Những loại kem chống nắng cho bé tồi tệ nhất, các bà mẹ nên tránh

Những loại kem chống nắng cho bé tồi tệ nhất, các bà mẹ nên tránh
(PLO) - Làn da của trẻ rất non nớt, nên việc thoa kem chống nắng cho bé là rất cần thiết. Nhất là đối với mùa hè nắng nóng ở Việt Nam. Tuy nhiên, có những loại kem chống nắng cực tồi tệ...

Cơ quan vận động phi lợi nhuận thuộc nhóm Công tác môi trường Mỹ (EWG) vừa đưa ra một con số thống kê khủng khiếp:  72% kem chống nắng được thử nghiệm có chứa thành phần gây hại hoặc tác dụng không đúng như quảng cáo.

Cùng với kết quả này, EWC cũng đưa ra danh sách những loại kem chống nắng có chất gây nguy hiểm cho trẻ nhỏ. Điều đáng buồn là danh sách này có cả những sản phẩm của các thương hiệu nổi tiếng.

Những chất có trong kem chống nắng nguy hại cho trẻ như oxybenzone. Đây là chất có thể phá vỡ hệ thống hormone) và retinyl palmitate (có thể gây tổn thương cho da khi tiếp xúc với ánh nắng).

Không những thế, chỉ số chống nắng (SPF) cũng không đúng như quảng cáo. Thông thường các sản phẩm chống nắng thường quảng cáo chỉ số SPF từ 30-50 nhưng nghiên cứu đã cho thấy con số thực tế thấp hơn nhiều.

Đặc biệt, các sản phẩm chống nắng dạng xịt còn được các nhà khoa học cảnh báo rằng có thể gây tổn thương cho phổi khi trẻ hít phải. 

Khuyến cáo của các nhà khoa học:

- Với trẻ dưới 6 tháng tuổi cha mẹ tránh tự ý mua, cần phải hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng kem chống nắng cho bé. T

- Khi bôi kem chống nắng cho bé mẹ phải thật cẩn trọng vì da trẻ rất mỏng manh dễ bị kích ứng, tuyệt đối không để kem dính vào mắt bé.

- Các bác sĩ da liễu khuyên dòng kem chống nắng phù hợp cho trẻ 1 tuổi trở lên là những loại kem có chứa bộ lọc vô cơ như kẽm oxít và titanium dioxide. Vì chúng không xâm nhập vào 2 tầng đầu tiên của lớp sừng nên ít gây kích ứng nhưng vẫn cho tác dụng chống tia UVA và UVB hiệu quả.

- Tuyệt đối không được cho trẻ dùng các loại kem có chứa thành phần làm từ oxybenzone hay retinyl palmitate.

- Ngoài ra để phòng tránh bệnh ung thư da cho bé trong những năm đầu đời các bậc phụ huynh nên bảo vệ làn da mỏng manh của bé thật cẩn thận, tránh cho trẻ tiếp xúc quá nhiều với tia nắng mặt trời. Vào những ngày nắng nóng không nên cho bé tắm và ngâm mình trong bồn nước quá lâu. Khoảng 30 phút trước khi cho bé đi ra ngoài mẹ hãy bôi kem chống nắng cho bé. Với lượng khoảng 2 muỗng cà phê kem.

- Khi bôi kem cho bé mẹ không được xịt trực tiếp kem lên da bé mà nên để vào hai lòng bàn tay mẹ, rồi xoa đều sau đó mới nhẹ nhàng bôi lên da bé. 

Danh sách những sản phẩm chống nắng tệ nhất dành cho trẻ em năm 2016 theo EWG như sau:

Kids Max Protect & Play Sunscreen Lotion, SPF 100 (hãng Banana Boat)

Water Babies Sunscreen Stick, SPF 55 (hãng Coppertone)

Sunscreen Continuous Spray, Kids, SPF 70 (hãng Coppertone)

Sunscreen Lotion Kids, SPF 70+ (hãng Coppertone)

Foaming Lotion Sunscreen Kids Wacky Foam, SPF 70+ (hãng Coppertone)

Water Babies Sunscreen Lotion, SPF 70+ (hãng Coppertone)

Baby Sunstick Sunscreen, SPF 55 (hãng CVS)

CVS Kids Wet & Dry Sunscreen Spray, SPF 70+ (hãng CVS)

Kids Sunscreen Stick, SPF 55 (hãng Equate)

Continuous Mist Sunscreen For Kids, SPF 70 (hãng Hampton Sun)

Wet Skin Kids Sunscreen Spray, SPF 70+ (hãng Neutrogena)

Wet Skin Kids Sunscreen Stick, SPF 70+ (hãng Neutrogena)

Kids Sunscreen Stick, SPF 55 (hãng Up & Up)

Đọc thêm

Rước họa vì thói quen nhiều người hay làm

Bệnh nhân nhập viện vì uống thuốc nam không rõ nguồn gốc. Ảnh: Bệnh viện cung cấp
(PLVN) -  Liên tiếp trong thời gian gần đây, các bác sĩ tại các bệnh viện thường tiếp nhận nhiều trường hợp cấp cứu vì tự ý uống thuốc nam không rõ nguồn gốc. Điều đáng nói, nhiều người hiện nay tự ý sử dụng các loại thuốc này để điều trị nhiều căn bệnh như: Viêm gan B, sỏi túi mật….

Không dễ dãi với mặt hàng đặc thù liên quan sức khỏe

Ảnh minh họa.
(PLVN) - Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược (dự kiến được trình Quốc hội khóa XV cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 7 vào tháng 5/2024), mới đây khi được trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội, đã được chỉ ra một số nội dung cần xem xét.

Tháng cao điểm an toàn thực phẩm: Địa phương phải kiên quyết xử lý nghiêm vi phạm

Nhiều học sinh là nạn nhân ngộ độc do đồ ăn trước cổng trường. (Ảnh minh họa - Nguồn: SKĐS)
(PLVN) - Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế yêu cầu các địa phương kiên quyết xử lý nghiêm, đình chỉ hoạt động các cơ sở nếu không bảo đảm điều kiện, không có Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm; công khai các hành vi vi phạm, kết quả xử lý vi phạm của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm trên các phương tiện thông tin đại chúng để cảnh báo kịp thời người sản xuất, kinh doanh và cộng đồng...

Người phụ nữ có 2 bàng quang

Người phụ nữ có 2 bàng quang. Ảnh: Bệnh viện cung cấp
(PLVN) - Các bác sĩ khoa Phẫu thuật tiết niệu và Nam học, Bệnh viện E mới tiếp nhận và phẫu thuật thành công cho nữ bệnh nhân cao tuổi có 2 bàng quang.

Lạm dụng thực phẩm ngọt: Suy giảm sức khỏe gia đình

Trong 10 năm qua, trung bình mỗi người Việt uống 1 lít đồ uống có đường/tuần. (Ảnh minh họa - Nguồn: Shutterstock)
(PLVN) - Trong 10 năm qua, trung bình mỗi người Việt uống 1 lít đồ uống có đường/tuần, gây nguy hiểm cho sức khỏe bởi những tác nhân từ bệnh không lây nhiễm. Con số đáng báo động này được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tại Việt Nam cảnh báo tại Hội thảo cung cấp thông tin cho báo chí về tác hại của đồ uống có đường vừa diễn ra vào đầu tháng 4/2024.

Khám sức khỏe miễn phí cho hơn 500 học sinh ở Điện Biên Đông

Khám sức khỏe miễn phí cho hơn 500 học sinh ở Điện Biên Đông
(PLVN) - Ngày 13-14/4, Bệnh viện Hữu nghị Việt Nam-Cu Ba (Hà Nội) tổ chức Chương trình thiện nguyện tặng quà và thăm khám miễn phí cho hơn 500 học sinh Trường phổ thông dân tộc bán trú - Tiểu học Tìa Dình (xã Tìa Dình, huyện Điện Biên Đông, tỉnh Điện Biên) nhân dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ.