) - Ngày 13-14/4, Bệnh viện Hữu nghị Việt Nam-Cu Ba (Hà Nội) tổ chức Chương trình thiện nguyện tặng quà và thăm khám miễn phí cho hơn 500 học sinh Trường phổ thông dân tộc bán trú - Tiểu học Tìa Dình (xã Tìa Dình, huyện Điện Biên Đông, tỉnh Điện Biên) nhân dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ.