Gặp lại bé trai có 4 cánh tay ở Tây Ninh

Bé Luyền đã được phẫu thuật cắt hai cánh tay thừa,hiện tại
Bé Luyền đã được phẫu thuật cắt hai cánh tay thừa,hiện tại
(PLO) -Vừa chào đời, cậu bé Nguyễn Trọng Luyền (SN 2011, ngụ ấp Hòa Bình, xã Hòa Hiệp, huyện Tân Biên, tỉnh Tây Ninh) đã bị teo liệt hoàn toàn chân trái, phần ngực còn xuất hiện thêm hai cánh tay úp ngược vào cơ thể với đầy đủ các ngón và móng tay. 

Rau cháo nuôi nhau

Ca phẫu thuật tách bỏ hai cánh tay thừa được thực hiện khi em mới 15 ngày tuổi. Luyến không còn bị gọi là “cậu bé dị biệt” nhưng tật nguyền vẫn chưa ngừng đeo bám, khiến em từng ngày vẫn phải chịu đựng những cơn đau. 

Trước căn nhà lụp xụp ở ấp Hòa Bình, thấy có khách lạ, đứa trẻ ngừng nghịch cát đưa ánh mắt đen lánh ngơ ngác nhìn rồi xoay trở mình đứng dậy, hai tay bám chặt vào đôi nạng inox lò cò từng bước khó nhọc đến giữa sân, miệng không ngừng í ới gọi mẹ. Nghe tiếng con, chị Lê Thị Ngọc Giàu (28 tuổi, mẹ bé Luyền) bận bộ đồ tuềnh toàng, lom khom chiếc thúng con bước ra từ luống rau cải mới lớn trước nhà.

Chị mỉm cười trần tình: “Đã mấy năm nay bốn mẹ con tui chuyển về đây nương nhờ ông bà ngoại. Vì nhà ông bà ở cuối ấp nên khá heo hút, chỉ những ai có việc cần mới tìm đến còn bình thường không một bóng người. Lâu nay nó (Luyền – PV) chỉ quen với mấy người quanh đây, giờ thấy có người lạ tìm đến nó háo hức vậy đó”. 

Chị Giàu hồi ức, sinh ra trong gia đình làm nông nghèo đông anh, chị, em. Năm 18 tuổi, chị quen biết và đem lòng yêu thương anh Nguyễn Văn Liêu (31 tuổi, ngụ ấp Chòm Dừa, xã Đồng Khởi, huyện Châu Thành, tỉnh Tây Ninh) khi anh này đến quê chị cày ruộng mì thuê vào dịp vụ mùa. 

Nội ngoại đều nghèo, hai vợ chồng bươn chải nuôi thân. Năm 2005, chị Giàu sinh con gái đầu lòng rồi không bao lâu sau sinh con thứ hai. Chị nhớ lại: “Hồi đó tui sinh hai đứa con quá gần nhau nên khó khăn lắm. Nhiều khi cả nhà chỉ ăn cháo trắng hoặc toàn rau hái trong vườn, bữa nào có ít thịt cá thì phải ăn dè ăn sẻn để có bữa hôm lo bữa mai... Lúc đó khó khăn là vậy nhưng vẫn hạnh phúc vì các con lớn lên đều khỏe mạnh, trong gia đình ai cũng hòa thuận thương yêu nhau”. 

Năm 2011, chị Giàu biết mình mang thai đứa con thứ 3, lúc này mọi sóng gió mới thực sự ập đến. Người mẹ rưng rưng: “Khi thai được khoảng 5 tháng tuổi, tui đến Bệnh viện Đa khoa tỉnh Tây Ninh khám 1 lần. Các bác sĩ khuyên tui nên sắp xếp một chuyến lên Bệnh viện Từ Dũ (TP.HCM) để bỏ cái thai vì phát hiện dị tật ở chân. Tui như bị sét đánh ngang tai, khi về đến nhà vẫn chưa định thần lại được”. 

Phần vì đau xót bởi giọt máu chưa kịp chào đời đã mang “số khổ”, phần hi vọng kết quả thăm khám ở bệnh viện địa phương có sự nhầm lẫn, vợ chồng chị Giàu vay mượn người thân họ hàng được 3 triệu đồng cấp tốc đón chuyến xe ngay trong đêm lên TP.HCM.

Giọng người mẹ trầm xuống: “Bác sĩ ở bệnh viện Từ Dũ cũng kết luận thai nhi bị dị tật teo chân trái (không phát hiện dị tật có đến 4 cánh tay – PV). Vì biết hoàn cảnh tui nghèo túng nên bác sĩ cũng khuyên tui nên bỏ. Nhưng tui vì quá thương con nên đã về nhà, quyết không. Tui nghĩ, con dù bị sao cũng là khúc ruột của tui. Con không may bị tật nguyền thì dù phải muối mặt đi ăn mày tui cũng sẽ cố gắng nuôi dạy con thật tốt”. 

Đến ngày sinh nở, dù vợ chồng chị Giàu và hết thảy những người thân đều đã chuẩn bị sẵn tâm lý về dị tật được thông báo từ trước nhưng người mẹ gần như đã ngất xỉu khi nhìn thấy cơ thể tật nguyền của con. Bé Luyền không chỉ bị dị tật teo liệt ở chân trái mà còn có thêm hai cánh tay “phụ” úp ngược vào cơ thể. Mỗi bàn tay của cánh tay này đều có đầy đủ năm ngón cùng móng tay, lông tay nhưng không cử động được. Phía dưới hai cánh tay dị tật này còn có thêm một khối u tròn.

“Đứng bên ngoài nhìn thấy con trong lồng kính, trái tim tui quặn thắt lại, đau đớn vô cùng. Khi nghe những người không hiểu chuyện gọi con tui là “dị biệt” tui càng như “đứt gan đứt ruột””. Chị Giàu hồi ức thêm: “Lúc đó bác sĩ nói cần phải phẫu thuật tách hai cánh tay thừa gấp, sau đó sẽ phẫu thuật cắt bỏ chân trái bị teo liệt.

Đợi đến khi bé trưởng thành sẽ lắp ghép chân giả. Chi phí phẫu thuật lên đến hàng trăm triệu đồng. Hồi đó, vợ chồng tui tính bán cả nhà cửa, ruộng vườn cũng chỉ chi trả được một phần nhỏ. Chồng tui nói đành phải chịu phần thua...”. 

Ngay lập tức, thông tin về bé trai sơ sinh có đến bốn cánh tay và một chân bị dị tật nặng đang cần sự chung tay giúp đỡ đã nhanh chóng lan rộng trên các phương tiện truyền thông, khiến cộng đồng không khỏi xót xa.

May mắn nhận được sự giúp đỡ từ nhiều nhà hảo tâm, bé Luyền nhanh chóng được chuyển đến Bệnh viện Nhi đồng 2 (TP.HCM) để thực hiện ca phẫu thuật đầu tiên tách rời hai cánh tay thừa khi mới 15 ngày tuổi. “Ca phẫu thuật kết thúc thành công ngoài mong đợi. Bác sĩ nói đến khi bé được 1 tuổi sẽ tiến hành phẫu thuật cắt bỏ chân trái bị teo liệt nên sau khi cháu hồi phục vợ chồng tui đưa cháu về nhà chăm sóc”, người mẹ kể.

Bất hạnh kép, con dị tật, chồng bỏ đi

Giọng người mẹ càng trĩu nặng: “Đợt đó, nhiều nhà hảo tâm thương tình đã tặng cho vợ chồng tui một khoản tiền gần 300 triệu đồng để làm chi phí phẫu thuật cho con. Đối với một gia đình nông dân nghèo như tui thì đó là một khoản tiền “khổng lồ”.

Tất cả số tiền đều được chuyển vào tài khoản ngân hàng mang tên chồng tui”. Người phụ nữ không thể ngờ được rằng số phận lại trêu ngươi. Chồng chị vì tiền mà thay đổi tâm tính, từ người đàn ông thật thà hết mực yêu thương vợ con dần trở nên tham lam ích kỷ. 

“Từ khi có nhiều tiền ngày nào anh cũng gây sự nói những lời cay nghiệt và đánh đuổi mẹ con tui ra khỏi nhà. Khi bé Luyền vừa về nhà chưa tròn tháng thì anh đột nhiên “biến mất”, thay cả số điện thoại. Tui vì quá đau khổ nên ôm cả 3 đứa con về nhà ngoại nương nhờ”, lời chị Giàu.

Chị tâm sự, từ ngày rời khỏi nhà chồng đến nay đã hơn 4 năm, chị cùng cha mẹ đẻ phải gánh vác làm thuê đủ nghề để nuôi các con nên người, hoàn toàn không có sự hỗ trợ từ người chồng cũng như phía gia đình nhà chồng. Người con gái lớn đến nay đã 11 tuổi (học lớp 5), bé trai thứ hai 10 tuổi (học lớp 4), còn bé Luyền đã 4 tuổi bắt đầu bước vào mẫu giáo. 

Đưa ánh mắt đã nhòe lệ nhìn về phía người con trai út đang lò cò bằng đôi nạng, người mẹ nói trong nước mắt: “Hồi bé 1 tuổi, có người làng nói rằng đã gặp chồng tôi và có số điện thoại. Tui xin được số và gọi cho anh, vừa khóc tui vừa nói “đã đến lúc con cần mổ chân, anh đưa cho em tiền để em lo cho con” nhưng anh ta lạnh nhạt trả lời rằng “tiền đã hết rồi còn đâu mà đòi”. Từ ngày đó đến nay, chưa một lần anh về thăm con. Còn bé Luyền thì đã mất đi cơ hội được trở thành đứa trẻ bình thường...”.

“Hai năm trước, có người thấy cháu chỉ bò lết vì chân trái hoàn toàn không cử động được nên đã thương tình mua cho cháu đôi nạng. Từ khi có nạng, nó vui hơn hẳn. Ngày nào cũng tíu tít, đòi tự đi học nhưng đường xa nên sáng tối tui đều đưa đón cháu rồi mới đi làm. Ở nhà nó cũng ngoan lắm đã phụ giúp được tui vài việc. Nhìn con phải sống trong tật nguyền lòng tui đau như cắt. Không biết đến bao giờ con tui mới đi lại được bình thường như bao người”.

Bạn đọc hảo tâm giúp đỡ nhân vật xin liên hệ chị Nguyễn Thị Giàu (ngụ tổ 8, ấp Hòa Bình, xã Hòa Hiệp, huyện Tân Biên, Tây Ninh), số điện thoại: 0944773546.

Đọc thêm

Không dễ dãi với mặt hàng đặc thù liên quan sức khỏe

Ảnh minh họa.
(PLVN) - Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược (dự kiến được trình Quốc hội khóa XV cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 7 vào tháng 5/2024), mới đây khi được trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội, đã được chỉ ra một số nội dung cần xem xét.

Tháng cao điểm an toàn thực phẩm: Địa phương phải kiên quyết xử lý nghiêm vi phạm

Nhiều học sinh là nạn nhân ngộ độc do đồ ăn trước cổng trường. (Ảnh minh họa - Nguồn: SKĐS)
(PLVN) - Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế yêu cầu các địa phương kiên quyết xử lý nghiêm, đình chỉ hoạt động các cơ sở nếu không bảo đảm điều kiện, không có Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm; công khai các hành vi vi phạm, kết quả xử lý vi phạm của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm trên các phương tiện thông tin đại chúng để cảnh báo kịp thời người sản xuất, kinh doanh và cộng đồng...

Người phụ nữ có 2 bàng quang

Người phụ nữ có 2 bàng quang. Ảnh: Bệnh viện cung cấp
(PLVN) - Các bác sĩ khoa Phẫu thuật tiết niệu và Nam học, Bệnh viện E mới tiếp nhận và phẫu thuật thành công cho nữ bệnh nhân cao tuổi có 2 bàng quang.

Lạm dụng thực phẩm ngọt: Suy giảm sức khỏe gia đình

Trong 10 năm qua, trung bình mỗi người Việt uống 1 lít đồ uống có đường/tuần. (Ảnh minh họa - Nguồn: Shutterstock)
(PLVN) - Trong 10 năm qua, trung bình mỗi người Việt uống 1 lít đồ uống có đường/tuần, gây nguy hiểm cho sức khỏe bởi những tác nhân từ bệnh không lây nhiễm. Con số đáng báo động này được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tại Việt Nam cảnh báo tại Hội thảo cung cấp thông tin cho báo chí về tác hại của đồ uống có đường vừa diễn ra vào đầu tháng 4/2024.

Khám sức khỏe miễn phí cho hơn 500 học sinh ở Điện Biên Đông

Khám sức khỏe miễn phí cho hơn 500 học sinh ở Điện Biên Đông
(PLVN) - Ngày 13-14/4, Bệnh viện Hữu nghị Việt Nam-Cu Ba (Hà Nội) tổ chức Chương trình thiện nguyện tặng quà và thăm khám miễn phí cho hơn 500 học sinh Trường phổ thông dân tộc bán trú - Tiểu học Tìa Dình (xã Tìa Dình, huyện Điện Biên Đông, tỉnh Điện Biên) nhân dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ.

Đẩy mạnh công tác khám chữa bệnh, đào tạo nhân lực cho nước bạn Lào

Bác sĩ Bệnh viện Trung ương Huế trực tiếp hướng dẫn các bác sĩ Bệnh viện Mahosot thực hiện các kỹ thuật can thiệp nội soi tiêu hóa.
(PLVN) - Chiều 13/4, thông tin từ Bệnh viện Trung ương Huế, đoàn y bác sĩ của đơn vị này vừa kết thúc tốt đẹp chuyến công tác tại thủ đô Viêng Chăng (Lào) đánh dấu sự hợp tác hữu nghị của ngành y tế hai nước, giúp nâng cao chất lượng chăm sóc y tế cho người dân Lào. Qua đó, góp phần thắt chặt thêm mối quan hệ hữu nghị truyền thống, đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện giữa 2 nước.

Con số đáng tự hào về hiến máu tình nguyện

Tình nguyện viên tham gia hiến máu. Ảnh: Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương
(PLVN) - Bộ Y tế đánh giá cao sự điều phối, tương trợ, "chia lửa" của các Trung tâm Truyền máu trên cả nước trong lúc khó khăn, đặc biệt đã hỗ trợ hàng chục nghìn đơn vị máu cho đồng bằng sông Cửu Long. Tỷ lệ hiến máu tình nguyện nước ta hiện đạt 97%...