'Bệnh lạ' lại tái phát ở Quảng Ngãi

Bệnh nhân bị hội chứng viêm da dày sừng bàn tay, bàn chân đang được điều trị (Ảnh: báo Lao Động).
Bệnh nhân bị hội chứng viêm da dày sừng bàn tay, bàn chân đang được điều trị (Ảnh: báo Lao Động).
(PLO) - 5 năm trước, căn “bệnh lạ” đã bùng phát mạnh ở huyện Ba Tơ, Sơn Hà thuộc tỉnh Quảng Ngãi khiến hàng chục người tử vong, hàng trăm người bị bệnh. Năm nay, căn bệnh này bất ngờ tái phát.

Bà Đặng Thị Phượng, Giám đốc trung tâm Y tế Quảng Ngãi cho biết, sau thời gian tạm lắng, vừa qua ngành Y tế địa phương phát hiện 3 bệnh nhân có triệu chứng bệnh dày sừng lòng bàn tay, bàn chân (còn gọi bệnh lạ). Đây là bệnh đã từng làm 26 người chết, tờ An Ninh Thủ Đô thông tin.

Ngày 12/12, tại khoa Nội tổng hợp, bệnh viện Đa khoa Quảng Ngãi, bệnh nhân Phạm A Troa (17 tuổi), ở thôn Tà Noát, xã Ba Ngạc, huyện Ba Tơ đang được các y, bác sĩ và người thân gia đình chăm sóc. Tay chân của nạn nhân bị sừng thâm tím, men gan cao, suy hô hấp.

Bệnh nhân Phạm A Troa cho biết: "Em bị mắt vàng, người mệt mỏi nên người thân chở xuống cơ sở y tế tư nhân ở Thạch Trụ, huyện Mộ Đức thăm khám, nhưng không xác định được bệnh. Em tiếp tục đến trung tâm Y tế Ba Tơ khám thì phát hiện bệnh. Bác sĩ đã giữ em ở lại điều trị và chuyển xuống đây, tiếp tục theo dõi điều trị".

Tại xã Ba Ngạc ngoài bệnh nhân Phạm A Troa, còn 2 bệnh nhân khác gồm: Phạm Văn Pa Rênh (53 tuổi), Phạm Thị E (47 tuổi), đều trú ở thôn Tà Noát nhập trung tâm Y tế Ba Tơ từ ngày 10/12. Hiện, trung tâm Y tế huyện Ba Tơ và bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Ngãi tiếp tục theo dõi và điều trị theo phác đồ của bộ Y tế.

Theo tờ Lao Động, những bệnh nhân này được trung tâm Y tế huyện Ba Tơ xác định ban đầu nghi mắc Hội chứng viêm da dày sừng bàn tay, bàn chân với những biểu hiện: Trên bàn tay, bàn chân xuất hiện các vết sừng thâm tím...

Trong đó, bệnh nhân A Troa có biểu hiện nặng nên đã được trung tâm Y tế huyện Ba Tơ chuyển đến bệnh viện Đa khoa Quảng Ngãi để tiếp tục theo dõi và điều trị.

Ông Nguyễn Tấn Đức, Giám đốc sở Y tế Quảng Ngãi xác nhận trên địa bàn huyện Ba Tơ vừa xuất hiện 3 ca bệnh nghi mắc hội chứng nêu trên.

Ngành Y tế đã thành lập đoàn công tác tổ chức khảo sát thực tế tại khu vực xuất hiện ca bệnh để tiến hành khử khuẩn khu vực bệnh nhân cư trú nhằm kiểm soát nguồn bệnh.

“Đối với các bệnh nhân đang được theo dõi, điều trị theo phác đồ của bộ Y tế, trong trường hợp có chuyển biến nặng, ngành Y tế Quảng Ngãi sẽ chuyển bệnh nhân lên tuyến trên để điều trị”, ông Đức cho biết thêm.

Tờ New.Zing.vn thông tin, thống kê của ngành Y tế Quảng Ngãi, từ năm 2011 đến 2014, địa phương này có 228 ca mắc hội chứng viêm da dày sừng, trong đó có 26 người đã tử vong (chủ yếu xã Ba Điền, huyện vùng cao Ba Tơ).

Bệnh nhân đều chung triệu chứng dày sừng, nứt nẻ bàn tay và bàn chân. Họ đều có chỉ số men gan tăng, có người tăng 4 đến 5 lần, nhưng cũng có bệnh nhân tăng tới 10 đến 20 lần mức bình thường. Nhóm tuổi mắc bệnh xuất hiện nhiều ở nhóm 15 - 29.

Hội chứng viêm da dày sừng tay chân xuất hiện ở một số huyện miền núi Quảng Ngãi từng gây hoang mang cho người dân địa phương với tên gọi "bệnh lạ" vì suốt thời gian dài ngành Y tế không xác định được nguyên nhân gây bệnh.

Đầu tháng 3/2013, Bộ trưởng bộ Y tế căn cứ kết quả nghiên cứu dịch tễ học can thiệp từ tháng 5/2012, nhận định hội chứng viêm da dày sừng bàn tay bàn chân ở Quảng Ngãi là do độc tố vi nấm, chủ yếu Aflatoxin, do ăn gạo cũ mốc, trên cơ địa người bị thiếu vi chất. Bộ Y tế khuyến cáo người dân không ăn gạo cũ, vệ sinh môi trường và cơ thể sạch, khi có bệnh điều trị theo phác đồ đã được bộ xác định.

Viện Vệ sinh - Y tế Công cộng TP.HCM từng công bố kết quả kiểm nghiệm cho thấy, hầu hết mẫu gạo lúa lấy tại huyện Ba Tơ đều nhiễm nấm mốc. Trong đó, mẫu lúa lấy ở xã Ba Nam - nơi xuất hiện những ca bệnh mới có độc tố Aflatoxin cao hơn 100 lần cho phép.

Thực tế, những trường hợp nhẹ và vừa có thể điều trị khỏi, trong khi đó những ca nặng, rối loạn chức năng gan, tim, phổi, điều trị rất khó. Những ca tử vong do bệnh biến chứng nặng, suy đa phủ tạng đặc biệt là gan và thường kèm theo một số yếu tố như: suy dinh dưỡng, suy kiệt miễn dịch, nhiễm trùng…

Đọc thêm

Xử phạt một bác sĩ chẩn đoán sai bệnh

Xử phạt một bác sĩ chẩn đoán sai bệnh

(PLVN) - Thanh tra Sở Y tế tỉnh Gia Lai mới ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với ông Lê Văn Phán (SN 1961), bác sỹ Chuyên khoa I, đồng thời đình chỉ 2 tháng hoạt động của phòng khám chuyên khoa Ngoại (thuộc phòng khám đa khoa Tây Nguyên) vì chẩn đoán sai bệnh rồi chỉ định phẫu thuật dương vật của bệnh nhân. 

Cần nhiều giải pháp để phòng, chống bệnh dại

Giải cứu các chú chó và kêu gọi các nhà hàng thịt chó chuyển mô hình kinh doanh ở Thái Nguyên. (Ảnh: HSI )
(PLVN) - Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang vừa ký Công điện số 22/CĐ-TTg ngày 14/3/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc tập trung thực hiện nghiêm công tác phòng, chống bệnh dại. Đây là biện pháp kịp thời trong việc phòng, chống bệnh dại cũng như hành động quyết liệt hơn nữa nhằm chấm dứt nạn buôn bán và giết mổ chó, mèo để lấy thịt hàng năm trên toàn quốc.

1.000 người nghèo Yên Bái được khám, chữa bệnh miễn phí

1.000 người dân Yên Bái được thăm khám và cấp thuốc miễn phí. Ảnh: Vụ Sức khỏe Bà mẹ - trẻ em
(PLVN) - Trong 4 ngày vừa qua (20-23/3), Vụ Sức khỏe Bà mẹ - Trẻ em - Bộ Y tế và Trung ương Hội Thầy thuốc trẻ Việt Nam tổ chức chương trình khám, chữa, sàng lọc bệnh và cấp thuốc miễn phí cho 1000 người, hỗ trợ bệnh nhân nghèo và học sinh có hoàn cảnh khó khăn và tiến hành đào tạo chuyển giao kỹ thuật cấp cứu sản khoa cho Bệnh viện Sản nhi Yên Bái và Trung tâm Y tế huyện Yên Bình.