Độc đáo lễ hội dành cho vong hồn quân giặc

Ngôi miếu thờ để vong hồn tử sỹ  giặc không hoang  lạnh.
Ngôi miếu thờ để vong hồn tử sỹ giặc không hoang lạnh.
(PLO) - Hiếm ở miền quê nào lại như làng Tốt Động (Chương Mỹ, Hà Nội) mỗi gò đống trong làng đều gắn với một chiến tích thắng quân Minh xâm lược hồi đầu thế kỷ 15. Và cũng ít ai biết rằng, hàng trăm năm qua, làng quê này vẫn gìn giữ một tục lệ vô cùng cao đẹp và nhân văn vào dịp tết đến, xuân về: đó là lễ “nghĩa chủng”, cúng vong hồn cho hàng vạn tên giặc chết trận để chúng không phải làm những oan hồn đói khát.

Mỗi địa danh, một quá khứ hào hùng
Làng Tốt Động đã đi vào lịch sử, được nhắc tới trong áng thiên cổ hùng văn “Bình Ngô đại cáo” của Nguyễn Trãi “Tốt Động thây chất đầy nội, nhơ để ngàn năm...”. 
Tìm trong sử sách, đầu tháng 11 năm 1426, tướng giặc Minh là Vương Thông tập trung 9 vạn quân hùng hổ tiến vào nước ta theo hướng Nam và Tây Nam với mộng tưởng có thể đánh bại nghĩa quân Lam Sơn trong thời gian ngắn nhất. Đoán trước ý đồ của giặc, dù tương quan lực lượng không có lợi nhưng các tướng lĩnh nghĩa quân đã “cao mưu” khi tìm ra địa hình xung yếu để mai phục quân địch. Nơi được chọn chính là vùng Tốt Động - Chúc Động. Với địa thế “hoàn hảo”, sau khi dụ giặc vào trận địa, nghĩa quân đã bất thần đánh úp, tiêu diệt phần lớn sinh lực địch để giành chiến thắng oanh liệt. Và cũng chính từ trận đánh này, những tên gọi của làng, của xóm nơi đây cũng được “khai sinh”.
Cụ Đoàn Đình Thiện (66 tuổi), chỉ tay về phía những gò đống ở phía xa cánh đồng, chia sẻ: “Những gò đống đó đều là chứng tích của trận đánh giặc Minh. Bình thường gò đống làm gì có tên, chỉ sau khi trận đánh kết thúc, người làng mới đặt tên và tồn tại từ đó tới giờ”. 
Theo trí nhớ của cao niên này, trước đây có khoảng 7 gò đống nhưng giờ chỉ lưu lại được 3 gò. Mỗi cái tên đều gắn với một câu chuyện khá thú vị. Như gò Đồng Mồ hay còn gọi là “cánh đồng mồ” là gò đất ở ngay chính giữa cánh đồng xã Tốt Động, đây là nơi có nhiều xác giặc Minh chết trận nhất. Cái tên gò Đồng Mồ ra đời ngụ ý chỉ nơi chôn xác giặc.
Cách gò Đồng Mồ khoảng hơn một cây số là gò Đồng Trê, đây là cánh đồng lầy, trũng nhất trận địa Tốt Động, chính vì có đặc điểm này nên nó còn có tên gọi là Trũng Hẻm. Lợi dụng địa hình này, nghĩa quân Lam Sơn đã dồn ép giặc Minh xuống đây để tiêu diệt. Xác giặc Minh nằm la liệt nên sau đó cá trê sinh sôi rất nhiều, thậm chí còn chui cả vào đầu lâu quân giặc để làm tổ. Người dân chẳng dám bắt cá ở đây và tên gọi gò Đồng Trê cũng hình thành vì thế.
Rồi đến gò Đồng Giả, tương truyền là nơi nghĩa quân Lam Sơn đã lập doanh trại giả để đánh lừa, “nhử” quân địch sa vào trận địa mai phục. Gò Đồng Vỡ chính là nơi lưu dấu sự thất bại thảm hại của quân giặc. Tương truyền khi bị nghĩa quân đánh úp, giặc “vỡ trận” từ địa điểm này rồi tan chạy như “ong vỡ tổ”. Hay gò Đồng Kiến chính là nơi các tướng lĩnh nghĩa quân đặt đài quan; rồi gò Trống, gò Kèn là nơi phát tín lệnh bằng kèn, trống để cổ vũ quân sĩ xung phong diệt giặc. Gò Đồng Án là nơi tướng lĩnh nghĩa quân ra lệnh đắp đất, án ngữ không cho giặc Minh chạy vào các thôn xóm của xã Tốt Động. 
Tuy nhiên, hiện nay ngoài gò Đồng Mồ, Đồng Trê và Đồng Giả, những gò đống khác đều không còn tồn tại. Chỉ ở cổng đền của xã Tốt Động mới có những tấm bia đá nhỏ ghi lại những câu chuyện xung quanh các địa danh này. 
Lễ “nghĩa chủng”, tinh thần nhân đạo của dân tộc
Nhiều người có thể biết về chiến thắng oanh liệt của trận đánh Tốt Động nhưng ít ai biết rằng, nơi đây vẫn lưu giữ tục cúng vong hồn cho quân giặc tử trận. Sau chiến thắng lịch sử đó vài năm, Vua Lê Thái Tổ ban hành chiếu chỉ lệnh cho dân làng thu gom hài cốt quân giặc, chôn tập trung tại một chỗ, rồi hàng năm phải cúng vong hồn cho họ. 
Tấm bia tạc theo lệnh vua tế vong hồn binh sỹ giặc Minh tử trận
Tấm bia tạc theo lệnh vua tế vong hồn binh sỹ giặc Minh tử trận 
Đến năm 1866, Vua Tự Đức xuống chiếu cứ vào ngày 24/12 âm lịch, người dân phải tổ chức làm lễ cúng vong hồn tử trận. Thấy đây là việc làm có ý nghĩa nhân đạo, người làng vui vẻ tuân theo, gọi đó là lễ “nghĩa chủng”.  
Ngoài ra, cũng theo “sắc chỉ nhà vua”, người dân dựng một tấm bia và lập đền thờ cho các vong hồn tử trận. Tấm bia đá này hiện nay vẫn còn được lưu giữ, trên mặt bia có khắc những dòng chữ Hán do cử nhân Bộ lại Đặng Tĩnh Trai soạn theo lệnh Vua: “Ta rằng hỡi ôi! Số người thác ở đây trăm đời sau vẫn là ma khách. Nay các ngươi được về đây, thi thể các ngươi được thoát khỏi ngâm thây đáy nước, dãi nắng bãi cỏ hoang, ăn gió, uống sương hồn phách chập chờn như đom đóm…”.
Giải thích về tên gọi của tục lệ này, cụ Nguyễn Trọng Thích (80 tuổi) cho biết: “Từ “nghĩa” tức là làm việc nghĩa, cúng vong hồn cho “ma giặc khỏi chịu cảnh đói khát”. Tuy nhiên, chúng là quân xâm lược gây nhiều tội ác, giống như “loài nghiệt chủng”.  Hàng năm cho  “lũ nghiệt chủng”, gọi như vậy cũng bởi tội ác của quân giặc gây ra. 
Theo vị cao niên, hàng trăm năm qua, lễ “nghĩa chủng” vẫn làm vào ngày 24/12. Nhưng những năm gần đây, để tiện việc lễ hội, người làng quyết định cúng “nghĩa chủng” luôn vào ngày 23 tháng Chạp, ông Công, ông Táo. Đồ lễ gồm: 1 con ngựa lớn, 1 con voi lớn, 1 mũ bình thiên, 2 mũ đương liên, 5 mũ ngũ phương đi kèm với 5 lá cờ nhỏ và 1 lá đại kỳ. Ngày trước đồ lễ còn có một con lợn chín khoảng 30kg nhưng sau này chỉ tượng trưng bằng giò lợn kèm theo xôi, oản, hoa quả và một nồi cháo. Đoàn cúng bao gồm các cao niên trong làng, mỗi năm các cụ sẽ thay phiên nhau đọc văn tế. 
Sau khi sắp lễ ở gò Đồng Mồ, người được cắt cử sẽ đọc bài văn cúng “ma giặc”: “Hỡi ơi các vong hồn! Vua ta có lòng nhân nghĩa, ra sắc chỉ cho thu nhặt hài cốt, xây mồ. Vì không nơi nương tựa, các ngươi hãy nhớ ngày này trở về đây mà hưởng tết. Lòng thành lễ mọn, các ngươi cùng hưởng, không phải e lệ chi…”.
Tục xưa, những đứa trẻ chăn trâu ở cánh đồng sẽ đóng vai những vong hồn của giặc, chực sẵn ở quanh khu vực cúng. Sau khi bài văn cúng kết thúc, đám trẻ được phép lao vào tranh cướp đồ ăn. Bởi thế lễ này ngoài tên gọi “nghĩa chủng” còn được dân làng đặt cho cái tên dân gian là lễ “cướp cháo cầu”. Ngày nay, tục “cướp cháo cầu” chỉ mang tính chất nghi thức, chứ ngày xưa đó được coi là hội đối với đám trẻ trâu trong vùng. 
Cụ Thích cũng chia sẻ thân mật: “Ngày trước, chi phí làm lễ “nghĩa chủng” đều được các bậc chức sắc trong làng lo liệu, nhưng hiện nay đều là do các cao niên đi quyên góp”. Theo đó, cứ gần đến ngày làm lễ cúng, hội cao niên lại đi vận động dân làng, người góp gạo, người góp tiền… mỗi người một chút để tỏ lòng thành, cũng là để cầu mong cuộc sống yên lành, “không bị các ma đói quấy quả”. Lễ “nghĩa chủng” có nguồn gốc từ hàng trăm năm trước, chỉ có ở làng Tốt Động và vẫn được bảo lưu cho đến tận ngày nay. 
Dù Tết đến, Xuân về với bộn bề việc phải lo, nhưng người dân vẫn không bao giờ quên lãng lễ hội thể hiện tấm lòng nhân đạo của dân tộc Việt. Đúng như lời văn của Nguyễn Trãi: “Lấy đại nghĩa để thắng hung tàn. Lấy trí nhân để thay cường bạo”, dân tộc Việt đã lấy tinh thần nhân văn cao cả, là truyền thống, văn hiến ngàn đời của dân tộc để “đối đãi” với kẻ thù. Đây là nghĩa cử cao đẹp mà dân tộc Việt vốn đã, đang và sẽ mãi lưu giữ. /.

Tin cùng chuyên mục

“Thần tượng Bolero” Tô Ngọc Hà chìm đắm sắc màu Hà Nội (ảnh V.H)

“Thần tượng Bolero” Tô Ngọc Hà chìm đắm sắc màu Hà Nội

(PLVN) -  Từng tốt nghiệp Học viện Âm nhạc quốc gia Việt Nam, là học trò của nữ ca sĩ Anh Thơ, Tô Ngọc Hà lại chọn theo dòng nhạc Bolero, trữ tình, lãng mạn…Với chất giọng trầm ấm, ngọt ngào nữ ca sĩ thể hiện tình yêu Hà Nội qua những sắc màu thời gian.

Đọc thêm

Chuyện bí ẩn về bút danh Đoàn Chuẩn - Từ Linh

Những câu chuyện xung quanh việc sáng tác chung của Đoàn Chuẩn và Từ Linh cho đến nay, vẫn còn là bí mật. (Ảnh: Vàng Son một thuở)
(PLVN) - Trong hầu hết các sáng tác của mình, nhạc sĩ Đoàn Chuẩn thường ký bút danh Đoàn Chuẩn - Từ Linh. Về cái tên Đoàn Chuẩn - Từ Linh có rất nhiều giai thoại. Cho đến tận bây giờ, nhiều người vẫn không thể giải thích hay làm sáng tỏ được việc viết nhạc và lời của hai ông trong các sáng tác.

Phận đời sầu thương của nhạc sĩ Đỗ Lễ

Phận đời sầu thương của nhạc sĩ Đỗ Lễ
(PLVN) - Đỗ Lễ được nhiều người biết đến nhờ những bản tình ca buồn như: “Sang ngang”, “Mắt buồn”, “Ngày tạm biệt”... Những lời ca day dứt, đau thương đã vận vào cuộc đời người nghệ sĩ tài hoa, bạc mệnh này.

Những tài liệu quý về chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ

Những tài liệu quý về chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia III (Ảnh: Thùy Dương).
(PLVN) - Trong số tài liệu bảo quản tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia III (Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước, Bộ Nội vụ), khối tài liệu về chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ và Hội nghị Giơ-ne-vơ năm 1954 là một trong những khối tài liệu phản ánh một phần lát cắt của lịch sử dân tộc vẻ vang, hào hùng giữa thế kỷ XX.

Cảm nhận nhạc Đỗ Bảo ở “Khung trời khác”

Cảm nhận nhạc của Đỗ Bảo giản đơn, mộc mạc, nhưng rất sâu lắng và tinh tế (ảnh NVCC).
(PLVN) - Khung trời khác, là cảm nhận của một chàng ca sỹ Hà Nội về những bài hát do chính một nhạc sỹ Hà Nội sáng tác. Vẫn là những ca khúc quen thuộc của nhạc sỹ Đỗ Bảo, nhưng lại rất mới, rất khác so với những bản thu âm mà khán giả từng nghe trước đó.

Còn mãi tiếng 'oanh ca' Ngọc Lan

Cuộc đời của bà cũng mong manh, bạc mệnh như đóa ngọc lan nhỏ bé. (Nguồn: Nhạc vàng online)
(PLVN) - Tháng 3 là mùa trăm hoa đua nở, nhưng cũng là ngày mất đi một danh ca nổi tiếng người Việt Nam mang tên Ngọc Lan. Bà thành danh ở tuổi 30, nhưng “tài hoa bạc mệnh”, người đẹp đã qua đời ở tuổi 45. Hai mươi năm sau ngày mất, nữ danh ca vẫn để lại tiếc nuối không nguôi trong lòng người hâm mộ.

Có gì ở bom tấn “Godzilla x Kong: Đế chế mới”?

Có gì ở bom tấn “Godzilla x Kong: Đế chế mới”?
(PLVN) - Sau thành công của phần phim “Godzilla Đại chiến Kong”, đạo diễn Adam Wingard và ê-kíp sẽ trở lại trong màn hợp sức của hai siêu quái trong “Godzilla x Kong: Đế chế mới” với một quy mô đồ sộ hơn.