Một tiến sỹ "tiết kiệm" mỗi năm chỉ dùng 2 túi nhựa đựng rác

Một tiến sỹ "tiết kiệm" mỗi năm chỉ dùng 2 túi nhựa đựng rác
Tiến sĩ Darshan Karwat, ĐH Michigan đang trở thành đề tài nóng trên các mặt báo vì đã duy trì một lối sống vô cùng tiết kiệm đến nỗi hầu như không có rác trong suốt 2,5 năm.
Trong thời gian này, Karwat không động tới thức ăn nhanh, không mua sắm quần áo mới, không dùng cả giấy vệ sinh, tiết kiệm hết mức tới nỗi gom lại, số rác sinh hoạt xả ra mỗi năm của anh chỉ vừa đủ hai túi nhựa.
Karwat, người gốc Ấn Độ, bắt đầu thử nghiệm cuộc sống "không xả rác" từ khi sống ở Ann Arbor, Michigan, và đã duy trì được trong 2 năm rưỡi. Năm đầu tiên, số rác Karwat xả ra là 3,4 kg. Đến năm thứ hai, số rác xả ra được giảm xuống còn 2,7 kg - chỉ bằng 0.4% của một người xả rác trung bình mỗi năm tại Mỹ.
Dự án của Karwat lấy cảm hứng từ một tập trên chương trình The Story, kể về một cặp đôi người Anh sống không xả rác. Karwat sau đó về nhà nói với bạn cùng phòng rằng mình còn có thể làm tốt hơn.
Trong một bài viết cho Washington Post, Karwat chia sẻ: "Và như thế, tôi đã bắt đầu thử nghiệm của mình - sống đối mặt với các vấn đề môi trường lớn trong mọi hoạt động cá nhân".
Túi rác của Karwat chủ yếu chỉ có vài vỏ túi bim bim, nắp chai sữa thủy tinh, nhãn dán trái cây và thủy tinh vỡ cho thấy người đàn ông này đã hy sinh nhiều như thế nào để đạt được thành quả này. 
Karwat không mua mọi thực phẩm đóng gói bao gồm pho mát, chỉ uống sữa từ chai tủy tinh tái chế, và không mua quần áo mới, dụng cụ gia đình, không đồ tiện ích, không nội thất. Karwat thậm chí mang dao, dĩa , đĩa và bát riêng tới mọi nơi, để tránh dùng đồ nhựa.
Từ bỏ nhiều thứ như vậy đồng nghĩa với đời sống xã hội của Karwat không dễ dàng gì. Mang theo cốc thủy tinh riêng đến dự tiệc để tránh dùng cốc giấy chắc chắn không "thuận mắt" nhiều người, nhưng Karwat nghĩ cũng đáng để mình làm điều đó, bởi cuối cùng anh đã thành công trong việc chứng minh với mọi người rằng ai cũng có thể theo phong cách sống bền vững, chỉ cần họ chọn sống như vậy. 
Và nhìn lại tất cả, Karwat không nghĩ cuộc sống của mình đã phải thay đổi quá nhiều.
Karwat tin rằng nếu mình có thể sống một lối sống không xả rác thì ai cũng có thể, và mọi người nên thử.  "Chúng ta không cần quay ngược lại quá khứ để chú ý đến ranh giới môi trường. Chỉ cần sáng tạo. Tôi đã bắt đầu với kế hoạch 1 năm, nhưng cuối cùng kéo dài tới 2 năm rưỡi - tất cả thời gian còn lại của tôi ở Ann Arbor", Karwat nói.
Mỗi năm 250 triệu tấn rác được xả ra tại Mỹ

Đọc thêm

Những “bóng hồng” tài năng trong phim “Lật mặt 7”

Những “bóng hồng” tài năng trong phim “Lật mặt 7”
(PLVN) - “Lật mặt 7: Một điều ước” của Lý Hải dù chưa ra rạp song đã nhận sự quan tâm khi quy tụ dàn diễn viên bậc nhất trong cả series, lên đến 50 người. Trong phần phim mới, có nhiều “bóng hồng” xinh đẹp, tài năng cùng góp mặt.

Nam tài tử đời đầu của màn ảnh Việt

Ông ghi dấu bằng vẻ ngoài đẹp trai, tài năng diễn xuất. (Nguồn: Cô Hai Kim Cương)
(PLVN) - Trước những năm 1975, La Thoại Tân cùng với Trần Quang, Lê Quỳnh, Hùng Cường, được mệnh danh là những nam diễn viên điện ảnh tài năng, phong độ nhất của mảnh đất Sài Gòn phồn hoa. Mười sáu năm sau khi La Thoại Tân mất (13/3/2008), người hâm mộ vẫn chưa bao giờ quên chàng nghệ sĩ lịch lãm, với những vai diễn để đời.

Gieo mầm chân - thiện - mỹ đến học đường thông qua nghệ thuật sân khấu

Sinh viên hào hứng với chương trình Sân khấu học đường. (Nguồn: NVH Sinh viên TP Hồ Chí Minh)
(PLVN) - Nhiều năm qua, không ít nhóm nghệ sĩ tâm huyết đã cố gắng đưa các vở diễn có giá trị nhân văn đến học đường biểu diễn cho các em học sinh. Những nỗ lực này nhằm giúp lan tỏa tinh thần yêu sân khấu đến với thế hệ trẻ, gìn giữ một bộ môn nghệ thuật di sản, đồng thời gieo mầm chân - thiện - mỹ đến học đường thông qua nghệ thuật sân khấu.

Vân Dung - bà mẹ dị trong "Người một nhà"

Vân Dung - bà mẹ dị trong "Người một nhà" (ảnh trong phim).
(PLVN) - Trong “Người một nhà”, nghệ sĩ Vân Dung vào vai người mẹ vừa lạ vừa dị. Người mẹ này đã bỏ hai anh em Tuệ để chạy theo cuộc sống riêng và đó cũng là một phần lý do tạo nên tính cách, hoàn cảnh và những xung đột trong cuộc sống của họ.