Cứu bệnh nhân bị… hoại tử 'cậu nhỏ'

Bệnh nhân được chăm sóc sau phẫu thuật tại Bệnh viện Đại học Y dược
Bệnh nhân được chăm sóc sau phẫu thuật tại Bệnh viện Đại học Y dược
(PLO) - Bệnh nhân nhập viện trong tình trạng 'cậu nhỏ' (dương vật) bị hoại tử nặng, lan rộng ra các vùng xung quanh mà không hiểu lý do vì sao.

Hôm nay (25.4), Khoa Cấp cứu Bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM cho biết bệnh viện đã tiếp nhận trường hợp bệnh nhân nam N.M.H. (63 tuổi, ngụ Tiền Giang), nhập viện trong tình trạng vùng bìu đau liên tục 3 ngày không thuyên giảm, sưng to gấp 5 lần bình thường, có mảng da hoại tử đen khoảng 10 cm.

Bệnh nhân còn bị viêm tấy đỏ lan xuống mông, hai bên cạnh hậu môn và lan rộng lên trên hai bên hông kèm sốt.

Qua siêu âm và hình ảnh MRI, các bác sĩ nhận thấy có dịch kèm hơi, các ổ nhiễm trùng ở nhiều ngóc ngách lan rộng trong vùng gốc bìu, tầng sinh môn, quanh hậu môn, mô mềm vùng mông, trực tràng,…

Bệnh nhân đã được mổ cấp cứu với sự phối hợp của các khoa Tiết niệu, Ngoại Tổng quát và Tạo hình - Thẩm mỹ.

Các bác sĩ đã cắt lọc phần hoại tử, “dọn dẹp” ổ nhiễm trùng, cố gắng bảo tồn, tránh nguy cơ hoại tử hai tinh hoàn cho bệnh nhân. Bệnh nhân được đảm bảo không bị tổn thương chức năng sinh lý của tinh hoàn.

Hoại tử “sét đánh” vùng dương vật

Bác sĩ chuyên khoa 2 Vũ Hữu Thịnh, Khoa Tạo hình - Thẩm mỹ, Bệnh viện Đại học Y dược, cho biết: Bệnh nhân bị hoại tử bìu; nhiễm trùng lan nhanh vùng tầng sinh môn, bộ phận sinh dục và quanh hậu môn. Đây là trường hợp điển hình của bệnh lý hoại tử Fournier.

“Đây là một bệnh hiếm gặp. Bệnh được y văn thế giới mô tả như hoại tử “sét đánh” vùng dương vật. Tuy nhiên, bệnh này không chỉ xảy ra ở nam giới mà còn có thể xảy ra ở nữ giới và trẻ em”, bác sĩ Thịnh nhận định.

Theo bác sĩ Thịnh, tính chất nguy hiểm của bệnh là người bệnh thường không có dấu hiệu báo trước. Phần lớn các trường hợp chỉ thấy trầy xước da hoặc chấn thương nhẹ vùng bìu. Mặt khác, bệnh diễn tiến chậm nên thường người bệnh dễ chủ quan, tự điều trị hoặc điều trị kháng sinh thông thường. Tuy nhiên, khi đã biểu hiện ra ngoài thì tiến triển rất nhanh, nhiễm trùng hoại tử lan rộng, người bệnh dễ rơi vào tình trạng sốc nhiễm trùng, nhiễm trùng huyết. Nếu không được phát hiện và điều trị đúng cách sẽ dễ dẫn đến tử vong.

Bác sĩ Thịnh khuyến cáo các yếu tố nguy cơ dẫn đến bệnh cần chú ý là ở những người bị suy giảm miễn dịch, đái tháo đường, xơ gan, uống rượu lâu dài, HIV, hóa trị, sử dụng corticosteroid mạn tính, bệnh bạch cầu, suy nhược, già yếu hay trẻ em suy dinh dưỡng; chấn thương - nhiễm trùng vùng cơ quan sinh dục, vùng hậu môn - trực tràng; bệnh lý đường tiết niệu; và bệnh lý về da và tổ chức dưới da vùng bìu.

“Người bệnh không nên chủ quan lơ là khi có các dấu hiệu nhiễm trùng hoặc dọa nhiễm trùng ở xung quanh vùng sinh dục. Việc tự điều trị hoặc tự chăm sóc tại nhà không đúng cách có thể làm cho tình trạng bệnh nặng hơn. Vì vậy, khi có các dấu hiệu nặng cần phải đi khám tại các bệnh viện, cơ sở y tế gần nhất để được phát hiện và điều trị kịp thời”, bác sĩ Thịnh nói thêm./.

Đọc thêm

Xử phạt một bác sĩ chẩn đoán sai bệnh

Xử phạt một bác sĩ chẩn đoán sai bệnh

(PLVN) - Thanh tra Sở Y tế tỉnh Gia Lai mới ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với ông Lê Văn Phán (SN 1961), bác sỹ Chuyên khoa I, đồng thời đình chỉ 2 tháng hoạt động của phòng khám chuyên khoa Ngoại (thuộc phòng khám đa khoa Tây Nguyên) vì chẩn đoán sai bệnh rồi chỉ định phẫu thuật dương vật của bệnh nhân. 

Cần nhiều giải pháp để phòng, chống bệnh dại

Giải cứu các chú chó và kêu gọi các nhà hàng thịt chó chuyển mô hình kinh doanh ở Thái Nguyên. (Ảnh: HSI )
(PLVN) - Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang vừa ký Công điện số 22/CĐ-TTg ngày 14/3/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc tập trung thực hiện nghiêm công tác phòng, chống bệnh dại. Đây là biện pháp kịp thời trong việc phòng, chống bệnh dại cũng như hành động quyết liệt hơn nữa nhằm chấm dứt nạn buôn bán và giết mổ chó, mèo để lấy thịt hàng năm trên toàn quốc.

1.000 người nghèo Yên Bái được khám, chữa bệnh miễn phí

1.000 người dân Yên Bái được thăm khám và cấp thuốc miễn phí. Ảnh: Vụ Sức khỏe Bà mẹ - trẻ em
(PLVN) - Trong 4 ngày vừa qua (20-23/3), Vụ Sức khỏe Bà mẹ - Trẻ em - Bộ Y tế và Trung ương Hội Thầy thuốc trẻ Việt Nam tổ chức chương trình khám, chữa, sàng lọc bệnh và cấp thuốc miễn phí cho 1000 người, hỗ trợ bệnh nhân nghèo và học sinh có hoàn cảnh khó khăn và tiến hành đào tạo chuyển giao kỹ thuật cấp cứu sản khoa cho Bệnh viện Sản nhi Yên Bái và Trung tâm Y tế huyện Yên Bình.