Điều trị, phòng ngừa bệnh gan nhiễm mỡ

Điều trị, phòng ngừa bệnh gan nhiễm mỡ
(PLO) -Người ăn uống không hợp lý quá nhiều dầu mỡ, dùng nhiều bia rượu, stress, cuộc sống ít vận động... sẽ dẫn đến gan nhiễm mỡ... việc điều trị chủ yếu làm giảm các yếu tố nguy cơ.
 

Gan nhiễm mỡ là lượng mỡ trong gan >5% trọng lượng của gan và trong tế bào gan chứa các không bào mỡ.

Có 4 cơ chế gây ra sự tích tụ mỡ trong tế bào gan:

- Do chế độ ăn quá nhiều dầu mỡ, đặc biệt là mỡ động vật quá bão hòa, hoặc tăng sự phân phối mỡ đến các tế bào gan.

- Do tăng sự tổng hợp axít béo hoặc giảm quá trình oxy hóa mỡ trong tế bào gan.

- Do giảm sự bài xuất mỡ ra khỏi tế bào gan.

- Do sự  tăng vận chuyển carbohydrate (thức ăn nguồn gốc tinh bột) đến gan, sau đó do hiện tượng đường phân ở gan đã làm gia tăng axít béo ở gan.

Nguyên nhân gây ra gan nhiễm mỡ

Rượu: 90% người uống rượu nhiều (đàn ông >80g/ngày trong 5 - 10 năm, còn phụ nữ là 40g/ngày) đều gây ra gan nhiễm mỡ và lâu dài sẽ dẫn đến xơ gan.

Béo phì: đây là nguyên nhân gây gan nhiễm mỡ thường gặp ở các nước tây phương trước đây, nhưng bây giờ béo phì cũng đang gia tăng ở các nước đang phát triển như Việt Nam. Tỉ lệ tăng trọng lượng cơ thể và béo phì ở Việt Nam hiện nay là >20% dân chúng.

Đái tháo đường không phụ thuộc insulin: đây là thể đái tháo đường có tăng trọng lượng và béo phì, ngoài vai trò của béo phì ở đây còn có vai trò của tăng đề kháng insulin làm tăng triglyceride máu, vấn đề thời sự hiện nay là hội chứng chuyển hóa. Kiểm soát tăng đường máu tốt và dùng thuốc để hạ lipid máu trong những trường hợp này sẽ làm giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ.

Do uống thuốc hoặc sử dụng quá nhiều đường: có nhiều loại thuốc có thể gây ra gan nhiễm mỡ, như: corticoide (prednisolon, dexamethason), amiodaron (thuốc chống loạn nhịp), methotrexate (thuốc ức chế miễn dịch dùng trong điều trị ung thư và viêm đa khớp dạng thấp), estrogen tổng hợp thường dùng trong ngừa thai, Perhexilin (thuốc điều trị cơn đau thắt ngực). Sử dụng đường và tinh bột quá nhiều cũng gây ra gan nhiễm mỡ do tăng tổng hợp axít béo từ hiện tượng quá đường phân ở gan.

Gan nhiễm mỡ ở phụ nữ có thai: thường xảy ra 3 tháng cuối của thai kỳ, kèm theo với vàng da ứ mật. Bệnh thường giảm sau khi sinh 2 - 4 tuần và có thể tái phát ở những lần mang thai sau.

Gan nhiễm mỡ trong viêm gan mạn virút C giai đoạn đầu.

Triệu chứng

Về mặt lâm sàng: tùy theo nguyên nhân gây ra gan nhiễm mỡ để gây ra những triệu chứng lâm sàng tương ứng. Nói chung các triệu chứng thường gặp trong gan nhiễm mỡ:

- Toàn thân có thể kèm theo triệu chứng vàng da ứ mật hoặc suy gan.

- Gan thường lớn vừa phải, vượt quá bờ sườn 2 - 3cm, gan có tính chất mềm, bờ tù, không đau, chỉ tức nhẹ khi ấn.

Về mặt xét nghiệm: chủ yếu là dựa vào nguyên nhân gây ra gan nhiễm mỡ. Nói chung cần chú ý và cho các xét nghiệm sau:

- Xét nghiệm bilan lipid máu để xem sự gia tăng của các thành phần: cholesterol, LDL-cholesterol. triglyceride.

- Men transaminase tăng nhất là SGOT va gamma tăng trong các bệnh gan do rượu

- Xét nghiệm chức năng gan như tỉ prothrombin giảm. Bilirubin máu tăng cả trực tiếp và gián tiếp.

- Tìm kháng thể kháng virút C trong viêm gan mạn virút C.

Siêu âm gan: đây là một xét nghiệm ghi hình có giá trị trong chẩn đoán gan nhiễm mỡ, nhưng cần máy siêu âm có độ phân giải tốt và người thực hiện giàu kinh nghiệm. Có như vậy sẽ cho hình ảnh gan sáng, đều và mịn, mờ hoặc mất vang âm bờ tĩnh mạch cửa, giảm âm về phía sau. Siêu âm cũng có thể phân biệt gan nhiễm mỡ nốt nhỏ hoặc nốt lớn.

Để chẩn đoán chính xác gan nhiễm mỡ cần sinh thiết gan để phát hiện sự hiện diện các không bào mỡ trong các tế bào gan, cũng như để giúp phân loại gan nhiễm mỡ hạt nhỏ hay hạt lớn và góp phần chẩn đoán nguyên nhân gây ra gan nhiễm mỡ.

Điều trị và phòng bệnh

Điều trị gan nhiễm mỡ chủ yếu là phòng bệnh để dự phòng và làm giảm nguy cơ gây ra gan nhiễm mỡ.

Điều trị rối loạn lipid máu:

- Tăng cường vận động cơ thể như đi bộ, đi xe đạp, bơi lội, chơi bóng bàn, cầu lông… ít nhất là 30 phút/ngày và ít nhất 5 ngày/tuần. Chơi thể thao làm giảm cholesterol, tăng HDL-c, giảm đông máu.

- Thực hiện chế độ giảm cân.

- Không nên hút thuốc lá. Hút thuốc lá làm nhịp tim nhanh, cao huyết áp, xơ vữa động mạch.

- Nên ăn cá và các chế phẩm từ đậu tương như: đậu phụ, sữa đậu nành, tương… Ăn nhiều rau xanh và hoa quả tươi. Ăn hạn chế phủ tạng động vật, trứng.. Hạn chế ăn mỡ và dùng dầu thực vật thay mỡ trong chế biến thực phẩm (dầu oliu, dầu nành, dầu hướng dương, dầu lạc, dầu vừng). Uống chè xanh thay cho cà phê. Không ăn nhiều đường, bánh kẹo, hoa quả nhiều đường.

- Tránh lao động trí óc quá căng thẳng, lao động chân tay quá sức. Có thời gian làm việc nghĩ ngơi hợp lý. Tránh căng thẳng, lo lắng, giận dữ, buồn phiền. Hình thành nếp sống vui tươi lành mạnh.

- Khi bị rối loạn lipid máu, bệnh nhân cần được theo dõi và điều trị liên tục.

Đề phòng và loại bỏ các yếu tố nguy cơ gây rối loạn lipid máu và đường máu như phát hiện và điều trị sớm đái tháo đường.

Tránh các thuốc độc cho gan, nhất là các thuốc gây gan nhiễm mỡ như đã trình bày ở trên.

Điều trị các bệnh nguyên gây gan nhiễm mỡ như điều trị viêm gan C.

Các thuốc làm hạ lipid máu cũng góp phần làm giảm gan nhiễm mỡ như nhóm Fibrat (Lipavlon, Lipanthyl, Fenofibrat), nhóm Lovastatin, Simvastatin (Zocor, Lescol). Vitamin E là một chất chống oxy hóa, liều cao giúp tăng HDL và giảm LDL cholesterol.

Đọc thêm

Không dễ dãi với mặt hàng đặc thù liên quan sức khỏe

Ảnh minh họa.
(PLVN) - Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược (dự kiến được trình Quốc hội khóa XV cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 7 vào tháng 5/2024), mới đây khi được trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội, đã được chỉ ra một số nội dung cần xem xét.

Tháng cao điểm an toàn thực phẩm: Địa phương phải kiên quyết xử lý nghiêm vi phạm

Nhiều học sinh là nạn nhân ngộ độc do đồ ăn trước cổng trường. (Ảnh minh họa - Nguồn: SKĐS)
(PLVN) - Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế yêu cầu các địa phương kiên quyết xử lý nghiêm, đình chỉ hoạt động các cơ sở nếu không bảo đảm điều kiện, không có Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm; công khai các hành vi vi phạm, kết quả xử lý vi phạm của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm trên các phương tiện thông tin đại chúng để cảnh báo kịp thời người sản xuất, kinh doanh và cộng đồng...

Người phụ nữ có 2 bàng quang

Người phụ nữ có 2 bàng quang. Ảnh: Bệnh viện cung cấp
(PLVN) - Các bác sĩ khoa Phẫu thuật tiết niệu và Nam học, Bệnh viện E mới tiếp nhận và phẫu thuật thành công cho nữ bệnh nhân cao tuổi có 2 bàng quang.

Lạm dụng thực phẩm ngọt: Suy giảm sức khỏe gia đình

Trong 10 năm qua, trung bình mỗi người Việt uống 1 lít đồ uống có đường/tuần. (Ảnh minh họa - Nguồn: Shutterstock)
(PLVN) - Trong 10 năm qua, trung bình mỗi người Việt uống 1 lít đồ uống có đường/tuần, gây nguy hiểm cho sức khỏe bởi những tác nhân từ bệnh không lây nhiễm. Con số đáng báo động này được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tại Việt Nam cảnh báo tại Hội thảo cung cấp thông tin cho báo chí về tác hại của đồ uống có đường vừa diễn ra vào đầu tháng 4/2024.

Khám sức khỏe miễn phí cho hơn 500 học sinh ở Điện Biên Đông

Khám sức khỏe miễn phí cho hơn 500 học sinh ở Điện Biên Đông
(PLVN) - Ngày 13-14/4, Bệnh viện Hữu nghị Việt Nam-Cu Ba (Hà Nội) tổ chức Chương trình thiện nguyện tặng quà và thăm khám miễn phí cho hơn 500 học sinh Trường phổ thông dân tộc bán trú - Tiểu học Tìa Dình (xã Tìa Dình, huyện Điện Biên Đông, tỉnh Điện Biên) nhân dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ.

Đẩy mạnh công tác khám chữa bệnh, đào tạo nhân lực cho nước bạn Lào

Bác sĩ Bệnh viện Trung ương Huế trực tiếp hướng dẫn các bác sĩ Bệnh viện Mahosot thực hiện các kỹ thuật can thiệp nội soi tiêu hóa.
(PLVN) - Chiều 13/4, thông tin từ Bệnh viện Trung ương Huế, đoàn y bác sĩ của đơn vị này vừa kết thúc tốt đẹp chuyến công tác tại thủ đô Viêng Chăng (Lào) đánh dấu sự hợp tác hữu nghị của ngành y tế hai nước, giúp nâng cao chất lượng chăm sóc y tế cho người dân Lào. Qua đó, góp phần thắt chặt thêm mối quan hệ hữu nghị truyền thống, đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện giữa 2 nước.