Đắp lá chữa sổ mũi, bé gái 6 tháng tuổi bỏng nặng vùng ngực

Ảnh minh họa từ Internet.
Ảnh minh họa từ Internet.
 Bệnh nhi nhập viện với chẩn đoán nhiễm trùng da, bỏng sâu độ IV, thiếu máu hồng cầu nhỏ nhược sắc, tiên lượng nặng.

Bác sĩ Nguyễn Thanh Sang, Đại học Y dược TP.HCM, cho biết ngày 12/12, tiếp nhận trường hợp một bé gái bị bỏng nặng vùng ngực, lớp da đã bị lột, vết thương đang chảy dịch và có dấu hiệu nhiễm trùng.

Bác sĩ Sang đã rất sốc khi lật áo của bệnh nhi thấy vết bỏng bị lột da đang chảy dịch và có dấu hiệu của nhiễm trùng.

Gia đình bệnh nhi cho biết từ khi 3 tháng tuổi, bé thường bị sổ mũi và khò khè về đêm. Dù được chữa nhiều lần tại bệnh viện tuyến dưới, bé vẫn không khỏi.

Được mọi người mách hơ nóng lá trầu không đắp lên ngực sẽ khỏi bệnh, bà nội của cháu đã thực hiện. Tuy nhiên, sau khi đắp lá trầu không lên ngực, bé quấy khóc nhiều. Nhận thấy có dấu hiệu bất thường, bà nội gọi điện cho mẹ cháu bé đang đi làm công nhân để đưa con đi khám.

Bệnh nhi nhập viện và được chẩn đoán nhiễm trùng da, bỏng sâu độ IV, thiếu máu hồng cầu nhỏ nhược sắc, tiên lượng nặng.

Bác sĩ Sang cho hay: “Tôi không chỉ trích, không nói ai đúng ai sai. Tôi chỉ hy vọng mỗi người chúng ta nên suy nghĩ kỹ trước khi làm".

Bác sĩ Sang chia sẻ thêm đã từng tiếp nhận 4-5 trường hợp trẻ bị bỏng vì hơ lá trầu không đắp lên người nhưng chỉ bỏng nhẹ, trường hợp nặng như bé gái này là lần đầu tiên.

Điều đau đớn hơn cả là ngực bé gái sẽ không tránh khỏi vết sẹo lớn, ảnh hưởng thẩm mỹ khi trưởng thành.

PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng, nguyên trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai, cho hay thời gian gần đây, mạng xã hội thường lan truyền những phương pháp điều trị bệnh truyền miệng. Tuy nhiên, nhiều phương pháp không có căn cứ khoa học và chưa được chứng minh.

“Động cơ của người chia sẻ là để tốt cho cộng đồng nhưng không lường trước được hậu quả. Có thể phương pháp đó hợp với một cá thể nhưng không có nghĩa là áp dụng được cho cả cộng đồng”, PGS.TS Dũng nói.

Theo khuyến cáo của bác sĩ, khi trẻ có dấu hiệu khò khè sổ mũi, nếu kèm theo sốt, cha mẹ cần đưa trẻ đi khám. Trường hợp trẻ khò khè sổ mũi vẫn chơi bình thường, chỉ cần rửa mũi và tăng cường dinh dưỡng để nâng cao kháng thể, bệnh sẽ tự khỏi.

Nói về phương pháp chữa bệnh bằng lá trầu không, thạc sĩ, lương y Vũ Quốc Trung, Hội Đông y Việt Nam, cho biết lá trầu không được dùng trong Đông y để sát trùng và giảm đau. Lá trầu không rất nóng, có tinh dầu, nếu hơ nóng và đắp lên ngực trẻ có thể gây bỏng.

Theo lương y, Đông y có nhiều vị thuốc trị ho và sổ mũi tác dụng tốt hơn lá trầu không rất nhiều. Gừng và tỏi là những gia vị quen thuộc và hữu hiệu. Tuy nhiên, chuyên gia khuyến cáo tuyệt đối không đắp các loại gia vị này trên da trẻ, vì chúng đều có tính nóng có thể gây bỏng.

Đọc thêm

Rước họa vì thói quen nhiều người hay làm

Bệnh nhân nhập viện vì uống thuốc nam không rõ nguồn gốc. Ảnh: Bệnh viện cung cấp
(PLVN) -  Liên tiếp trong thời gian gần đây, các bác sĩ tại các bệnh viện thường tiếp nhận nhiều trường hợp cấp cứu vì tự ý uống thuốc nam không rõ nguồn gốc. Điều đáng nói, nhiều người hiện nay tự ý sử dụng các loại thuốc này để điều trị nhiều căn bệnh như: Viêm gan B, sỏi túi mật….

Không dễ dãi với mặt hàng đặc thù liên quan sức khỏe

Ảnh minh họa.
(PLVN) - Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược (dự kiến được trình Quốc hội khóa XV cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 7 vào tháng 5/2024), mới đây khi được trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội, đã được chỉ ra một số nội dung cần xem xét.

Tháng cao điểm an toàn thực phẩm: Địa phương phải kiên quyết xử lý nghiêm vi phạm

Nhiều học sinh là nạn nhân ngộ độc do đồ ăn trước cổng trường. (Ảnh minh họa - Nguồn: SKĐS)
(PLVN) - Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế yêu cầu các địa phương kiên quyết xử lý nghiêm, đình chỉ hoạt động các cơ sở nếu không bảo đảm điều kiện, không có Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm; công khai các hành vi vi phạm, kết quả xử lý vi phạm của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm trên các phương tiện thông tin đại chúng để cảnh báo kịp thời người sản xuất, kinh doanh và cộng đồng...

Người phụ nữ có 2 bàng quang

Người phụ nữ có 2 bàng quang. Ảnh: Bệnh viện cung cấp
(PLVN) - Các bác sĩ khoa Phẫu thuật tiết niệu và Nam học, Bệnh viện E mới tiếp nhận và phẫu thuật thành công cho nữ bệnh nhân cao tuổi có 2 bàng quang.

Lạm dụng thực phẩm ngọt: Suy giảm sức khỏe gia đình

Trong 10 năm qua, trung bình mỗi người Việt uống 1 lít đồ uống có đường/tuần. (Ảnh minh họa - Nguồn: Shutterstock)
(PLVN) - Trong 10 năm qua, trung bình mỗi người Việt uống 1 lít đồ uống có đường/tuần, gây nguy hiểm cho sức khỏe bởi những tác nhân từ bệnh không lây nhiễm. Con số đáng báo động này được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tại Việt Nam cảnh báo tại Hội thảo cung cấp thông tin cho báo chí về tác hại của đồ uống có đường vừa diễn ra vào đầu tháng 4/2024.

Khám sức khỏe miễn phí cho hơn 500 học sinh ở Điện Biên Đông

Khám sức khỏe miễn phí cho hơn 500 học sinh ở Điện Biên Đông
(PLVN) - Ngày 13-14/4, Bệnh viện Hữu nghị Việt Nam-Cu Ba (Hà Nội) tổ chức Chương trình thiện nguyện tặng quà và thăm khám miễn phí cho hơn 500 học sinh Trường phổ thông dân tộc bán trú - Tiểu học Tìa Dình (xã Tìa Dình, huyện Điện Biên Đông, tỉnh Điện Biên) nhân dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ.

Đẩy mạnh công tác khám chữa bệnh, đào tạo nhân lực cho nước bạn Lào

Bác sĩ Bệnh viện Trung ương Huế trực tiếp hướng dẫn các bác sĩ Bệnh viện Mahosot thực hiện các kỹ thuật can thiệp nội soi tiêu hóa.
(PLVN) - Chiều 13/4, thông tin từ Bệnh viện Trung ương Huế, đoàn y bác sĩ của đơn vị này vừa kết thúc tốt đẹp chuyến công tác tại thủ đô Viêng Chăng (Lào) đánh dấu sự hợp tác hữu nghị của ngành y tế hai nước, giúp nâng cao chất lượng chăm sóc y tế cho người dân Lào. Qua đó, góp phần thắt chặt thêm mối quan hệ hữu nghị truyền thống, đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện giữa 2 nước.