PGĐ BHXH Việt Nam “thủ tiêu” thuốc Việt, giúp thuốc ngoại tiếp tục độc tôn?

Nhờ có chỉ đạo của cán bộ BHXH, Cerebrolysin sẽ “vô tình” tiếp tục độc tôn tại Việt Nam. (Ảnh minh họa)
Nhờ có chỉ đạo của cán bộ BHXH, Cerebrolysin sẽ “vô tình” tiếp tục độc tôn tại Việt Nam. (Ảnh minh họa)
(PLO) - Với chỉ đạo email của lãnh đạo BHXH gửi cho 63 trưởng phòng giám định BHXH, Gliatilin bị loại bỏ khỏi danh mục thuốc đấu thầu. Các bác sĩ và bệnh nhân sẽ chỉ còn sản phẩm Cerebrolysin được sử dụng tại cơ sở điều trị, và đây cũng là cơ hội để cho Cerebrolysin tiếp tục vị trí độc tôn đã có trong 20 năm qua. 

Trước đó, như PLVN đã phản ánh, ông Phạm Lương Sơn, Phó Giám đốc BHXH Việt Nam đã có email chỉ đạo trưởng phòng Giám định BHXH của 63 tỉnh, thành “kiểm định chặt chẽ việc chỉ định thuốc Gliatilin hoạt chất Cholin Alfoscerate”.

Ông Sơn cho rằng “nhiều cơ sở  khám chữa bệnh (KCB) đang sử dụng thuốc Gliatilin  hoạt chất Choline alfoscerate với chi phí rất lớn (nằm trong số 20 loại thuốc có chi phí lớn nhất toàn quốc)”.

Sự thật thì theo tìm hiểu của phóng viên, sản phẩm Gliatilin (với hoạt chất Choline Alfoscerate) và sản phẩm Cerebrolysin đều nằm trong danh mục  của Thông tư 40/2014/TT-BYT về ban hành và hướng dẫn thực hiện danh mục tân dược thuộc phạm vi thanh toán của Quỹ bảo hiểm y tế.

Điều đó có nghĩa là quỹ bảo hiểm phải thanh toán thuốc này để đảm bảo quyền lợi khám chữa bệnh cho bệnh nhân và đủ chủng loại thuốc cho nhu cầu điều trị. Vậy email của ông Sơn chỉ đạo phòng giám định BHXH 63 tỉnh, thành “kiểm soát chặt chẽ việc chỉ định thuốc Gliatilin” trước thời gian duyệt danh mục đấu thầu thuốc 2016-2017 nhằm loại bỏ Gliatiline là một vấn đề đáng nghi vấn?

Lý giải việc này, ông Sơn cho hay: “20 loại thuốc này là 20 thuốc có giá trị sử dụng lớn nhất nhưng 19 thuốc kia là thuốc chữa bệnh còn Gliatilin là dạng bổ trợ. Tôi yêu cầu các tỉnh tăng cường kiểm tra chặt chẽ việc sử dụng thuốc này để chống lãng phí. Nếu nó (Gliatilin) chỉ định sử dụng cho đột quỵ, tai biến mạch máu não thì không bao giờ nó có giá trị lớn đến như thế”.

Ông Sơn nhắc lại: “Tôi chỉ yêu cầu các tỉnh tăng cường kiểm tra chặt chẽ việc sử dụng thuốc này để chống lãng phí. Đây là một trong 20 loại thuốc có giá trị sử dụng lớn nhất, thế là lãng phí chứ”. 

Với trả lời như trên, ông Sơn đã “thay mặt” cả Bộ Y tế đưa ra khái niệm thuốc chữa bệnh và thuốc bổ trợ. Gliatilin là dạng bổ trợ nên bị khuyến cáo kiểm soát chặt chẽ, không được cho dùng.Vậy Thông tư 40, mục  477, 478, 479 do Bộ Y tế ban hành ghi rất rõ là điều trị đột quỵ là sai? Ông Sơn lấy tư cách chuyên môn cá nhân để bác lại cả 1 thông tư, để đưa khái niệm hoàn toàn mới, cho phép 1 thuốc được bảo hiểm thanh toán hay loại bỏ?

Vẫn lý do ông Sơn đưa ra: “Đây (Gliatilin) là 1 trong 20 loại thuốc có giá trị sử dụng lớn nhất, thế là lãng phí chứ”.  Tuy nhiên, theo xác minh của phóng viên, trong 3 năm 2013 - 2015, số ngoại tệ dùng để nhập khẩu sản phẩm Celebrolysin lần lượt là: 14,36 triệu $ (2013); 18,13 triệu $ (2014);  21,52 triệu $ (2015). Trong khi đó Gliatilin là: 2,76 triệu $ (2013); 5,23 triệu $ (2014), 2,80 triệu $ (2015). 

Như vậy, ông Sơn chỉ một mực cho rằng Gliatilin (hoạt chất Choline Alfoscerate) nằm trong top 20 sản phẩm, mà “quê” với sản phẩm Celebrolysin, phải bỏ ra số tiền nhiều hơn để nhập khẩu, gấp 7-10 lần so với Gliatilin. 

Theo các doanh nghiệp (DN) dược phẩm, hiện nay các DN dược trong nước đã hoàn toàn có thể sản xuất hoạt chất Cholin Alfoscerate, hoạt chất có trong Gliatilin. Nhưng với chỉ đạo không cho Gliatilin (với hoạt chất Cholin Alfoscerate) vào danh mục điều trị tại các bệnh viện thì thuốc do Việt Nam không có cơ hội vào các bệnh viện. Việc này cũng đồng nghĩa với việc loại bỏ cơ hội thuốc Việt Nam sản xuất, trong khi chấp nhận các loại thuốc nhập khẩu khác như Cerebrolysin tiếp tục độc quyền tại Việt Nam. 

Trong khi Luật Dược và Chính phủ luôn khuyến khích ủng hộ “Người Việt dùng thuốc Việt”, cơ quan bảo hiểm với lý do “giữ quỹ” lại đi ngược lại với chủ trương này. Vậy cơ chế nào giúp DN yên tâm, đầu tư, chủ động sản xuất theo chiến lược quốc gia về phát triển ngành Dược? 

Theo quy định của Thông tư 40, hoạt chất Cholin alfoscerate và Cerebrolysin có thể dùng thay thế cho nhau để điều trị bệnh nhân: “Đột quỵ, sau chấn thương, phẫu thuật chấn thương sọ não và sau phẫu thuật thần kinh sọ não”.

Nhưng với chỉ đạo email của lãnh đạo BHXH gửi cho 63 trưởng phòng giám định BHXH, Gliatilin bị loại bỏ khỏi danh mục thuốc đấu thầu. Các bác sĩ và bệnh nhân sẽ chỉ còn duy nhất một sản phẩm Cerebrolysin được sử dụng tại cơ sở điều trị. Đây cũng là điều “giúp” Cerebrolysin tiếp tục vị trí độc tôn đã có trong 20 năm qua, khi mà cùng với Gliatiline thì Cerebrolyzate cũng là một sản phẩm  bị ông Sơn chỉ đạo 63 tỉnh, thành “tạm thời chưa đưa Cerebrolyzate vào kế hoạch đấu thầu”.

Và ngành Dược Việt Nam tiếp tục tiêu tốn hàng triệu đô la nhập khẩu, các DN dược không có cơ hội đưa thuốc tốt vào bệnh viện./.

Đọc thêm

Không dễ dãi với mặt hàng đặc thù liên quan sức khỏe

Ảnh minh họa.
(PLVN) - Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược (dự kiến được trình Quốc hội khóa XV cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 7 vào tháng 5/2024), mới đây khi được trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội, đã được chỉ ra một số nội dung cần xem xét.

Tháng cao điểm an toàn thực phẩm: Địa phương phải kiên quyết xử lý nghiêm vi phạm

Nhiều học sinh là nạn nhân ngộ độc do đồ ăn trước cổng trường. (Ảnh minh họa - Nguồn: SKĐS)
(PLVN) - Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế yêu cầu các địa phương kiên quyết xử lý nghiêm, đình chỉ hoạt động các cơ sở nếu không bảo đảm điều kiện, không có Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm; công khai các hành vi vi phạm, kết quả xử lý vi phạm của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm trên các phương tiện thông tin đại chúng để cảnh báo kịp thời người sản xuất, kinh doanh và cộng đồng...

Người phụ nữ có 2 bàng quang

Người phụ nữ có 2 bàng quang. Ảnh: Bệnh viện cung cấp
(PLVN) - Các bác sĩ khoa Phẫu thuật tiết niệu và Nam học, Bệnh viện E mới tiếp nhận và phẫu thuật thành công cho nữ bệnh nhân cao tuổi có 2 bàng quang.

Lạm dụng thực phẩm ngọt: Suy giảm sức khỏe gia đình

Trong 10 năm qua, trung bình mỗi người Việt uống 1 lít đồ uống có đường/tuần. (Ảnh minh họa - Nguồn: Shutterstock)
(PLVN) - Trong 10 năm qua, trung bình mỗi người Việt uống 1 lít đồ uống có đường/tuần, gây nguy hiểm cho sức khỏe bởi những tác nhân từ bệnh không lây nhiễm. Con số đáng báo động này được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tại Việt Nam cảnh báo tại Hội thảo cung cấp thông tin cho báo chí về tác hại của đồ uống có đường vừa diễn ra vào đầu tháng 4/2024.

Khám sức khỏe miễn phí cho hơn 500 học sinh ở Điện Biên Đông

Khám sức khỏe miễn phí cho hơn 500 học sinh ở Điện Biên Đông
(PLVN) - Ngày 13-14/4, Bệnh viện Hữu nghị Việt Nam-Cu Ba (Hà Nội) tổ chức Chương trình thiện nguyện tặng quà và thăm khám miễn phí cho hơn 500 học sinh Trường phổ thông dân tộc bán trú - Tiểu học Tìa Dình (xã Tìa Dình, huyện Điện Biên Đông, tỉnh Điện Biên) nhân dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ.

Đẩy mạnh công tác khám chữa bệnh, đào tạo nhân lực cho nước bạn Lào

Bác sĩ Bệnh viện Trung ương Huế trực tiếp hướng dẫn các bác sĩ Bệnh viện Mahosot thực hiện các kỹ thuật can thiệp nội soi tiêu hóa.
(PLVN) - Chiều 13/4, thông tin từ Bệnh viện Trung ương Huế, đoàn y bác sĩ của đơn vị này vừa kết thúc tốt đẹp chuyến công tác tại thủ đô Viêng Chăng (Lào) đánh dấu sự hợp tác hữu nghị của ngành y tế hai nước, giúp nâng cao chất lượng chăm sóc y tế cho người dân Lào. Qua đó, góp phần thắt chặt thêm mối quan hệ hữu nghị truyền thống, đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện giữa 2 nước.