Mất một tay, cụt một chân vẫn viết lên câu chuyện đẹp về cuộc đời

Anh Phong kể về cuộc đời mình.
Anh Phong kể về cuộc đời mình.
(PLO) -Do hậu quả của chiến tranh, anh Lê Minh Phong (SN 1978, quê xã Đức Phong, hiện nuôi tôm ở xã Đức Thắng, huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi) sinh ra với cơ thể không lành lặn. Dù bị cụt một chân, một tay nhưng với ý chí và nghị lực, người đàn ông này vẫn viết lên câu chuyện đẹp về đời mình, khiến nhiều người ngưỡng mộ, khâm phục.

Bỏ đại học đi bán vé số lo cho các em 

Căn chòi rộng chừng 12m2 của anh Phong nằm cuối con đường đất ở bãi biển thôn Dương Quang (xã Đức Thắng). Chúng tôi tìm đến đây khi mặt trời gần khuất rừng phi lao ven biển, dưới hồ nước mặn trong xanh, một người đàn ông đang đeo kính ngụp lặn. Hỏi ra mới biết đó là người đàn ông tật nguyền mà mình muốn tìm.

Theo quan sát, hồ nuôi thủy sản này rộng hơn 1ha, dưới hồ, mực nước chừng 1,2 m, anh Phongcứ ngụp lặn liên hồi. Mỗi lần nổi lên mặt nước thì bốc thức ăn thả xuống đáy hồ. Sau 30 phút, anh lại đi xung quanh hồ, nhặt từng mớ rong vứt lên bờ. Trông anh làm việc, chẳng khác gì một người bình thường, nhanh nhẹn.

Từ dưới hồ nước bước lên, đứng trước chúng tôi là một người đàn ông trung niên có làn da đen sạm. Trên cơ thể anh, cánh tay trái bị cụt phân nửa, chân trái cũng cụt hết bàn chân. Sau khi tắm rửa, anh Phong pha tách trà uống cho ấm người. 

Hít thật sâu điếu thuốc, anh Phong bảo mình là con đầu trong gia đình 5 anh em. Số phận của anh là do chiến tranh để lại. Bởi từ năm 1972, cha mẹ anh đều tham gia kháng chiến chống Mỹ ở chiến trường miền Nam, sau đó sang Campuchia thực hiện nhiệm vụ quốc tế. 

Hòa bình lập lại, ông bà trở về quê hương lập nghiệp. Hai ông bà mang trên mình nhiều vết thương của bom đạn. Năm 1978, mẹ anh hạ sinh đứa con trai đầu lòng. Giây phút đó đáng lẽ là niềm hạnh phúc của vợ chồng người thương binh, ai ngờ họ nhận lấy những giọt nước mắt mặn chát. Đứa con họ sinh ra bị dị tật bẩm sinh, mất một cánh tay, một bàn chân không có. Người con đó chính là anh Phong.

“Dù vẻ ngoài của tôi không bình thường nhưng đã sinh, đã là con người nên cha mẹ chấp nhận số phận. Hàng ngày, cha mẹ chăm lo cho tôi để tôi khỏi thiệt thòi hơn những bạn bè cùng trang lứa. Rất may là sau này cha mẹ sinh 4 đứa con kế nhưng đứa nào cũng lành lặn. Nhìn những đứa em được lành lặn, tôi mừng lắm”, anh Phong bộc bạch.

Sinh ra mang kiếp tật nguyền nhưng anh Phong vẫn đến trường như bao bè bạn cùng trang lứa. Sau khi tốt nghiệp trung học phổ thông, anh thi đậu vào một trường đại học, thế nhưng anh lại chọn cho mình lối đi riêng. Đó là vào TP.HCM bán vé số để kiếm sống.

Anh bảo, cuộc sống gia đình lúc ấy khó nghèo khó nếu mình tiếp tục đi học thì cha mẹ không có tiền để lo. Với lại, phía sau còn 4 đứa em, biết anh tật nguyền, nếu đi học thì các em sẽ nghỉ học để làm lụng kiếm tiền lo cho mình ăn học. Như thế, các em sẽ thất học, sau này cuộc đời các em sẽ khổ.

Những ngày ở TP.HCM, anh Phong rong ruổi khắp nơi bán vé số, rồi những đồng tiền đó, anh tích góp gửi về cho cha mẹ, nuôi các em ăn học. Có lẽ, anh đã hy sinh cho bản thân mình rất nhiều để đổi lấy 4 người em đều ăn học đến nơi, đến chốn. Ai cũng tốt nghiệp đại học, cao đẳng. Hiện tất cả đều đã có công ăn việc làm ổn định.

Cụt một tay, một chân, anh Phong vẫn làm việc như người bình thường.
Cụt một tay, một chân, anh Phong vẫn làm việc như người bình thường.

“Nếu có đam mê, tôi sẽ đi đến đích”

Anh Phong bảo, những tháng ngày bán vé số nơi đất khách quê người, anh có một suy nghĩ, chẳng lẽ cứ ở nơi đây lốc ca lốc cốc suốt đời bán vé số. Nơi đó kiếp làm người lang thang ngoài đường suốt ngày, đêm về ở trong căn nhà trọ chật chội. 

“Ở nơi phố phường nhộn nhịp, cuộc sống qua ngày được chăng hay chớ, nhất là việc bán vé số ngày càng nở rộ. Người bình thường họ đi nhiều, bán được nhiều hơn, còn tôi tay cụt, chân què chắc chắn không qua được họ. Cứ tiếp tục đà này thì đến một lúc mình sẽ đuối thôi”, anh Phong cho biết.

Và năm 2006, cơ may cũng đến với anh Phong. Đó là người dượng của anh nuôi tôm ở xã Đức Phong ăn nên làm ra nên rủ anh về giúp ông chăm sóc hồ tôm. Nghe vậy, anh nhận việc ngay.

 “Tôi làm công cho dượng được 2 năm thì nghĩ nếu mình đầu tư làm ăn thì sẽ tốt hơn. Dù tay chân đều bị cụt nhưng tất cả những công việc liên quan đến nuôi tôm tôi đều làm được. Bây giờ, quay máy chạy nước, tôi quay còn khỏe hơn trai tráng bình thường”, anh Phong cho biết.

Năm 2008, anh Phong ra vùng cát trắng thôn Dương Quang nơi này để thuê ao nuôi tôm thẻ chân trắng bằng phương pháp lót bạt trên cát. Cứ tưởng rằng, cái nghề này sẽ kiếm tiền rất béo bở nhưng không phải vậy. Nuôi tôm, giống như đánh cược với trời, cơ hội luôn là 50 - 50, thậm chí trắng tay.

Năm 2013, tôm bị bệnh, hết thuốc này đến thuốc nọ đổ xuống hồ nhưng không ngăn được cảnh tôm nổi trắng mặt nước. Và trái đắng đã đến, anh lỗ mất 120 triệu đồng.

“Nghề nuôi tôm lãi rất lớn nhưng rủi ro cao, song ở đây biết làm nghề gì hơn nữa. Ngôi nhà nằm giữa làng, đất chỉ làm được căn nhà để ở. Con tôm thua lỗ nên từ 2 năm nay, tôi đã chuyển qua nuôi ốc hương. Nó ít dịch bệnh, dễ nuôi hơn nhiều. Từng ấy diện tích, 1 năm 2 vụ, nếu không có sự cố xảy ra, trừ chi phí kiếm được hơn 200 triệu đồng”, anh Phong chia sẻ.

Hàng ngày, anh Phong cho cá vào máy cắt khúc. Sau đó, đưa xuống hồ cho ốc ăn. Công việc này không đơn giản, số thức ăn cho vào thùng rồi đi bỏ khắp hồ. Bỏ xong phải lặn xem ốc nơi nào ít, nơi nào nhiều để tăng thêm thức ăn. Còn đêm xuống, khi nhiệt độ xuống thấp, anh lại tháo nước và hút vào hồ cho đến khuya mới đi ngủ. Những công việc đó, một người bình thường đã rất khó, vậy mà anh Phong đảm nhận tất cả.

“Tôi luôn nghĩ, mình không có đủ bộ phận trên cơ thể, không làm được như bằng người bình thường thì chấp nhận làm chậm, làm lâu hơn. Ai làm được cái gì, tôi đều làm được hết. Thú thật, tôi không muốn trở thành gánh nặng cho ai, mình còn sức, còn nghị lực thì nuôi sống được bản thân. Với tôi, cuộc sống như một con đường, nếu có đam mê, tôi sẽ đi đến đích”, anh Phong tâm sự.

Căn chòi của anh Phong ở thôn Dương Quang.
Căn chòi của anh Phong ở thôn Dương Quang.

Hạnh phúc 

Thấy anh một mình loay hoay với công việc, chúng tôi liền hỏi đến chuyện vợ con, gia đình. Nghe khách hỏi, anh cười tươi: “Dù bị tật nguyền thế này nhưng cuộc sống gia đình tôi rất hạnh phúc. Tôi có người vợ hiền và 3 đứa con đều ngoan ngoãn. Bọn trẻ đều lành lặn. Đó là niềm hạnh phúc lớn nhất của đời tôi”.

Theo đó, ngày đến đây thuê đất nuôi tôm, anh được một người làm mai mối. Chưa gặp nhau lần nào nhưng qua gần nửa tháng nhắn tin, anh mạnh dạn nói yêu chị. Cứ lạ thành quen, người con gái miền biển Đỗ Thị Mỹ Lệ (SN 1982, ở xã Đức Thắng) xuôi lòng. 

Ngày anh đến xin cha mẹ chị Lệ cưới thì phía gia đình phản đối rất nhiều. “Người tật nguyền như tôi, lấy vợ rất khó. Cha mẹ thương con thì ai cũng phản đối con gái mình lấy một đứa tật nguyền cả. Vì đơn giản cuộc sống sau này sẽ khó khăn, sẽ rất khổ, thậm chí còn phải lo ngược lại cho chồng. Nhưng chúng tôi yêu thương thật lòng nên cuối cùng cha mẹ cũng đồng ý,  cũng về chung sống trong một mái nhà”, anh Phong thổ lộ.

Từ ngày cưới đến nay, dưới mái nhà ở xã Đức Phong, anh Phong thường xuyên vắng mặt. Ngày ngày, anh chăm sốc con ốc hương để kiếm thu nhập nuôi các con. 

“Rồi mình sẽ già yếu sẽ không còn sức bám trụ ở ao hồ, nay mai khi có vốn tôi sẽ mua một miếng đất nằm ở trung tâm. Lúc đó sẽ giải nghệ về buôn bán, giờ mỗi ngày trôi qua chỉ mong con ốc không bị bệnh để ước mơ đó sớm thành hiện thực”, anh Phong tâm sự.

Đọc thêm

Không dễ dãi với mặt hàng đặc thù liên quan sức khỏe

Ảnh minh họa.
(PLVN) - Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược (dự kiến được trình Quốc hội khóa XV cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 7 vào tháng 5/2024), mới đây khi được trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội, đã được chỉ ra một số nội dung cần xem xét.

Tháng cao điểm an toàn thực phẩm: Địa phương phải kiên quyết xử lý nghiêm vi phạm

Nhiều học sinh là nạn nhân ngộ độc do đồ ăn trước cổng trường. (Ảnh minh họa - Nguồn: SKĐS)
(PLVN) - Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế yêu cầu các địa phương kiên quyết xử lý nghiêm, đình chỉ hoạt động các cơ sở nếu không bảo đảm điều kiện, không có Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm; công khai các hành vi vi phạm, kết quả xử lý vi phạm của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm trên các phương tiện thông tin đại chúng để cảnh báo kịp thời người sản xuất, kinh doanh và cộng đồng...

Người phụ nữ có 2 bàng quang

Người phụ nữ có 2 bàng quang. Ảnh: Bệnh viện cung cấp
(PLVN) - Các bác sĩ khoa Phẫu thuật tiết niệu và Nam học, Bệnh viện E mới tiếp nhận và phẫu thuật thành công cho nữ bệnh nhân cao tuổi có 2 bàng quang.

Lạm dụng thực phẩm ngọt: Suy giảm sức khỏe gia đình

Trong 10 năm qua, trung bình mỗi người Việt uống 1 lít đồ uống có đường/tuần. (Ảnh minh họa - Nguồn: Shutterstock)
(PLVN) - Trong 10 năm qua, trung bình mỗi người Việt uống 1 lít đồ uống có đường/tuần, gây nguy hiểm cho sức khỏe bởi những tác nhân từ bệnh không lây nhiễm. Con số đáng báo động này được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tại Việt Nam cảnh báo tại Hội thảo cung cấp thông tin cho báo chí về tác hại của đồ uống có đường vừa diễn ra vào đầu tháng 4/2024.

Khám sức khỏe miễn phí cho hơn 500 học sinh ở Điện Biên Đông

Khám sức khỏe miễn phí cho hơn 500 học sinh ở Điện Biên Đông
(PLVN) - Ngày 13-14/4, Bệnh viện Hữu nghị Việt Nam-Cu Ba (Hà Nội) tổ chức Chương trình thiện nguyện tặng quà và thăm khám miễn phí cho hơn 500 học sinh Trường phổ thông dân tộc bán trú - Tiểu học Tìa Dình (xã Tìa Dình, huyện Điện Biên Đông, tỉnh Điện Biên) nhân dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ.

Đẩy mạnh công tác khám chữa bệnh, đào tạo nhân lực cho nước bạn Lào

Bác sĩ Bệnh viện Trung ương Huế trực tiếp hướng dẫn các bác sĩ Bệnh viện Mahosot thực hiện các kỹ thuật can thiệp nội soi tiêu hóa.
(PLVN) - Chiều 13/4, thông tin từ Bệnh viện Trung ương Huế, đoàn y bác sĩ của đơn vị này vừa kết thúc tốt đẹp chuyến công tác tại thủ đô Viêng Chăng (Lào) đánh dấu sự hợp tác hữu nghị của ngành y tế hai nước, giúp nâng cao chất lượng chăm sóc y tế cho người dân Lào. Qua đó, góp phần thắt chặt thêm mối quan hệ hữu nghị truyền thống, đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện giữa 2 nước.

Con số đáng tự hào về hiến máu tình nguyện

Tình nguyện viên tham gia hiến máu. Ảnh: Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương
(PLVN) - Bộ Y tế đánh giá cao sự điều phối, tương trợ, "chia lửa" của các Trung tâm Truyền máu trên cả nước trong lúc khó khăn, đặc biệt đã hỗ trợ hàng chục nghìn đơn vị máu cho đồng bằng sông Cửu Long. Tỷ lệ hiến máu tình nguyện nước ta hiện đạt 97%...