Bác sĩ Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn bị “tố” thiếu trách nhiệm?

Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn
Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn
(PLO) - Cho rằng bác sĩ Bệnh viện Đa khoa (BVĐK) Xanh Pôn, Hà Nội thiếu trách nhiệm trong việc chăm sóc bệnh nhân, kéo dài thời gian thăm khám khiến bố mình ra đi vĩnh viễn, ông Vũ Đình Lân (trú tại số nhà 57, ngõ 218 phố Tây Sơn, phường Trung Liệt, quận Đống Đa, TP Hà Nội) đã có đơn gửi cơ quan chức năng và Báo PLVN.

Phản ánh với Báo PLVN, ông Lân cho biết: 14 giờ ngày 29/12/2017, thấy bố mình (cụ Vũ Đình Lăng – PV) đau bụng quằn quại, gia đình ông đã đưa vào Khoa cấp cứu – BVĐK Xanh Pôn để thăm khám. Tại đây, bố ông được bác sĩ Nguyễn Hữu Viện khám, cho đi chụp X -quang, siêu âm ổ bụng. Bác sỹ nghi cụ Lăng bị hội chứng dạ dày nên chỉ định cho điều dưỡng tiêm 2 ống thuốc giảm đau (Atropin 0,25mg) và yêu cầu gia đình mua thêm 1 ống NoSpa 40mg để tiêm thêm. Sau khi tiêm xong khoảng 30 phút, Cụ Lăng giảm cơn đau và bác sĩ yêu cầu gia đình mua thêm thuốc Nerium 40mg để tiếp tục tiêm. Đến 19h cùng ngày thì cụ được bệnh viện cho về. 

“Đến 7 giờ hôm sau (30/12/2017), bố tôi tiếp tục đau bụng và được đưa trở lại Khoa Cấp cứu của BVĐK Xanh Pôn. Như quy trình cũ, bố tôi lại được các bác sĩ cho đi chụp X- quang, siêu âm ổ bụng, lấy máu xét nghiệm và tiếp tục được tiêm 2 ống Atropin 0,25 mg. Sau đó bác sĩ lại yêu cầu gia đình tôi mua thêm 1 ống NoSpa 40mg để tiêm thêm. Cho đến 14h cùng ngày, bố tôi tiếp tục đau vật vã. Ngoài tiêm thuốc NoSpa thì các bác sĩ vẫn chưa có biện pháp nào khả dĩ hơn.

Đến 6 giờ sáng hôm sau (31/12/2017), khi chụp chiếu xong, bố tôi vẫn đau bụng quằn quại. Quá sốt ruột, gia đình liên tục báo bộ phận trực cấp cứu nhưng không có bác sĩ nào vào thăm khám. Đến khoảng 9 giờ, gia đình mới tìm được bác sĩ khám chính nhưng khi nghe trình bày về tình trạng của cụ Lăng thì bác sĩ này trả lời lạnh lùng: “Chúng tôi không có nhiều thì giờ để tiếp từng bệnh nhân được, anh về phòng khi nào cần chúng tôi sẽ gọi." Đến khoảng 11 giờ, bố tôi mới được các bác sĩ thăm khám.

Đến 14 giờ thì bác sĩ gọi tôi vào phòng và cho biết, cần mổ thăm dò để xác định bệnh cho bố tôi. Bác sĩ khuyến cáo, trường hợp mổ nguy cơ tử vong cao, do tuổi cao sức yếu cùng một số bệnh lý như huyết áp, tiểu đường…Sau khi trao đổi, tôi rất hoang mang bởi chưa tìm ra nguyên nhân bệnh mà bác sĩ lại chỉ định mổ, trong khi sức khoẻ bố tôi rất yếu. Do vậy, gia đình tôi đề nghị được chuyển lên tuyến trên để điều trị nhưng không được bác sĩ đồng ý. Đến khi tôi viết cam kết tự nguyện chuyển viện thì bố tôi mới được cho chuyển viện. Gia đình tôi phải tự thuê xe cấp cứu và y tá đi cùng để chuyển bố tôi đến Bệnh viện Việt Đức”- ông Lân cho biết.

Ngay trong đêm, cụ Lăng đã được các bác sĩ Bệnh viện Việt Đức mổ cấp cứu nhưng đã không qua khỏi. Ngay sau đó, ông Lân đã có đơn gửi các cơ quan chức năng để nghị làm rõ nguyên nhân chết của bổ mình và xác định trách nhiệm của các bác sỹ BVĐK Xanh Pôn.

Trao đổi với phóng viên Báo PLVN, ông Uông Thanh Tùng – Trưởng phòng quản lý chất lượng, BVĐK Xanh Pôn cho biết: “Về chuyên môn, các y, bác sĩ đã thăm thám kỹ, theo dõi sát sao, có những xử trí phù hợp đối với bệnh nhân. Để tìm ra được nguyên dân cái chết của cụ Lăng phải do Hội đồng khoa học kĩ thuật, khoa khọc chuyên môn mới thẩm định được. Hơn nữa, ông Lăng tuổi cao, có tiền sử về bệnh tai biến mạch máu não nên cũng khó mà tiên đoán được”. 

Lý giải về việc thiếu thuốc điều trị, kim tiêm khiến gia đình bệnh nhân phải đi mua bên ngoài, ông Tùng giải thích: “Kim tiêm mà bảo hiểm y tế thanh toán rất to và dài. Vì muốn bệnh nhân đỡ đau khi tiêm nên các bác sĩ đã đề nghị gia đình đi mua kim bướm để tiêm. Danh mục, cơ cấu thuốc giảm đau trong bệnh viện là dòng thuốc không phù hợp với cụ Lăng nên bác sĩ mới yêu cầu gia đình mua thuốc bên ngoài”. 

Việc lý do chậm trễ cho bệnh nhân chuyển lên tuyến trên, ông Tùng khẳng định: “Đối với trường hợp cụ Lăng, bệnh viện hoàn toàn mổ được nên không đồng ý việc chuyển tuyến theo nguyện vọng của gia đình. Tuy nhiên, gia đình vẫn cương quyết chuyển viện nên bệnh viện đã yêu cầu viết bản cam kết chuyển viện tự nguyện”. 

Ông Tùng cũng thừa nhận, cách ứng xử giao tiếp của bác sĩ với bệnh nhân chưa được phù hợp. Bệnh viện cũng đã có quyết định xử lý hành chính, cắt ca trực đối với bác sĩ này, đồng thời, bác sĩ phải trực tiếp xin lỗi gia đình. 

Tuy nhiên, ông Lân vẫn cho rằng: “Có rất nhiều kíp trực điều trị cho bố tôi nên không thể đổ lỗi riêng cá nhân bác sĩ nào. Do các bác sĩ không quan tâm đến bệnh nhân, không có phương pháp điều trị cụ thể, phù hợp dẫn đến cái chết của bố tôi. Vì vậy, trách nhiệm đầu tiên phải thuộc về Bệnh viện”.

Mới đây, ngày 23/3/2018, Cục Quản lý khám, chữa bệnh – Bộ Y tế đã có văn bản gửi Sở Y tế Hà Nội xem xét, giải quyết theo quy định đối với khiếu nại của ông Lân, báo cáo Bộ Y tế để tổng hợp báo cáo lãnh đạo Bộ. 

Báo PLVN sẽ tiếp tục thông tin.

Đọc thêm

Rước họa vì thói quen nhiều người hay làm

Bệnh nhân nhập viện vì uống thuốc nam không rõ nguồn gốc. Ảnh: Bệnh viện cung cấp
(PLVN) -  Liên tiếp trong thời gian gần đây, các bác sĩ tại các bệnh viện thường tiếp nhận nhiều trường hợp cấp cứu vì tự ý uống thuốc nam không rõ nguồn gốc. Điều đáng nói, nhiều người hiện nay tự ý sử dụng các loại thuốc này để điều trị nhiều căn bệnh như: Viêm gan B, sỏi túi mật….

Không dễ dãi với mặt hàng đặc thù liên quan sức khỏe

Ảnh minh họa.
(PLVN) - Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược (dự kiến được trình Quốc hội khóa XV cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 7 vào tháng 5/2024), mới đây khi được trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội, đã được chỉ ra một số nội dung cần xem xét.

Tháng cao điểm an toàn thực phẩm: Địa phương phải kiên quyết xử lý nghiêm vi phạm

Nhiều học sinh là nạn nhân ngộ độc do đồ ăn trước cổng trường. (Ảnh minh họa - Nguồn: SKĐS)
(PLVN) - Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế yêu cầu các địa phương kiên quyết xử lý nghiêm, đình chỉ hoạt động các cơ sở nếu không bảo đảm điều kiện, không có Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm; công khai các hành vi vi phạm, kết quả xử lý vi phạm của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm trên các phương tiện thông tin đại chúng để cảnh báo kịp thời người sản xuất, kinh doanh và cộng đồng...

Người phụ nữ có 2 bàng quang

Người phụ nữ có 2 bàng quang. Ảnh: Bệnh viện cung cấp
(PLVN) - Các bác sĩ khoa Phẫu thuật tiết niệu và Nam học, Bệnh viện E mới tiếp nhận và phẫu thuật thành công cho nữ bệnh nhân cao tuổi có 2 bàng quang.

Lạm dụng thực phẩm ngọt: Suy giảm sức khỏe gia đình

Trong 10 năm qua, trung bình mỗi người Việt uống 1 lít đồ uống có đường/tuần. (Ảnh minh họa - Nguồn: Shutterstock)
(PLVN) - Trong 10 năm qua, trung bình mỗi người Việt uống 1 lít đồ uống có đường/tuần, gây nguy hiểm cho sức khỏe bởi những tác nhân từ bệnh không lây nhiễm. Con số đáng báo động này được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tại Việt Nam cảnh báo tại Hội thảo cung cấp thông tin cho báo chí về tác hại của đồ uống có đường vừa diễn ra vào đầu tháng 4/2024.

Khám sức khỏe miễn phí cho hơn 500 học sinh ở Điện Biên Đông

Khám sức khỏe miễn phí cho hơn 500 học sinh ở Điện Biên Đông
(PLVN) - Ngày 13-14/4, Bệnh viện Hữu nghị Việt Nam-Cu Ba (Hà Nội) tổ chức Chương trình thiện nguyện tặng quà và thăm khám miễn phí cho hơn 500 học sinh Trường phổ thông dân tộc bán trú - Tiểu học Tìa Dình (xã Tìa Dình, huyện Điện Biên Đông, tỉnh Điện Biên) nhân dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ.