Bệnh nhân tự uống 'tiểu đường hoàn', bác sĩ cũng bất lực

Hình ảnh viên thuốc "Tiểu đường hoàn" mà các bệnh nhân sử dụng. Ảnh: Bệnh viện Bạch Mai.
Hình ảnh viên thuốc "Tiểu đường hoàn" mà các bệnh nhân sử dụng. Ảnh: Bệnh viện Bạch Mai.
(PLO) - 2 trong số 3 bệnh nhân tiểu đường dùng thuốc “tiểu đường hoàn” tử vong trước sự bất lực của các thầy thuốc và gia đình, vì biến chứng nặng.

Bác sĩ Phạm Thế Thạch, Khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Bạch Mai cho biết, ngày 27/10, Khoa tiếp nhận bệnh nhân nam 66 tuổi ở Hai Bà Trưng, Hà Nội, bị bệnh đái tháo đường tuýp 2 cách đây 10 năm.

Trước khi vào viện hai ngày, bệnh nhân xuất hiện sốt, kèm theo mệt mỏi, ăn uống kém, sau đó nói nhảm, ý thức chậm chạp. Bệnh nhân được gia đình đưa vào Viện Tim Hà Nội cấp cứu trong tình trạng kích thích, nói nhảm, huyết áp tụt, xét nghiệm khí máu tình trạng toan chuyển hóa nặng. Viện Tim Hà Nội phải tiến hành đặt nội khí quản, thở máy, lọc máu liên tục.

Chuyển đến Khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Bạch Mai, bệnh nhân được lọc máu liên tục, bù dịch, truyền bicarbionat, vận mạch, thở máy theo phác đồ và điều trị kháng sinh liều cao. Dù được áp dụng tất cả các biện pháp điều trị tích cực tối đa nhưng tình trạng toan máu, suy tuần hoàn, suy thận của bệnh nhân vẫn nặng lên. 10h ngày 30/10, bệnh nhân ngừng tuần hoàn, được cấp cứu ngừng tuần hoàn theo phác đồ nhưng không có mạch trở lại.

Trước đó, Khoa Hồi sức tích cực tiếp nhận 1 bệnh nhân 57 tuổi ở Lạng Sơn vào viện trong tình trạng tương tự. Bệnh nhân được điều trị khoảng 4-5 ngày nhưng cũng không qua khỏi.

Mới đây nhất, Bệnh viện Bạch Mai tiếp nhận nam 70 tuổi (Hà Nội) cũng có các dấu hiệu giống như 2 bệnh nhân trên. Người này có bệnh cảnh đau bụng, đau ngực, suy đa tạng, axit lactic trong máu tăng, giống như cơn nhồi máu cơ tim cấp, hôn mê và phải thở máy… Bệnh nhân đã được lọc máu khẩn cấp. May mắn là sau thời gian hồi sức, điều trị tích cực, người bệnh đã qua cơn nguy kịch và sắp được xuất viện.

Cũng theo BS Thạch, cả 3 bệnh nhân trên đều có tiền sử đái tháo đường nhiều năm nhưng không điều trị bằng thuốc tây mà tự điều trị bằng viên “tiểu đường hoàn” không rõ nguồn gốc xuất xứ, không có nhãn mác, được bán trên mạng, “ship” đến tận nhà. Cả 3 bệnh nhân có chung chẩn đoán: Toan chuyển hóa do ngộ độc phenformin/ Đái tháo đường tuýp 2. 

TS.BS Nguyễn Quang Bảy - Phụ trách Khoa Nội tiết đái tháo đường, Bệnh viện Bạch Mai cho biết, phenformin là một hoạt chất giúp hạ đường huyết nhưng gây nhiều tác dụng phụ và những biến chứng khôn lường nên đã bị cấm sử dụng trên toàn thế giới từ năm 1978.

“Đái tháo đường là bệnh mạn tính, có thể kiểm soát và hạn chế tối thiểu các biến chứng của nó nếu bệnh nhân được tuân thủ một liệu trình điều trị, theo dõi liên tục, đúng đắn, phối hợp với một chế độ ăn uống hợp lý và tập luyện phù hợp theo chỉ định của bác sỹ. Nhiều người thường tự mày mò các phương pháp điều trị bằng “thuốc đông y”, hoặc kinh nghiệm dân gian dẫn đến những biến chứng nguy hiểm và đáng tiếc”, TS. Bảy cảnh báo.

Đọc thêm

Xử phạt một bác sĩ chẩn đoán sai bệnh

Xử phạt một bác sĩ chẩn đoán sai bệnh

(PLVN) - Thanh tra Sở Y tế tỉnh Gia Lai mới ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với ông Lê Văn Phán (SN 1961), bác sỹ Chuyên khoa I, đồng thời đình chỉ 2 tháng hoạt động của phòng khám chuyên khoa Ngoại (thuộc phòng khám đa khoa Tây Nguyên) vì chẩn đoán sai bệnh rồi chỉ định phẫu thuật dương vật của bệnh nhân. 

Cần nhiều giải pháp để phòng, chống bệnh dại

Giải cứu các chú chó và kêu gọi các nhà hàng thịt chó chuyển mô hình kinh doanh ở Thái Nguyên. (Ảnh: HSI )
(PLVN) - Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang vừa ký Công điện số 22/CĐ-TTg ngày 14/3/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc tập trung thực hiện nghiêm công tác phòng, chống bệnh dại. Đây là biện pháp kịp thời trong việc phòng, chống bệnh dại cũng như hành động quyết liệt hơn nữa nhằm chấm dứt nạn buôn bán và giết mổ chó, mèo để lấy thịt hàng năm trên toàn quốc.

1.000 người nghèo Yên Bái được khám, chữa bệnh miễn phí

1.000 người dân Yên Bái được thăm khám và cấp thuốc miễn phí. Ảnh: Vụ Sức khỏe Bà mẹ - trẻ em
(PLVN) - Trong 4 ngày vừa qua (20-23/3), Vụ Sức khỏe Bà mẹ - Trẻ em - Bộ Y tế và Trung ương Hội Thầy thuốc trẻ Việt Nam tổ chức chương trình khám, chữa, sàng lọc bệnh và cấp thuốc miễn phí cho 1000 người, hỗ trợ bệnh nhân nghèo và học sinh có hoàn cảnh khó khăn và tiến hành đào tạo chuyển giao kỹ thuật cấp cứu sản khoa cho Bệnh viện Sản nhi Yên Bái và Trung tâm Y tế huyện Yên Bình.