Ấm nồng tình người ở xóm chạy thận

Hơn 7 năm bà Sến vẫn ngày ngày chăm sóc cho chồng ở “xóm chạy thận”.
Hơn 7 năm bà Sến vẫn ngày ngày chăm sóc cho chồng ở “xóm chạy thận”.
(PLO) -“Xóm chạy thận” là tên gọi của nhiều người dành cho những bệnh nhân chạy thận và người nhà đang lưu trú tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Định (TP.Quy Nhơn, tỉnh Bình Định). Họ quây quần, tối lửa tắt đèn có nhau chẳng khác nào chòm xóm láng giềng. Ở nơi mà lằn ranh giữa sự sống và cái chết như sợi chỉ mong manh, tình người lại thêm bền chặt, ấm nồng…

Ngọn đèn trước gió

Chiều, nắng đã vơi. Chúng tôi đến thăm “xóm chạy thận” tại một góc nhỏ ở Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Định. Những con người ở đây ngồi lặng lẽ với những câu chuyện đời, chuyện bệnh đã bạc màu. “Xóm chạy thận” đang hiện hữu 55 bệnh nhân chạy thận người nhà vẫn đang thắc thỏm, chạy đua từng ngày với thần chết. 

Ở xóm nhỏ ấy còn nhiều lắm những cảnh đời éo le. Những người bệnh ở đây tâm sự với chúng tôi, mỗi ngày mở mắt ra họ thấy mình còn sống là may mắn, bởi có khi người mới trò chuyện với mình hôm qua, nay không còn nữa, do tăng hoặc giảm huyết áp đột ngột. Rất nhiều người bệnh ví mình như dây tầm gửi, bám riết vào máy móc, bác sĩ, gia đình, bà con. 

Có người chỉ cách quê vài ba chục cây số nhưng cả năm trời mới được nhìn thấy ngôi nhà, vì cuộc sống phải bám lấy những chiếc máy lọc thận. Hầu như trong mỗi người bệnh không còn khái niệm về thời gian, trong đầu họ chỉ tồn tại lịch chạy thận 3 lần/tuần. Đối với hầu hết những người bệnh đang chạy thận ở đây, ngày về của họ rất mịt mù.

Đa phần bệnh nhân đến chạy thận đều thuộc hộ nghèo nên được nhà nước hỗ trợ tiền thuốc. Tuy nhiên, để giảm cơn đau, họ cũng cần tiền để mua thêm thuốc điều trị, rồi tiền ăn, chi phí sinh hoạt.

Trong khi lại phải đối diện với những biến chứng đến tim mạch, khớp, dạ dày, não… nên dường như họ chẳng còn chút sức lực để mưu sinh. Dù vậy những lúc đỡ mệt, họ vẫn đi dọc theo các hành lang, con đường nhặt nhạnh từng chai nhựa, mảnh giấy để bán, góp thêm vài đồng bạc lẻ cho cuộc sống vốn thiếu thốn đủ bề. 

Xóm về đêm. Cơn đau nhức, bụng trương phồng lên khiến giấc ngủ của họ chẳng tròn. Có người chẳng ngủ được cứ đi tới đi lui, miệng không ngừng xuýt xoa. Có người tức bụng, ngồi dựa vào tường hoặc tựa đầu lên thùng giấy mà chợp mắt. 

Gần 10 năm, tại “xóm chạy thận”, chị Khom phải tự lo cho mình.
 Gần 10 năm, tại “xóm chạy thận”, chị Khom phải tự lo cho mình.

“Lá rách” đùm lấy nhau

Nhưng trên tất cả niềm đau, tình người vẫn ấm nồng. Nỗi đau thể xác, mặc cảm là kẻ sống bám, sống thừa khiến người chạy thận đâm ra cáu bẳn, thất thường. Vất vả, cực nhọc có. Mệt mỏi, rã rời có. Nhưng người thân của họ vẫn luôn tỏ ra mạnh mẽ, vững vàng. Chúng tôi nhìn thấy những người vợ tần tảo nhóm than hồng để sưởi ấm, nhẫn nại xoa bóp cho người chồng bị biến chứng bại liệt, rồi lật đật đẩy xe lăn đưa chồng vào chạy thận cho kịp giờ. 

Bà Nguyễn Thị Sến (60 tuổi, vợ ông Quý) cho biết: “Hơn 7 năm rồi, ngày ngày tôi dùng xe lăn đưa ổng vào phòng chạy thận, rồi đi chợ, cơm nước, đêm đến lại buông mùng, đắp mền. Còn sống ngày nào thì lo cho ổng ngày đó thôi”.

Không chỉ có bệnh nhân và người nhà, xóm còn thường xuyên đón những người thân đặc biệt. Đó là một nhân viên nhà lễ tang, người vẫn được “xóm” chạy thận gọi bằng hai tiếng thân thương “chú Hai”, mỗi ngày trực vẫn dành thời gian ghé thăm, có khi ăn chung một bữa cơm đạm bạc nhưng thắm tình. Rồi chị vé số, cô ve chai, xóm lại thêm tiếng cười, thêm niềm vui. 

Và, như một cách thể hiện sự quan tâm đến mọi bệnh nhân, số điện thoại di động của bác sĩ trưởng khoa được dán cẩn thận ở các vị trí dễ quan sát để người bệnh có thể liên lạc, phản ánh mọi thắc mắc. Thỉnh thoảng xóm lại được những nhà hảo tâm sưởi ấm bằng những suất cơm chay, những phần quà nhỏ. 

Theo tìm hiểu, vì lịch chạy thận của mỗi bệnh nhân phổ biến là 3 lần/tuần, nhà xa, sức khỏe không cho phép, nhiều năm nay, bệnh nhân chạy thận nhân tạo thường ăn, ở ngay tại bệnh viện. Lúc đầu, họ nằm nghỉ rải rác dọc các hành lang, gốc cây gần khoa Nội thận - Lọc máu. Đến tháng 6/2012, bệnh viện tổ chức một khu nhà tạm cho bệnh nhân và người nhà. Số lượng bệnh nhân chạy thận và người nhà lưu trú lại bệnh viện ngày một đông, lan sang cả hành lang của Nhà vĩnh biệt. 

Cuộc sống vật vạ, chắp vá cho qua ngày ấy giảm hẳn khi nhà lưu trú của bệnh nhân chạy thận được hoàn thiện và đưa vào sử dụng vào đầu tháng 10/2016. Mừng lắm! Không biết nói sao hết cái mừng vui trong bụng. Bởi đã sống nhiều năm trong cảnh tạm bợ, chật chội, mùa mưa ẩm thấp, dột nát, giường chiếu thì ọp ẹp, có gì dùng nấy... Nên hôm nay, được sống trong tiện nghi, sạch sẽ ngay tại nơi điều trị, chúng tôi không biết phải nói sao cho hết lòng biết ơn”, ông Dũng bộc bạch.

Ông Nguyễn Tấn Hiểu, Chủ tịch Hội Bảo trợ bệnh nhân nghèo tỉnh Bình Định, cho biết: “Nhà lưu trú bệnh nhân chạy thận là biểu hiện của tinh thần tương thân tương ái, mang tính nhân văn sâu sắc. Chúng tôi gửi lời tri ân sâu sắc trước tấm lòng của các tổ chức, cá nhân dành cho bệnh nhân chạy thận tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Định”.  

Nhà lưu trú của bệnh nhân chạy thận được hoàn thiện và đưa vào sử dụng vào đầu tháng 10/2016.
 Nhà lưu trú của bệnh nhân chạy thận được hoàn thiện và đưa vào sử dụng vào đầu tháng 10/2016.

Càng về chiều, “xóm chạy thận” càng thêm phần hiu hắt. Nhịp sống nơi đây cứ âm thầm diễn ra, âm thầm như nỗi đau bệnh tật của họ. Dù vậy, đôi khi họ vẫn tìm cho mình niềm vui nho nhỏ quanh những ván cờ, những câu chuyện về con cháu, gia đình.

Dù tương lai là một dấu chấm hỏi đối với họ nhưng xã hội vẫn không bỏ rơi họ, vẫn luôn bên họ khi họ khó khăn nhất. Đó là niềm động viên, an ủi lớn nhất đối với bệnh nhân nơi đây.

Theo bác sĩ Hồ Việt Mỹ, Giám đốc Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Định, Khoa Nội thận - Lọc máu của bệnh viện thành lập năm 2008 với 10 máy chạy thận nhân tạo. Ðến nay, với 33 máy chạy thận nhân tạo và 5 ca chạy thận/ngày, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Định là nơi tập trung nhiều bệnh nhân mắc bệnh suy thận mạn trong tỉnh và các tỉnh lân cận: Quảng Ngãi, Phú Yên, Gia Lai, Kon Tum, Ðắk Lắk.

Đọc thêm

Không dễ dãi với mặt hàng đặc thù liên quan sức khỏe

Ảnh minh họa.
(PLVN) - Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược (dự kiến được trình Quốc hội khóa XV cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 7 vào tháng 5/2024), mới đây khi được trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội, đã được chỉ ra một số nội dung cần xem xét.

Tháng cao điểm an toàn thực phẩm: Địa phương phải kiên quyết xử lý nghiêm vi phạm

Nhiều học sinh là nạn nhân ngộ độc do đồ ăn trước cổng trường. (Ảnh minh họa - Nguồn: SKĐS)
(PLVN) - Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế yêu cầu các địa phương kiên quyết xử lý nghiêm, đình chỉ hoạt động các cơ sở nếu không bảo đảm điều kiện, không có Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm; công khai các hành vi vi phạm, kết quả xử lý vi phạm của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm trên các phương tiện thông tin đại chúng để cảnh báo kịp thời người sản xuất, kinh doanh và cộng đồng...

Người phụ nữ có 2 bàng quang

Người phụ nữ có 2 bàng quang. Ảnh: Bệnh viện cung cấp
(PLVN) - Các bác sĩ khoa Phẫu thuật tiết niệu và Nam học, Bệnh viện E mới tiếp nhận và phẫu thuật thành công cho nữ bệnh nhân cao tuổi có 2 bàng quang.

Lạm dụng thực phẩm ngọt: Suy giảm sức khỏe gia đình

Trong 10 năm qua, trung bình mỗi người Việt uống 1 lít đồ uống có đường/tuần. (Ảnh minh họa - Nguồn: Shutterstock)
(PLVN) - Trong 10 năm qua, trung bình mỗi người Việt uống 1 lít đồ uống có đường/tuần, gây nguy hiểm cho sức khỏe bởi những tác nhân từ bệnh không lây nhiễm. Con số đáng báo động này được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tại Việt Nam cảnh báo tại Hội thảo cung cấp thông tin cho báo chí về tác hại của đồ uống có đường vừa diễn ra vào đầu tháng 4/2024.

Khám sức khỏe miễn phí cho hơn 500 học sinh ở Điện Biên Đông

Khám sức khỏe miễn phí cho hơn 500 học sinh ở Điện Biên Đông
(PLVN) - Ngày 13-14/4, Bệnh viện Hữu nghị Việt Nam-Cu Ba (Hà Nội) tổ chức Chương trình thiện nguyện tặng quà và thăm khám miễn phí cho hơn 500 học sinh Trường phổ thông dân tộc bán trú - Tiểu học Tìa Dình (xã Tìa Dình, huyện Điện Biên Đông, tỉnh Điện Biên) nhân dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ.

Đẩy mạnh công tác khám chữa bệnh, đào tạo nhân lực cho nước bạn Lào

Bác sĩ Bệnh viện Trung ương Huế trực tiếp hướng dẫn các bác sĩ Bệnh viện Mahosot thực hiện các kỹ thuật can thiệp nội soi tiêu hóa.
(PLVN) - Chiều 13/4, thông tin từ Bệnh viện Trung ương Huế, đoàn y bác sĩ của đơn vị này vừa kết thúc tốt đẹp chuyến công tác tại thủ đô Viêng Chăng (Lào) đánh dấu sự hợp tác hữu nghị của ngành y tế hai nước, giúp nâng cao chất lượng chăm sóc y tế cho người dân Lào. Qua đó, góp phần thắt chặt thêm mối quan hệ hữu nghị truyền thống, đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện giữa 2 nước.

Con số đáng tự hào về hiến máu tình nguyện

Tình nguyện viên tham gia hiến máu. Ảnh: Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương
(PLVN) - Bộ Y tế đánh giá cao sự điều phối, tương trợ, "chia lửa" của các Trung tâm Truyền máu trên cả nước trong lúc khó khăn, đặc biệt đã hỗ trợ hàng chục nghìn đơn vị máu cho đồng bằng sông Cửu Long. Tỷ lệ hiến máu tình nguyện nước ta hiện đạt 97%...