Cẩn trọng với dịch bệnh bạch hầu

 Thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Quang Chính
Thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Quang Chính
(PLO) - Thạc sĩ, Bác sĩ Nguyễn Quang Chính, Giám đốc trung tâm truyền thông giáo dục sức khỏe Hải Phòng sẽ hướng dẫn bạn đọc PL&TĐ cách điều trị và phòng ngừa bệnh bạch hầu – căn bệnh nguy hiểm có nguy cơ bùng phát thành dịch.
Nhận biết bệnh  
Bạch hầu là bệnh truyền nhiễm cấp tính do nội độc tố của vi khuẩn bạch cầu tên Corynebacterium diphtheriae gây ra. Bệnh chủ yếu lây qua đường hô hấp từ người sang người thông qua các hạt tiết của đường hô hấp. Bệnh cũng có thể lây trực tiếp từ tổn thương của bạch hầu da. Cho đến nay chưa nhận thấy bệnh lây từ động vật sang người. 
BS Chính giải thích, thông thường các bệnh nhiễm khuẩn thì vi khuẩn lên men ở thực phẩm (thịt, cá) có hai dạng: Bản thân vi khuẩn chứa độc tố, khi ăn thức ăn bị nhiễm khuẩn thì độc tố đi vào cơ thể người. 
Trường hợp thứ hai, vi khuẩn sinh sôi nảy nở sẽ tiết ra ngoại độc tố. Vi khuẩn bạch hầu thuộc trường hợp chứa nội độc tố.
“Bản chất của bệnh bạch hầu là do vệ sinh không sạch sẽ, khi gặp điều kiện thời tiết nóng ẩm sẽ tạo cơ hội bùng phát. Những trường hợp nhẹ có thể chữa khỏi hoàn toàn”, ông Chính nói.
Nếu để lâu, vi khuẩn tiết ra độc tố gây suy tim, hệ hô hấp suy giảm dẫn đến hôn mê. Càng sốt cao thì lượng độc tố càng lớn, có thể dẫn đến tử vong. Đối tượng mắc bệnh bạch cầu chủ yếu là trẻ em dưới 15 tuổi, lứa tuổi trên 15 tuổi chiếm 30%. Nhiều trường hợp mắc bệnh do tiêm phòng không đầy đủvì vậy phải tiêm phòng “nhắc lại”.
Bạch hầu có thời gian ủ bệnh từ 1-10 ngày khi xuất hiện những vết trắng trong họng. Khoảng hai tuần sau, bệnh có biểu hiện rõ hơn như: sốt, đau họng, xuất hiện lớp màng trắng chỉ cần soi họng là thấy.
Bệnh biểu hiện ở nhiều thể như bạch hầu mũi trước, hầu họng hạnh nhân; bạch hầu thanh quản; bạch hầu trên da. Với bạch hầu mũi trước, thường khó phân biệt với những bệnh lý viêm mũi họng cấp như chảy mủ nhầy đôi khi lẫn máu, có mùi hôi. 
Thường sẽ phát hiện một màng trắng ở vách ngăn mũi nếu được khám cẩn thận. Những biểu hiện của bệnh khá nghèo nàn, nên chậm và khó việc chẩn đoán.
Dạng bạch hầu họng hạnh nhân là nguy hiểm nhất. Nhiễm trùng ở hầu họng kèm theo sự hấp thu độc tố vào máu. Ban đầu phát bệnh chỉ là viêm họng âm ỉ, mệt mỏi toàn thân, đau họng, chán ăn, sốt nhẹ. 
Sau khoảng 2 - 3 ngày sẽ có một lớp màng màu trắng xanh xuất hiện rồi lan rộng. Màng giả có thể khu trú ở khu vực hạnh nhân (Amidan) hoặc lan rộng bao phủ màng hầu. Nếu để lâu, lớp màng giả này chuyển sang màu xanh xám hoặc đen, nếu lan rộng có thể gây tắc nghẽn đường hô hấp. Trường hợp nặng có thể phù nề dưới hàm và sưng hạch bạch huyết vùng cổ, tạo dấu hiệu lâm sàng đặc trưng là bạnh cổ bò.
Ở dạng bệnh bạch hầu thanh quản do bạch hầu họng lan xuống, bệnh nhân thường khó thở dữ dội, khàn giọng, có tiếng rít từ thanh quản. Thi thoảng xuất hiện khó thở đột ngột do tắc nghẽn vì một phần màng giả bong ra bít đường thở dễ gây tử vong. Còn bệnh bạch hầu trên da, thường không sinh độc tố, biểu hiện chỉ là bong vảy những vết loét.
Điều trị, phòng ngừa
BS Chính tư vấn, nếu phát hiện bệnh bạch hầu sớm, có thể dùng kháng sinh với liều lượng phù hợp điều trị, khoảng 2 ngày bệnh sẽ thuyên giảm. Thuốc thường dùng là Erythromycine (uống hoặc tiêm liều 40mg/kg/ngày, tối đa 2g/ngày). Hoặc thuốc kháng sinh Procaine Penicilline G tiêm hàng ngày liều 300000 đơn vị/ngày cho trẻ cân nặng từ 10kg trở xuống; 600000 đơn vị/ngày cho bệnh nhân cân nặng trên 10kg. 
Bác sĩ Chính khuyến cáo người dân khi có biểu hiện sốt, đau họng phải đến cơ sở y tế để chẩn khám kịp thời; đồng thời vệ sinh nhà cửa, thân thể sạch sẽ. Trẻ em cần được tiêm vắc xin đủ liều. 
Lịch tiêm chủng là 4 mũi vào các tháng thứ 2, 4, 6 và 16 đến 18. Ba mũi đầu tiên cách nhau ít nhất 4 tuần. Mũi thứ tư nên cách mũi thứ ba khoảng 6 tháng và không nên tiêm trước 12 tháng tuổi. Nếu mũi tiêm thứ 4 trước khi trẻ 4 tuổi thì nên tiêm nhắc lại khi trẻ được 5 đến 6 tuổi. Còn trường hợp mũi thứ 4 sau khi trẻ 4 tuổi thì không cần tiêm mũi thứ năm.
Với những vùng có dịch cần được cách ly, tránh trường hợp lây lan bệnh. Trẻ nhỏ cần được phụ huynh thường xuyên theo dõi biểu hiện lạ. Trường hợp nghi ngờ mắc bệnh bạch hầu, cần hạn chế tiếp xúc với người khác; tiêm kháng sinh để dự phòng: “Bệnh bạch hầu ở Việt Nam đã giảm đáng kể do trẻ được tiêm vắc xin. Đã có thời gian không có người nào mắc. Nhưng mới đây ở Quảng Nam có ghi nhận trường hợp bệnh nhân có biểu hiện bệnh bạch hầu. Chúng ta không nên chủ quan”, BS Chính cho biết.  
Riêng tại Hải Phòng, hiện trung tâm truyền thông sức khoẻ đã phối hợp các đơn vị y tế quận, huyện, bệnh viện tuyên truyền cho người dân kiến thức về bệnh bạch hầu. Ngoài ra trung tâm cũng khuyến cáo, áp dụng biện pháp tiêm phòng, điều trị dự phòng. Các cơ sở y tế sẵn sàng thu dung điều trị, cấp cứu, hạn chế tối đa các trường hợp tử vong do bệnh./.

Đọc thêm

Rước họa vì thói quen nhiều người hay làm

Bệnh nhân nhập viện vì uống thuốc nam không rõ nguồn gốc. Ảnh: Bệnh viện cung cấp
(PLVN) -  Liên tiếp trong thời gian gần đây, các bác sĩ tại các bệnh viện thường tiếp nhận nhiều trường hợp cấp cứu vì tự ý uống thuốc nam không rõ nguồn gốc. Điều đáng nói, nhiều người hiện nay tự ý sử dụng các loại thuốc này để điều trị nhiều căn bệnh như: Viêm gan B, sỏi túi mật….

Không dễ dãi với mặt hàng đặc thù liên quan sức khỏe

Ảnh minh họa.
(PLVN) - Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược (dự kiến được trình Quốc hội khóa XV cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 7 vào tháng 5/2024), mới đây khi được trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội, đã được chỉ ra một số nội dung cần xem xét.

Tháng cao điểm an toàn thực phẩm: Địa phương phải kiên quyết xử lý nghiêm vi phạm

Nhiều học sinh là nạn nhân ngộ độc do đồ ăn trước cổng trường. (Ảnh minh họa - Nguồn: SKĐS)
(PLVN) - Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế yêu cầu các địa phương kiên quyết xử lý nghiêm, đình chỉ hoạt động các cơ sở nếu không bảo đảm điều kiện, không có Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm; công khai các hành vi vi phạm, kết quả xử lý vi phạm của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm trên các phương tiện thông tin đại chúng để cảnh báo kịp thời người sản xuất, kinh doanh và cộng đồng...

Người phụ nữ có 2 bàng quang

Người phụ nữ có 2 bàng quang. Ảnh: Bệnh viện cung cấp
(PLVN) - Các bác sĩ khoa Phẫu thuật tiết niệu và Nam học, Bệnh viện E mới tiếp nhận và phẫu thuật thành công cho nữ bệnh nhân cao tuổi có 2 bàng quang.

Lạm dụng thực phẩm ngọt: Suy giảm sức khỏe gia đình

Trong 10 năm qua, trung bình mỗi người Việt uống 1 lít đồ uống có đường/tuần. (Ảnh minh họa - Nguồn: Shutterstock)
(PLVN) - Trong 10 năm qua, trung bình mỗi người Việt uống 1 lít đồ uống có đường/tuần, gây nguy hiểm cho sức khỏe bởi những tác nhân từ bệnh không lây nhiễm. Con số đáng báo động này được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tại Việt Nam cảnh báo tại Hội thảo cung cấp thông tin cho báo chí về tác hại của đồ uống có đường vừa diễn ra vào đầu tháng 4/2024.

Khám sức khỏe miễn phí cho hơn 500 học sinh ở Điện Biên Đông

Khám sức khỏe miễn phí cho hơn 500 học sinh ở Điện Biên Đông
(PLVN) - Ngày 13-14/4, Bệnh viện Hữu nghị Việt Nam-Cu Ba (Hà Nội) tổ chức Chương trình thiện nguyện tặng quà và thăm khám miễn phí cho hơn 500 học sinh Trường phổ thông dân tộc bán trú - Tiểu học Tìa Dình (xã Tìa Dình, huyện Điện Biên Đông, tỉnh Điện Biên) nhân dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ.