Oan hồn vợ "ám" khiến chồng mất mạng trước ngày cưới?

Chân dung đối tượng giết anh trai.
Chân dung đối tượng giết anh trai.
(PLO) - Nhân dịp “khánh thành” khu chuồng lợn, gia đình ông Nguyễn Văn Thịnh (SN 1949, ngụ khu 5, thị trấn Tiên Lãng, huyện Tiên Lãng, TP. Hải Phòng ) tổ chức nhậu thịt chó. Sau 5 lít rượu, mâu thuẫn xảy ra, người em vung dao sát hại anh ruột. Sau vụ án, dư luận địa phương  xôn xao chuyện “quả báo”. Nạn nhân từng đi tù vì tội hạ độc vợ.
Cuộc nhậu “huynh đệ tương tàn”
Trưa 24/11/2013, con trai thứ hai của ông Thịnh là Nguyễn Văn Thu (SN 1976) sau khi hoàn thành khu chuồng lợn mới liền tổ chức ăn mừng. Tham gia bữa nhậu có hai người thợ xây và người em út là Nguyễn Văn Hạ (SN 1987). Khi đã đánh bay vài đĩa thịt chó cùng 5 lít rượu, ai nấy đều đã ngà ngà. 
Nhân lúc này, người anh “nhắc nhở” em trai trả chiếc xe đã mượn của mình trước đó 4 hôm. Người em cho biết đang trong tình trạng “nợ như chúa Chổm”, đã cắm xe của anh, không có tiền chuộc lại. Nghe vậy, người anh rất tức giận, tuyên bố: “Từ giờ đến mai phải mang xe về cho anh đi làm”. Cậu em út đáp trả: “Tôi cắm xe, không có tiền trả, anh làm gì được tôi?”.
Bực tức, người anh tát em trai một cái rồi nóng nảy tuyên bố: “Không trả xe, tao giết mày”. Cuộc cãi lộn nảy nửa, may mắn dừng lại vì mọi can ngăn.
Bữa tiệc kết thúc. Trong khi anh trai và mọi người đang ngồi uống nước nói chuyện, bất ngờ người em cầm con dao từ ngoài lao vào đâm anh rồi bỏ chạy. Được đưa đi cấp cứu ngay sau đó, nhưng do vết thương quá nặng, nạn nhân đã không qua khỏi. 
“Nhận được tin báo của người dân, tôi đến hiện trường là lúc mọi người đưa nạn nhân về. Ban đầu người cha giấu sự thật, nói rằng hai anh em rượt đuổi nhau, người anh ngã vào dao nên bị chết. Nhưng cảnh sát khi lấy lời khai của các nhân chứng, xem xét hiện trường thì biết ngay đó là án mạng. Đối tượng Hạ sau gây án xong thì về nhà đóng chặt cửa lại, khi công an đến, cậu tay còn run bần bật vì sợ”, ông Đoàn Văn Chương, trưởng khu 5 cho biết. 
Di ảnh nạn nhân.
 Di ảnh nạn nhân.
1 tuần sau khi xảy ra sự việc, không khí tang thương vẫn bao trùm nhà ông Thịnh. Ông Thịnh sinh được 4 người con, trong đó ba người con trai đều được bố cho đất để xây nhà tạo thành một “cụm gia đình” khép kín. 
Ngồi trên chiếc phản gỗ, người cha gạt nước mắt tâm sự: “Đau lòng lắm. Từ trước đến nay hai anh em nó chưa hề cãi vã. Không hiểu sao hôm ấy Hạ lại nóng nảy thế”. 
Gia đình ông Thịnh trong khu thuộc hộ cận nghèo. Kinh tế chủ yếu dựa vào mấy sào ruộng. Cả hai anh em Thu và Hạ đều đã lập gia đình, có con nhưng đều li dị. Nạn nhân làm nghề thợ xây, cuộc sống khá chật vật, nhưng theo đánh giá của mọi người, rất chăm chỉ làm ăn. 
Người em trước đây làm ở một công ty giày da tại địa phương rồi bỏ việc. Anh trai là thợ cả, mỗi khi cậu em út rảnh rỗi, đều được anh gọi đi làm thêm để kiếm thêm thu nhập. 
Vốn chung cảnh ngộ nên cả hai anh em rất hay tâm sự, đỡ đần nhau trong cuộc sống. 
Người mất mạng đã có 2 đời vợ 
Nạn nhân Thu từng đi tù 3 năm vì tội bức tử vợ khi người vợ đang mang thai đứa con ở tháng thứ 8. Ngày đó vợ chồng mâu thuẫn, mắng chửi nhau, Thu đã khiến vợ mình phẫn uất thắt cổ tự vẫn.
Ra tù, Thu tu chí làm ăn, một thời gian sau thì lấy vợ mới ở xã bên. Nhưng chỉ được một thời gian ngắn, do không hợp, người vợ này cũng bỏ về nhà ngoại, để lại đứa con 3 tháng tuổi cho Thu nuôi dưỡng. 
Khó khăn, vất vả nhưng Thu rất thương con, chăm sóc đứa trẻ cẩn thận. Người vợ thi thoảng về thăm con, phó mặc cho Thu nuôi dưỡng. Một thời gian dài như vậy, hai người đã làm đơn ly dị, cậu con trai một tay Thu nuôi nấng.
Sau 10 năm “gà trống nuôi con”, gần đây trong đội thợ xây có một người phụ nữ cảm thương hoàn cảnh của Thu nên đồng ý lấy anh. Vui mừng vì sắp có hạnh phúc mới, Thu quyết định sửa sang, xây dựng khu chuồng lợn. Ước muốn về cuộc sống mới chưa kịp thực hiện, Thu chết dưới lưỡi dao oan nghiệt của cậu em út.
Cũng vì những sóng gió trong hôn nhân cuộc sống Thu liên tiếp gặp phải mà nhiều người đồn thổi chuyện “quả báo”. Người mê tín cho rằng vì trước đây Thu bức tử vợ và đứa con chưa kịp chào đời nên “hồn ma” bây giờ về “ám” khiến vợ thứ hai suốt ngày lục đục, sắp lấy vợ 3 thì lại chết thảm. 
Sau cái chết của bố, cậu con trai đang học lớp 5 vô cùng đau khổ. Buổi tối hôm bố bị chú giết, cậu bé nằng nặc: “Bố chết rồi, cháu còn sống làm gì nữa”, rồi chạy thật nhanh ra đường đòi tự vẫn, mọi người chạy theo cản kịp. Từ lúc đó đến nay, cậu bé như người mất hồn, thường lủi thủi một mình, có khi gào khóc thảm thương. 

Tin cùng chuyên mục

Lương Thùy Linh trở thành Đại sứ Văn hóa đọc TP HCM

Lương Thùy Linh trở thành Đại sứ Văn hóa đọc TP HCM

(PLVN) - Sáng 19/4, Lễ Khai mạc Ngày sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần 3 - năm 2024 do Sở Thông tin và Truyền thông TP HCM tổ chức đã chính thức diễn ra. Hoa hậu Lương Thùy Linh xuất hiện tại sự kiện với vai trò Đại sứ Văn hóa đọc TP HCM nhiệm kỳ 2024-2025.

Đọc thêm

Chuyện bí ẩn về bút danh Đoàn Chuẩn - Từ Linh

Những câu chuyện xung quanh việc sáng tác chung của Đoàn Chuẩn và Từ Linh cho đến nay, vẫn còn là bí mật. (Ảnh: Vàng Son một thuở)
(PLVN) - Trong hầu hết các sáng tác của mình, nhạc sĩ Đoàn Chuẩn thường ký bút danh Đoàn Chuẩn - Từ Linh. Về cái tên Đoàn Chuẩn - Từ Linh có rất nhiều giai thoại. Cho đến tận bây giờ, nhiều người vẫn không thể giải thích hay làm sáng tỏ được việc viết nhạc và lời của hai ông trong các sáng tác.

Phận đời sầu thương của nhạc sĩ Đỗ Lễ

Phận đời sầu thương của nhạc sĩ Đỗ Lễ
(PLVN) - Đỗ Lễ được nhiều người biết đến nhờ những bản tình ca buồn như: “Sang ngang”, “Mắt buồn”, “Ngày tạm biệt”... Những lời ca day dứt, đau thương đã vận vào cuộc đời người nghệ sĩ tài hoa, bạc mệnh này.

Những tài liệu quý về chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ

Những tài liệu quý về chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia III (Ảnh: Thùy Dương).
(PLVN) - Trong số tài liệu bảo quản tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia III (Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước, Bộ Nội vụ), khối tài liệu về chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ và Hội nghị Giơ-ne-vơ năm 1954 là một trong những khối tài liệu phản ánh một phần lát cắt của lịch sử dân tộc vẻ vang, hào hùng giữa thế kỷ XX.

Cảm nhận nhạc Đỗ Bảo ở “Khung trời khác”

Cảm nhận nhạc của Đỗ Bảo giản đơn, mộc mạc, nhưng rất sâu lắng và tinh tế (ảnh NVCC).
(PLVN) - Khung trời khác, là cảm nhận của một chàng ca sỹ Hà Nội về những bài hát do chính một nhạc sỹ Hà Nội sáng tác. Vẫn là những ca khúc quen thuộc của nhạc sỹ Đỗ Bảo, nhưng lại rất mới, rất khác so với những bản thu âm mà khán giả từng nghe trước đó.

Còn mãi tiếng 'oanh ca' Ngọc Lan

Cuộc đời của bà cũng mong manh, bạc mệnh như đóa ngọc lan nhỏ bé. (Nguồn: Nhạc vàng online)
(PLVN) - Tháng 3 là mùa trăm hoa đua nở, nhưng cũng là ngày mất đi một danh ca nổi tiếng người Việt Nam mang tên Ngọc Lan. Bà thành danh ở tuổi 30, nhưng “tài hoa bạc mệnh”, người đẹp đã qua đời ở tuổi 45. Hai mươi năm sau ngày mất, nữ danh ca vẫn để lại tiếc nuối không nguôi trong lòng người hâm mộ.