Tổng tài sản BIDV đạt trên 1 triệu tỷ đồng

(PLO) - Ngày 22/4/2017, tại Hà Nội, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) tổ chức Đại hội đồng Cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên năm 2017. ĐHĐCĐ thường niên BIDV 2017 đã thông qua nhiều nội dung quan trọng.
Tổng tài sản BIDV đạt trên 1 triệu tỷ đồng

Tham dự Đại hội có 295 người đại diện cho 3.285.169.624 cổ phần có quyền biểu quyết, chiếm 96,0937% số cổ phần có quyền biểu quyết. 

ĐHĐCĐ thường niên BIDV 2017 thông qua nhiều nội dung quan trọng: Tổng kết hoạt động của HĐQT nhiệm kỳ 2012-2016, định hướng 2017-2022, trọng tâm 2017; Báo cáo kết quả kinh doanh 2016, kế hoạch kinh doanh 2017; Kết quả hoạt động của Ban Kiểm soát; Báo cáo tài chính hợp nhất 2016 đã được kiểm toán, Phương án trích lập các quỹ, phân phối lợi nhuận và chi trả cổ tức 2016; Ngân sách và mức thù lao HĐQT, Ban Kiểm soát 2017; Phương án tăng vốn điều lệ 2017; Sửa đổi, bổ sung Điều lệ BIDV; Sửa đổi, bổ sung Quy chế tổ chức và hoạt động của HĐQT; Lựa chọn tổ chức kiểm toán độc lập 2018; Bầu thành viên HĐQT, BKS nhiệm kỳ 2017-2022…

Về kết quả kinh doanh, tính đến 31/12/2016, tổng tài sản BIDV đạt 1.006.404 tỷ đồng, tăng 18,3% so với 2015, chiếm 14% tổng tài sản toàn ngành ngân hàng; Nguồn vốn huy động đạt 940.020 tỷ đồng, tăng 21,1% so với 2015; Dư nợ tín dụng đạt 723.697 tỷ đồng; Lợi nhuận trước thuế đạt 7.709 tỷ đồng, tăng 3,2% so với 2015. Chất lượng tín dụng được kiểm soát chặt chẽ, tỷ lệ nợ xấu luôn thấp hơn tỷ lệ nợ xấu tối đa do ĐHĐCĐ đặt ra…

Hoạt động kinh doanh trong Quý I/2017 ổn định, bám sát định hướng và lộ trình kế hoạch kinh doanh năm. Tổng tài sản đến hết Quý I/2017 đạt trên 1.025 nghìn tỷ, tăng 1,8% so với đầu năm; Dư nợ tín dụng tăng 4,85% so với đầu năm; Huy động vốn tăng 3,15% so với đầu năm; LNTT đạt 2.075 tỷ, tăng 9,2% so với cùng kỳ năm trước, hoàn thành 27% kế hoạch năm 2017. Chất lượng tín dụng được kiểm soát theo mục tiêu.

Về cơ cấu hoạt động, tiếp tục chuyển dịch tích cực với dư nợ bán lẻ tăng trưởng gần 32%, chiếm tỷ trọng 25% tổng dư nợ; huy động vốn bán lẻ tăng trưởng gần 23%, chiếm 55% tổng huy động vốn; Phân khúc doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) đạt mức tăng khá với dư nợ tăng trưởng 34%, huy động vốn tăng trưởng 44% so với năm 2015. 

Về Mạng lưới kênh phân phối và nền khách hàng, không ngừng được mở rộng, nâng cao chất lượng dịch vụ, gia tăng sự tín nhiệm và hài lòng của khách hàng. BIDV có mạng lưới hoạt động trải rộng khắp các tỉnh/thành phố trong cả nước với 191 chi nhánh và gần 1.000 phòng giao dịch; 13 công ty trực thuộc và đơn vị liên doanh, 06 Văn phòng Đại diện tại nước ngoài và trên 24.000 cán bộ, nhân viên. BIDV hiện có quan hệ với gần 300 nghìn khách hàng doanh nghiệp; gần 9 triệu khách hàng cá nhân, chiếm gần 10% dân số Việt Nam; hơn 2.300 định chế tài chính hàng đầu của 117 quốc gia và vùng lãnh thổ trên toàn cầu.

Về vấn đề nhân sự, ĐHĐCĐ nhất trí bầu HĐQT nhiệm kỳ 2017-2022 gồm 10 thành viên: Ông Trần Anh Tuấn, Ông Phan Đức Tú, Ông Bùi Quang Tiên, Bà Phan Thị Chinh, Ông Ngô Văn Dũng, Ông Nguyễn Huy Tựa, Bà Lê Thị Kim Khuyên, Ông Nguyễn Văn Lộc, Ông Trần Thanh Vân, Ông Lê Việt Cường; HĐQT đã họp phiên thứ nhất và thống nhất bầu Ông Trần Anh Tuấn đảm nhiệm vị trí Ủy viên phụ trách HĐQT, Ông Phan Đức Tú đảm nhiệm vị trí Tổng Giám đốc. ĐHĐCĐ nhất trí bầu Ban Kiểm soát nhiệm kỳ 2017-2022 gồm 03 thành viên: Bà Võ Bích Hà, Ông Cao Cự Trí, Bà Nguyễn Thị Tâm; Ban Kiểm soát đã họp và thống nhất bầu Bà Võ Bích Hà đảm nhiệm vị trí Trưởng Ban Kiểm soát.

Về trọng tâm, nhiệm vụ giai đoạn 2017-2022: Hoàn thiện thể chế; Hoạch định chiến lược; Nâng cao năng lực tài chính; Hoàn thiện mô hình tổ chức, tập trung sàng lọc, phát triển nguồn nhân lực có chất lượng gắn với tái cơ cấu và hội nhập quốc tế; Củng cố, sắp xếp, nâng cao hiệu quả mạng lưới hoạt động; Triển khai các dự án CNTT cốt lõi; Phát triển hoạt động bán lẻ; Nâng cao hiệu quả hoạt động các hiện diện thương mại tại hải ngoại; Cải cách thủ tục hành chính, nâng cao năng lực cạnh tranh; Phát triển thương hiệu, công tác ASXH; Tăng cường công tác kiểm tra giám sát, kiểm toán nội bộ; Triển khai công tác quản trị rủi ro, sẵn sàng áp dụng các chuẩn mực Basel theo quy định của NHNN vào năm 2018.

Về mục tiêu và các nhiệm vụ năm 2017: Huy động vốn Tăng trưởng 16,5%; Dư nợ tín dụng Tăng trưởng ≤16%; Lợi nhuận trước thuế 7.750 tỷ đồng; Tỷ lệ nợ xấu<3%; Tỷ lệ chi trả cổ tức≥7% và không thấp hơn lãi suất tiết kiệm 12 tháng VND; Tập trung triển khai Đề án tăng cường năng lực tài chính toàn diện trong đó quyết tâm thực hiện các biện pháp tăng vốn điều lệ; Xây dựng Kế hoạch kinh doanh giai đoạn 2017-2020 gắn với Phương án Tái cơ cấu BIDV giai đoạn 2; Tăng trưởng tín dụng an toàn, bền vững, có hiệu quả; Điều hành cân đối vốn đảm bảo hài hòa 3 mục tiêu “an toàn – hiệu quả - quy mô; Tăng cường các nguồn thu và tiết kiệm chi phí để gia tăng thu nhập; Tạo bước đột phá trong hoạt động bán lẻ, chú trọng phát triển và gia tăng các nguồn thu dịch vụ; Củng cố, nâng cao hiệu quả mạng lưới kinh doanh truyền thống và hiện đại.

Năm 2016, vị thế, uy tín thương hiệu BIDV đã được quốc tế, trong nước ghi nhận: Tổ chức Brand Finance định giá BIDV là thương hiệu ngân hàng đứng đầu Việt Nam, đứng thứ 26 trong các ngân hàng ASEAN, đứng thứ 401 trong các Ngân hàng toàn cầu, tăng 12 bậc so với năm 2016; Tạp chí Forbes bình chọn TOP Global 2000 công ty đại chúng lớn và quyền lực nhất thế giới; Tạp chí The Asianbanker trao tặng giải thưởng “Ngân hàng bán lẻ tốt nhất Việt Nam” 3 năm liên tiếp và Ngân hàng có “Sản phẩm cho vay nhà ở tốt nhất Việt Nam” 2 năm liên tiếp; Là ngân hàng duy nhất tại Việt Nam được vinh danh “Ngân hàng bán lẻ tiêu biểu 2016” tại Diễn đàn Ngân hàng bán lẻ Việt Nam 2016; BIDV cũng đạt được nhiều giải thưởng trên các mặt hoạt động như thẻ, kinh doanh vốn, công nghệ thông tin... 

Cổ phiếu BIDV có tính thanh khoản cao nhất so với các NHTMCP Nhà nuớc: Trung bình năm 2016 đạt 1,4 triệu cổ phiếu/phiên, cao hơn mức bình quân cổ phiếu niêm yết ngành ngân hàng là 778 nghìn cổ phiếu/phiên.

Hoạt động khối công ty, liên doanh, hiện diện thương mại được duy trì tốt, đóng góp vào hiệu quả chung của BIDV: CTCP Chứng khoán (BSC) đạt LNTT 125 tỷ đồng, hoàn thành vượt kế hoạch; Tổng công ty Bảo hiểm (BIC) đạt LNTT 169 tỷ đồng; Công ty Cho thuê tài chính (BLC) chuyển đổi mô hình hoạt động theo hình thức liên doanh giữa BIDV với Sumimoto Mitsui Trust Bank thành Cty cho thuê tài chính TNHH BIDV - Sumi Trust; Công ty Liên doanh Bảo hiểm nhân thọ Metlife đạt tổng doanh thu phí bảo hiểm tăng gấp 2,5 lần so với năm trước. 

Ảnh minh hoạ

Luật Đất đai (sửa đổi): Bảng giá đất mới áp dụng từ ngày 1/1/2026, được điều chỉnh hằng năm

(PLVN) - Theo Luật đất đai (sửa đổi), bảng giá đất lần đầu sẽ được công bố và áp dụng từ ngày 1/1/2026, được điều chỉnh, sửa đổi bổ sung từ ngày 1/1 của năm tiếp theo. Việc xây dựng bảng giá đất theo vùng giá trị, thửa đất chuẩn đối với khu vực có bản đồ địa chính số và cơ sở dữ liệu giá đất...
Khu công nghiệp Hòa Phú thu hút nhiều nhà đầu tư. (Ảnh: Nguyễn Tuấn)

Giải phóng mặt bằng thực hiện khu công nghiệp Hòa Phú (Bắc Giang): Chủ tịch UBND chỉ đạo thực hiện công khai, minh bạch

(PLVN) - Trao đổi với PV Báo Pháp luật Việt Nam, ông Lê Ánh Dương, Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang cho biết, mới đây đã chỉ đạo các đơn vị liên quan tập trung tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc đẩy nhanh tiến độ bồi thường giải phóng mặt bằng (GPMB), bảo đảm trong quý 1/2024 hoàn thành GPMB toàn bộ diện tích Khu công nghiệp (KCN) Hòa Phú, KCN Hòa Phú mở rộng giai đoạn 1 (GĐ1).
Luật sư Đỗ Thị Thanh Nhàn - Công ty Luật E&D, Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội.

Luật Kinh doanh Bất động sản 2023: Siết tình trạng phân lô bán nền, ngăn chặn “dự án ma”, bảo đảm quyền lợi cho người mua, thuê mua bất động sản

(PLVN) - Luật Kinh doanh bất động sản 2023 vừa được Quốc hội thông qua, có hiệu lực từ ngày 01/01/2025 được kỳ vọng sẽ góp phần hoàn thiện hành lang pháp lý cho hoạt động kinh doanh bất động sản, bảo vệ tốt nhất quyền lợi cho cả khách hàng lẫn chủ đầu tư, đặc biệt là người mua, thuê mua bất động sản.
Những điểm mới nhân văn, có lợi cho người dân của Luật Nhà ở 2023 sắp có hiệu lực

Những điểm mới nhân văn, có lợi cho người dân của Luật Nhà ở 2023 sắp có hiệu lực

(PLVN) - Luật Nhà ở 2023 được thông qua lần này được dư luận đánh giá là có nhiều nội dung thay đổi có lợi cho người dân. Vậy cụ thể đó là những nội dung nổi bật nào? Phóng viên Báo PLVN có cuộc trao đổi với Luật sư Vũ Thị Thu Hường - Giám đốc điều hành Công ty Luật E&D, Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội.
Hình minh hoạ

Bộ Xây dựng bỏ đề xuất mỗi người chỉ được mua bán tối đa 5 căn nhà/năm

(PLVN) - Ngày 5/3/2024, trong dự thảo lần 2 Nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Kinh doanh bất động sản , được đăng tải trên Cổng thông tin của Bộ Xây dựng, Bộ Xây dựng đã chính thức bỏ đề xuất quy định mỗi cá nhân kinh doanh bất động sản chỉ được bán, cho thuê, cho thuê mua từ 3-5 căn nhà trong một năm.
Hình ảnh minh họa.

Quy định mới về định giá đất

(PLVN) - Chính phủ mới ban hành Nghị định 12/2024/NĐ-CP ngày 5/2/2024 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 44/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 quy định về giá đất và Nghị định 10/2023/NĐ-CP ngày 3/4/2023 sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định hướng dẫn thi hành Luật Đất đai.
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và các đại biểu trao đổi bên lề Kỳ họp bất thường lần thứ 5. (Ảnh: Nghĩa Đức)

Quốc hội thông qua Luật Đất đai (sửa đổi): Nỗ lực và quyết tâm rất cao của cả hệ thống chính trị

(PLVN) - Sau rất nhiều nỗ lực và quyết tâm rất cao của cả hệ thống chính trị, Luật Đất đai (sửa đổi) đã được Quốc hội khóa XV thông qua tại Kỳ họp bất thường lần thứ 5. Đây là thành quả cộng hưởng của nhiều yếu tố và còn là bài học kinh nghiệm quý về đổi mới tư duy, phương pháp làm việc, quyết liệt hành động để tiếp tục nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác lập pháp.
Ảnh minh họa.

Đừng tùy tiện với tài sản công

(PLVN) -Lời biện hộ của một bị cáo từng là Chủ tịch UBND 1 tỉnh phía Nam Trung Bộ, trong vụ án “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí” theo Điều 219 Bộ luật Hình sự, mà TAND tỉnh này đang xử, khiến dư luận bất ngờ.
Ảnh minh họa.

Xu thế không thể khác

(PLVN) - Ngày 15/1 vừa qua, trong văn bản báo cáo với Quốc hội, đại diện Ủy ban Kinh tế của Quốc hội cho biết có nhiều ý kiến đề nghị cần sớm áp mức thuế cao hơn với người có nhiều nhà, đất.
Phát triển đô thị đang dần trở thành động lực quan trọng thúc đẩy phát triên kinh tế - xã hội.

Ưu tiên hoàn thiện thể chế để phát triển đô thị

(PLVN) - Quá trình đô thị hóa và phát triển đô thị đã và đang trở thành động lực quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Do đó, hoàn thiện thể chế trong xây dựng và phát triển đô thị hiện được Bộ Xây dựng ưu tiên hàng đầu, Thứ trưởng Bộ Xây Dựng Bùi Hồng Minh nhấn mạnh tại Hội nghị thường niên Hiệp hội các đô thị Việt Nam tổ chức ở Lâm Đồng, chiều 19/1.