Chuyện về con voi nhà duy nhất ở Gia Lai

Yã Tao là con voi nhà còn lại duy nhất ở Gia Lai.
Yã Tao là con voi nhà còn lại duy nhất ở Gia Lai.
(PLO) - Cao nguyên Gia Lai vốn tự hào về nghề thuần dưỡng voi rừng và có đàn voi nhà đông đúc. Thế nhưng, theo thời gian, đại ngàn nơi đây dần mai một. May mắn thay, vẫn còn đó một con voi độc nhất tồn tại bên người quản tượng già Ksor Chăm (76 tuổi, ngụ làng Plei Pa Kdranh, xã Chư Mố, huyện Ia Pa, tỉnh Gia Lai).

Từng là đất voi 

Trong trí nhớ của ông Ksor Chăm, thời trẻ ông đã không ít lần được theo ông nội mình ngất ngưởng trên bành voi Thoong Khăm đi uống rượu hết làng này sang làng khác trong sự thán phục của các quan thầy người Pháp. Ông không thể nhớ cả vùng Chư Mố lúc đó có bao nhiêu con voi, chỉ biết là rất nhiều. 

Riêng nhà ông đã có tới 3 con voi đực: Thoong Khăm, Thoong Xa và Đak Xom. Nhưng hầu hết đàn voi của buôn làng đều đã chết vì bom đạn Mỹ thời chiến tranh, số ít còn lại cũng ngã xuống vì bệnh tật, thiếu thức ăn. Những người quản tượng vì thế cũng bỏ đi nơi khác, số ít chuyển sang làm ruộng, rẫy. Đến nay, cả Gia Lai chỉ còn lại duy nhất con voi Yã Tao của ông.

Năm 1990, ông Ksor Chăm mang 5 cây vàng qua Đắk Lắk, tìm đến huyện Lạc Thiện mua con voi cái đặt tên là Yã Tao. Theo tính toán của ông, con voi này cũng gần 60 tuổi, hiền lành và ngày ngày mưu sinh cùng ông chủ. Vào mùa thu hoạch mì, cà phê, những nơi mà xe cơ giới không vận chuyển được thì người dân sẽ thuê Yã Tao thồ và phải trả công. Hết mùa thì voi được xích lại và thả tít vào tận rừng sâu vì thức ăn trong đó dồi dào. 

Bây giờ, ông Ksor Chăm cũng đã già yếu đi nhiều nên gần chục năm nay ông đã không còn đủ sức để rong ruổi theo con voi vào rừng kiếm cái ăn cho nó nữa. Công việc quản tượng giờ được ông truyền lại cho người con rể Ksor Alơh. 

Anh Ksor Alơh gùi gạo, muối vào rừng sâu thay cha vợ mình rong ruổi theo con voi để kiếm cái ăn cho nó và cũng để nó kiếm cây thuốc tự chữa bệnh. Vậy nên có khi cả tháng anh mới về nhà một lần. Còn ông Ksor Chăm thi thoảng nhớ voi lại khăn gói vào rừng tìm.

“Tôi nhớ mãi đêm ấy, một tiếng đoàng súng kíp vang lên, rồi Yã Tao bị trúng hơn 20 viên đạn chì ở má phải, máu đổ ròng ròng. Nhờ có cây thuốc trồng ở nhà, tôi giã nát đắp lên mặt, những viên đạn tự rời ra, hơn 1 tuần thì vết thương lành hẳn. Sau đó, ở trên rừng, Yã Tao tự tìm cây thuốc chữa bệnh cho mình”, ông Ksor Chăm cho biết.

Ông Ksor Chăm bảo mình có 9 người con 6 gái và 3 trai, tất cả đã được dựng vợ, gả chồng. 3 người con trai thì đứa làm cán bộ xã, đứa đi làm ăn xa nên cũng mất hơi voi từ lâu. Giờ chỉ có 2 người con rể là Ksor Alơh, Siu Kiêm và ông là ngồi được trên lưng voi.

Biết được nhà ông Ksor Chăm sở hữu voi, lâu nay, rất nhiều người đến hỏi mua voi Yã Tao. “Nhiều người lắm, có cả người nước ngoài hỏi mua Yã Tao. Cách đây ít năm, có công ty du lịch hỏi mua giá 1,5 tỷ nhưng tôi từ chối. Không phải tôi chê tiền mà ai nỡ bán đi một thành viên trong gia đình”, ông Ksor Chăm cho biết.

Nói rồi, người quản tượng già bảo, voi không chỉ là một tài sản lớn mà là con vật linh thiêng, là niềm kiêu hãnh của dòng họ, buôn làng. Ông nhất quyết sẽ không bán, sau này ông có mất đi sẽ để lại cho con cháu nuôi. Ước nguyện lớn nhất của ông lúc này là mong sao tìm cho Yã Tao được một chú voi đực, với hy vọng Yã Tao sẽ sinh được chú voi con. Như thế, làng voi Chư Mố sẽ không lo bị xóa sổ voi.

Giờ chỉ còn là hoài niệm 

Ngồi trò chuyện, ông Ksor Chăm bảo, nuôi voi cũng phải mời thầy cúng làm lễ đặt tên cho nó, tiệc rượu linh đình mời cả làng đến chứng kiến. Làm điều này là để cho voi nhận mặt làm quen, sau này gặp nhau nó không làm hại đến ai. 

Trong lễ đặt tên cho voi, người chủ phải đặt một quả trứng gà dưới đất, gọi lên một loạt cái tên để khi voi ưng cái tên nào đó, nó sẽ giẫm nát quả trứng còn không ưng thì thôi. “Với người Tây Nguyên, voi không chỉ đắc dụng trong công việc nặng nhọc như kéo gỗ làm nhà, vận chuyển nông sản… mà còn chứng tỏ được vị thế của chủ voi trước cộng đồng, thể hiện sự giàu có, địa vị bề trên”, ông Ksor Chăm nói. 

Nhưng để huấn luyện một con voi không hề đơn giản, thậm chí có khi còn nguy hiểm đến tính mạng. Quá trình huấn luyện phải dùng chiếc kuh, là một cái gậy làm bằng thân cây le già rắn chắc, phía trước có bịt mũi sắt nhọn và có một móc sắt chìa ra để ngoắc vào huyệt nơi tai voi rồi điều khiển. Muốn voi đi sang phía nào thì dùng chiếc kuh ngoắc vào huyệt ở tai kéo voi đi sang bên đó. Khi voi bướng bỉnh không nghe thì dùng đầu nhọn của chiếc kuh đâm mạnh vào huyệt ở trên đầu, phía sau tai voi. Riêng voi lớn đã thuần dưỡng rồi thì dùng vòi quật mạnh vào thân như răn đe, bắt phải tuân theo. 

“Nói thì vậy chứ công việc huấn luyện voi thật không đơn giản. Vì con voi không thích người lạ đến gần. Một con voi phải mất hơn hai tháng, ngày nào cũng phải ăn ngủ gần chỗ nó để cho ăn, trông chừng và để nó quen hơi của chủ. Sau đó, mới chịu cho mình leo lưng nó để huấn luyện”, ông Ksor Chăm cho biết.

Nghề quản tượng cũng rất kén người và có lắm điều phải kiêng kỵ, nhất là không được uống rượu và ăn thịt chó, vì con voi rất ghét chó, khi chó đến gần là nó rống lên dọa nạt và dùng vòi quật chết hoặc xua đuổi. Kể cả khi voi đã thuần dưỡng rồi, chủ voi uống rượu say thì không được đến gần vì sẽ làm con voi sợ. Đã có không dưới 2 lần ông Ksor Chăm phải nhờ người làng lần theo dấu chân voi vào rừng tìm kiếm về vì những lý do như thế. 

Trong dịp lễ Tết nhất là khi mừng nhà mới, chủ voi tổ chức tiệc rượu linh đình mời khách, phải cho voi ăn ngon để tạ ơn nó đã giúp kéo gỗ làm nhà. Trường hợp voi bị chết, chủ voi làm lễ cúng, mời cả dòng họ, cả làng đến uống rượu; làm mộ cho voi ở sâu trong rừng, cách xa khu nhà mả của làng, khắc bia bằng cây rừng có hình voi. Khu vực này nghiễm nhiên trở thành vùng đất thiêng, không ai dám làm ruộng rẫy ở nơi đây.  

Rời nhà ông Ksor Chăm, chúng tôi vẫn không quên được hình bóng voi Yã Tao. Chú voi này không chỉ minh chứng cho một thời hùng vĩ của mảnh đất Gia Lai với bạt ngàn rừng xanh, tràn đầy muông thú mà còn là “nhân vật lịch sử” minh chứng cho sự đổi thay của thời cuộc, khi những cánh rừng tưởng chừng như bất tận đã “biến mất”, muông thú cũng bị tiêu diệt dần. 

Tin cùng chuyên mục

Cuộc thi nhảy Dalat Best Dance Crew 2024 hứa hẹn sôi động, hấp dẫn.

'Đại tiệc' âm nhạc xuyên suốt dịp lễ 30/4-1/5 tại Đà Lạt

(PLVN) - Ngoài 2 chương trình lễ hội âm nhạc chính diễn ra từ 27 đến 30/4, tại các khu du lịch, phòng trà ở Đà Lạt (Lâm Đồng) đều có các chương trình ca hát để phục vụ người dân, du khách trong dịp nghỉ lễ ngày Chiến thắng 30/4 và ngày Quốc tế lao động 1/5 năm nay.

Đọc thêm

200 nghìn bông hoa bách hợp khoe sắc tại Khu vườn âm nhạc

Tuần lễ hoa bách hợp gìn giữ và tôn vinh giá trị nghệ thuật về một loài hoa đặc trưng của người Hà Nội (ảnh Duy Tiến)
(PLVN) -  “Tuần lễ hoa bách hợp 2024” với chủ đề “Khu vườn âm nhạc - tinh khôi bách hợp tháng 4” diễn ra từ 19 - 28/4 tại bán đảo Skyline (Hà Nội) mong muốn gìn giữ và tôn vinh giá trị nghệ thuật về một loài hoa đặc trưng của người Hà Nội cùng nhiều hoạt động văn hoá, nghệ thuật đặc sắc...

Lương Thùy Linh trở thành Đại sứ Văn hóa đọc TP HCM

Lương Thùy Linh trở thành Đại sứ Văn hóa đọc TP HCM
(PLVN) - Sáng 19/4, Lễ Khai mạc Ngày sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần 3 - năm 2024 do Sở Thông tin và Truyền thông TP HCM tổ chức đã chính thức diễn ra. Hoa hậu Lương Thùy Linh xuất hiện tại sự kiện với vai trò Đại sứ Văn hóa đọc TP HCM nhiệm kỳ 2024-2025.

“Thần tượng Bolero” Tô Ngọc Hà chìm đắm sắc màu Hà Nội

“Thần tượng Bolero” Tô Ngọc Hà chìm đắm sắc màu Hà Nội (ảnh V.H)
(PLVN) -  Từng tốt nghiệp Học viện Âm nhạc quốc gia Việt Nam, là học trò của nữ ca sĩ Anh Thơ, Tô Ngọc Hà lại chọn theo dòng nhạc Bolero, trữ tình, lãng mạn…Với chất giọng trầm ấm, ngọt ngào nữ ca sĩ thể hiện tình yêu Hà Nội qua những sắc màu thời gian.

Trao giải thưởng cuộc thi sáng tác tranh cổ động tuyên truyền kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Qua 2 tháng phát động, Ban Tổ chức đã nhận được hơn 1.000 tác phẩm tham gia 02 cuộc thi Cuộc thi sáng tác tranh cổ động tuyên truyền kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ và 65 năm Ngày mở đường Hồ Chí Minh - Ngày truyền thống Bộ đội Trường Sơn. (Ảnh: Bảo Châu)
(PLVN) - Sáng ngày 17/4/2024, tại Hà Nội, Cục Văn hóa cơ sở tổ chức Trao giải thưởng cuộc thi sáng tác tranh cổ động tuyên truyền kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024) và 65 năm Ngày mở đường Hồ Chí Minh - Ngày truyền thống Bộ đội Trường Sơn (19/5/1959 - 19/5/2024).

Các nghệ sĩ, tiktoker tránh phạm luật khi quảng cáo

Nhiều nghệ sỹ nổi tiếng đã quảng cáo cho FXT Token, một loại tiền hoạt động dưới hình thức đa cấp tại Việt Nam. (Ảnh: Zing.vn).
(PLVN) - Trước thực trạng các nghệ sĩ quảng cáo, người nổi tiếng, tiktoker giới thiệu thực phẩm chức năng, thực phẩm bảo vệ sức khỏe sai sự thật, không đúng công dụng, các ngành chức năng đã tuyên truyền quy định của pháp luật về quảng cáo, xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân, đặc biệt các văn nghệ sĩ vi phạm.

Chuyện bí ẩn về bút danh Đoàn Chuẩn - Từ Linh

Những câu chuyện xung quanh việc sáng tác chung của Đoàn Chuẩn và Từ Linh cho đến nay, vẫn còn là bí mật. (Ảnh: Vàng Son một thuở)
(PLVN) - Trong hầu hết các sáng tác của mình, nhạc sĩ Đoàn Chuẩn thường ký bút danh Đoàn Chuẩn - Từ Linh. Về cái tên Đoàn Chuẩn - Từ Linh có rất nhiều giai thoại. Cho đến tận bây giờ, nhiều người vẫn không thể giải thích hay làm sáng tỏ được việc viết nhạc và lời của hai ông trong các sáng tác.

Phận đời sầu thương của nhạc sĩ Đỗ Lễ

Phận đời sầu thương của nhạc sĩ Đỗ Lễ
(PLVN) - Đỗ Lễ được nhiều người biết đến nhờ những bản tình ca buồn như: “Sang ngang”, “Mắt buồn”, “Ngày tạm biệt”... Những lời ca day dứt, đau thương đã vận vào cuộc đời người nghệ sĩ tài hoa, bạc mệnh này.

Những tài liệu quý về chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ

Những tài liệu quý về chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia III (Ảnh: Thùy Dương).
(PLVN) - Trong số tài liệu bảo quản tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia III (Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước, Bộ Nội vụ), khối tài liệu về chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ và Hội nghị Giơ-ne-vơ năm 1954 là một trong những khối tài liệu phản ánh một phần lát cắt của lịch sử dân tộc vẻ vang, hào hùng giữa thế kỷ XX.

Cảm nhận nhạc Đỗ Bảo ở “Khung trời khác”

Cảm nhận nhạc của Đỗ Bảo giản đơn, mộc mạc, nhưng rất sâu lắng và tinh tế (ảnh NVCC).
(PLVN) - Khung trời khác, là cảm nhận của một chàng ca sỹ Hà Nội về những bài hát do chính một nhạc sỹ Hà Nội sáng tác. Vẫn là những ca khúc quen thuộc của nhạc sỹ Đỗ Bảo, nhưng lại rất mới, rất khác so với những bản thu âm mà khán giả từng nghe trước đó.