Tích lũy cả năm được 600 triệu, nên đầu tư vào đâu?

(PLO) - Sau một năm lao động và tích góp, cuối năm thường là thời điểm câu hỏi “Đầu tư vào đâu?” để vừa có tỷ suất lợi nhuận cao, vừa an toàn cho khoản tiết kiệm 600 triệu – 1 tỷ đồng được mọi người lấy ra làm chủ đề bàn tán sôi nổi nhất.
Dự án khách sạn The Coastal Hill của Tập đoàn FLC
Dự án khách sạn The Coastal Hill của Tập đoàn FLC

Tiền gửi ngân hàng: Ăn chắc mặc bền

Có thể nói, tiền gửi tiết kiệm luôn là lựa chọn phổ cập của nhiều người vì tính thanh khoản cao, không sợ “lỗ” vì trường hợp lạm phát cao hơn lãi suất là rất hiếm. 

Nhưng đặt trong so sánh, nếu gửi tiền theo năm, lãi suất ngân hàng cũng chỉ dao dộng ở mức 5 – 7,9%/năm, tương ứng khoảng 6 – 7 triệu đồng/tháng tiền lãi. Còn gửi theo kỳ hạn tháng thì lãi suất chỉ ở mức 4 – 5%, tương ứng 4 – 5 triệu đồng, không mấy hấp dẫn. Chưa kể qua thời gian, số vốn 1 tỷ đồng bỏ ra ban đầu sẽ dần mất giá trị vì lạm phát.

“Ngoại trừ một số giai đoạn lãi suất tăng nóng, còn thông thường gửi tiết kiệm sẽ không có khả năng tích luỹ tài sản”, Tiến sĩ Đinh Thế Hiển chỉ ra.  

Do đó, gửi tiền ngân hàng là kênh được ưa chuộng đối với chủ yếu những người thích “ăn chắc mặc bền”, ít năng khiếu đầu tư và kinh doanh, không có nhiều thời gian theo dõi diễn biến thị trường. 

Vàng: Thấp thỏm “canh sóng”

Kim loại quý được xem là kênh đầu tư truyền thống của người châu Á, trong đó Việt Nam không là ngoại lệ. Được trao tay qua các thế hệ, vàng luôn được xem là kênh trú ẩn an toàn, giá trị bền vững. 

Tuy nhiên trên thực tế, việc đầu tư vào vàng không được Nhà nước khuyến khích nên tiềm ẩn rủi ro. Vì vậy nhà đầu tư chỉ có thể mua vàng để tích trữ, hoặc muốn kiếm lời cần canh “sóng vàng” để mua vào, bán ra.

Đây là nhiệm vụ tốn nhiều tâm sức vì giá vàng luôn là một ẩn số không thể lường trước, do phụ thuộc vào nhiều yếu tố như sức khỏe nền kinh tế quốc gia và các nước, giá ngoại tệ, giá dầu, lãi suất quốc tế… Do đó, thị trường vàng không phải là miền đất hứa cho những nhà đầu tư ít kiến thức vĩ mô.  

Ngoài ra, thực tế cũng cho thấy giá vàng trong nước chưa liên thông với giá vàng thế giới. Có thời điểm giá vàng trong nước tăng, giảm không cùng nhịp, thậm chí ngược chiều so với giá thế giới. Đây cũng là một trong những yếu tố bất trắc khiến nhiều người dân ”chùn tay” với vàng.

Chứng khoán: Không dành cho tay mơ

Tính về tỷ suất, 2017 tiếp tục là một năm thắng lợi của chứng khoán, đồng nghĩa đây vẫn được xem là kênh đầu tư hấp dẫn, với nguyên lý “cổ phiếu thường – lợi nhuận phi thường”.

Từ đầu năm đến nay, chỉ số VnIndex đã tăng đến gần 27%, thuộc top đầu khu vực. Nếu so sánh với lãi suất ngân hàng, tỷ lệ này cao gấp 3 – 4 lần.

Tuy nhiên với sự phân hóa mạnh của các mã ngành, có nhà đầu tư sẽ “hốt bạc”, ở chiều ngược lại cũng có người ôm thua lỗ. Do đó, nếu không am tường về tình hình doanh nghiệp, thị trường và biến động của các mã cổ phiếu, nhà đầu tư cần xem xét trước khi đổ tiền vào kênh này để tránh tiền mất tật, tật mang.  

Bất động sản: Tấc đất, tấc vàng

Như quan niệm “tấc đất, tấc vàng” của người Việt, bất động sản phát triển mạnh mẽ trong vài năm trở lại đây mang lại nhiều cơ hội kiếm lời cho các nhà đầu tư. Nhưng với đồng vốn hạn hẹp từ 1 tỷ đổ lại kéo số lượng hạn chế hơn các lựa chọn, nhà đầu tư vẫn cần tính toán để đưa ra giải pháp đầu tư hiệu quả.

Đầu tư vào căn hộ chung cư thương mại tầm trung từ lâu đã rơi khỏi nhóm “1 vốn 4 lời”, do giá trị xuống nhanh theo thời gian khi xuất hiện các dự án mới trong khu vực lân cận, còn để cho thuê thì tỷ suất lợi nhuận chỉ đạt 3-4%/năm.

Đầu tư vào bất động sản nghỉ dưỡng là một kênh mới nổi trong những năm gần đây, được kích thích nhờ chủ trương phát triển kinh tế theo hướng lấy du lịch là mũi nhọn của chính phủ, cũng như nhiều dự án mới tiêu chuẩn chất lượng cao của chủ đầu tư uy tín được “bung hàng”. Tuy nhiên với đất nền bất động sản ven biển, mặc dù lợi nhuận cao, nhưng số vốn ban đầu cần đến cả chục tỷ đồng. 

Đáp ứng nhu cầu thị trường, nhiều chủ đầu tư đã cung cấp dòng sản phẩm căn hộ khách sạn - condotel mới với chính sách đầu tư linh hoạt, nhưng vẫn đảm bảo tỷ suất lợi nhuận tối ưu cho khách hàng với khoản tích lũy không nhiều. 

Mới nổi lên trong vòng 3 năm gần đây, hình thức cam kết lợi nhuận 10 – 12% một năm của chủ đầu tư càng khiến condotel hút khách mạnh. 

Đơn cử như dòng sản phẩm condotel dự án The Coastal Hill trong quần thể FLC Quy Nhơn của Tập đoàn FLC, chỉ với số vốn ban đầu khoảng 540 triệu đồng, nhà đầu tư vẫn có thể sở hữu căn hộ trị giá 1,5 tỷ đồng sau khi được ngân hàng hỗ trợ tín dụng. 

Với cam kết tối thiểu lợi nhuận 10% liên tục trong 10 năm đầu tiên từ đơn vị phát triển, mỗi năm nhà đầu tư sẽ thu về 140 triệu tiền thuê, chưa kể 54 triệu từ việc sang nhượng 15 đêm nghỉ miễn phí do FLC trao tặng. Như vậy, nhà đầu tư có thể bỏ túi 194 triệu trong năm đầu tiên, tương ứng tỷ suất lợi nhuận lên tới hơn 30% mà không cần lo thị trường “nhảy múa”.

Bảo chứng lợi nhuận

Bài toán lợi nhuận thực tế của sản phẩm bất động sản nghỉ dưỡng luôn luôn gắn liền với công suất đặt phòng và khả năng quản lý vận hành của chủ đầu tư. The Coastal Hill có một nền tảng tốt rất tốt là quần thể nghỉ dưỡng FLC Quy Nhơn đã vận hành từ năm 2016 – một dự án đã tạo “cú hích” lớn cho du lịch Bình Định với công suất đặt phòng thường xuyên từ 90 - 95% giữa mùa cao điểm. 

Với tốc độ tăng trưởng của du lịch Bình Định hiện tại, công suất đặt phòng của The Coastal Hill rất khó dưới mức 50-60%. Và ngay cả ở mức công suất khiêm tốn này, lợi nhuận ròng của căn hộ 1,5 tỷ vẫn trên 450 triệu. Trừ đi chi phí vận hành quản lý, hiệu suất đầu tư có thể đạt trên 25%/năm. 

Chị Ngọc Loan, một nhà đầu tư sở hữu 2 căn condotel The Coastal Hill chia sẻ : “Gửi tiết kiệm thì lãi đều hàng tháng nhưng khoản gửi ban đầu lại trượt giá theo thời gian. Mua vàng thì lỗ, mua thổ thì lời. Tôi chọn để tiền vào condotel nghỉ dưỡng vì lãi đều hàng năm, tài sản lại không bao giờ mất giá, đúng chuẩn lợi đơn lợi kép”. 

Lễ giới thiệu dự án The Coastal Hill Quy Nhơn sẽ được Tập đoàn FLC tổ chức vào  8h45– 11h30 ngày 12/11/2017 tại khách sạn New World Saigon số 76 Lê Lai, Quận 1, thành phố Hồ Chí Minh. Mọi thông tin chi tiết vui lòng liên hệ hotline: ‎0915.638.898

Ảnh minh hoạ

Luật Đất đai (sửa đổi): Bảng giá đất mới áp dụng từ ngày 1/1/2026, được điều chỉnh hằng năm

(PLVN) - Theo Luật đất đai (sửa đổi), bảng giá đất lần đầu sẽ được công bố và áp dụng từ ngày 1/1/2026, được điều chỉnh, sửa đổi bổ sung từ ngày 1/1 của năm tiếp theo. Việc xây dựng bảng giá đất theo vùng giá trị, thửa đất chuẩn đối với khu vực có bản đồ địa chính số và cơ sở dữ liệu giá đất...
Khu công nghiệp Hòa Phú thu hút nhiều nhà đầu tư. (Ảnh: Nguyễn Tuấn)

Giải phóng mặt bằng thực hiện khu công nghiệp Hòa Phú (Bắc Giang): Chủ tịch UBND chỉ đạo thực hiện công khai, minh bạch

(PLVN) - Trao đổi với PV Báo Pháp luật Việt Nam, ông Lê Ánh Dương, Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang cho biết, mới đây đã chỉ đạo các đơn vị liên quan tập trung tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc đẩy nhanh tiến độ bồi thường giải phóng mặt bằng (GPMB), bảo đảm trong quý 1/2024 hoàn thành GPMB toàn bộ diện tích Khu công nghiệp (KCN) Hòa Phú, KCN Hòa Phú mở rộng giai đoạn 1 (GĐ1).
Luật sư Đỗ Thị Thanh Nhàn - Công ty Luật E&D, Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội.

Luật Kinh doanh Bất động sản 2023: Siết tình trạng phân lô bán nền, ngăn chặn “dự án ma”, bảo đảm quyền lợi cho người mua, thuê mua bất động sản

(PLVN) - Luật Kinh doanh bất động sản 2023 vừa được Quốc hội thông qua, có hiệu lực từ ngày 01/01/2025 được kỳ vọng sẽ góp phần hoàn thiện hành lang pháp lý cho hoạt động kinh doanh bất động sản, bảo vệ tốt nhất quyền lợi cho cả khách hàng lẫn chủ đầu tư, đặc biệt là người mua, thuê mua bất động sản.
Những điểm mới nhân văn, có lợi cho người dân của Luật Nhà ở 2023 sắp có hiệu lực

Những điểm mới nhân văn, có lợi cho người dân của Luật Nhà ở 2023 sắp có hiệu lực

(PLVN) - Luật Nhà ở 2023 được thông qua lần này được dư luận đánh giá là có nhiều nội dung thay đổi có lợi cho người dân. Vậy cụ thể đó là những nội dung nổi bật nào? Phóng viên Báo PLVN có cuộc trao đổi với Luật sư Vũ Thị Thu Hường - Giám đốc điều hành Công ty Luật E&D, Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội.
Hình minh hoạ

Bộ Xây dựng bỏ đề xuất mỗi người chỉ được mua bán tối đa 5 căn nhà/năm

(PLVN) - Ngày 5/3/2024, trong dự thảo lần 2 Nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Kinh doanh bất động sản , được đăng tải trên Cổng thông tin của Bộ Xây dựng, Bộ Xây dựng đã chính thức bỏ đề xuất quy định mỗi cá nhân kinh doanh bất động sản chỉ được bán, cho thuê, cho thuê mua từ 3-5 căn nhà trong một năm.
Hình ảnh minh họa.

Quy định mới về định giá đất

(PLVN) - Chính phủ mới ban hành Nghị định 12/2024/NĐ-CP ngày 5/2/2024 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 44/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 quy định về giá đất và Nghị định 10/2023/NĐ-CP ngày 3/4/2023 sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định hướng dẫn thi hành Luật Đất đai.
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và các đại biểu trao đổi bên lề Kỳ họp bất thường lần thứ 5. (Ảnh: Nghĩa Đức)

Quốc hội thông qua Luật Đất đai (sửa đổi): Nỗ lực và quyết tâm rất cao của cả hệ thống chính trị

(PLVN) - Sau rất nhiều nỗ lực và quyết tâm rất cao của cả hệ thống chính trị, Luật Đất đai (sửa đổi) đã được Quốc hội khóa XV thông qua tại Kỳ họp bất thường lần thứ 5. Đây là thành quả cộng hưởng của nhiều yếu tố và còn là bài học kinh nghiệm quý về đổi mới tư duy, phương pháp làm việc, quyết liệt hành động để tiếp tục nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác lập pháp.
Ảnh minh họa.

Đừng tùy tiện với tài sản công

(PLVN) -Lời biện hộ của một bị cáo từng là Chủ tịch UBND 1 tỉnh phía Nam Trung Bộ, trong vụ án “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí” theo Điều 219 Bộ luật Hình sự, mà TAND tỉnh này đang xử, khiến dư luận bất ngờ.
Ảnh minh họa.

Xu thế không thể khác

(PLVN) - Ngày 15/1 vừa qua, trong văn bản báo cáo với Quốc hội, đại diện Ủy ban Kinh tế của Quốc hội cho biết có nhiều ý kiến đề nghị cần sớm áp mức thuế cao hơn với người có nhiều nhà, đất.
Phát triển đô thị đang dần trở thành động lực quan trọng thúc đẩy phát triên kinh tế - xã hội.

Ưu tiên hoàn thiện thể chế để phát triển đô thị

(PLVN) - Quá trình đô thị hóa và phát triển đô thị đã và đang trở thành động lực quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Do đó, hoàn thiện thể chế trong xây dựng và phát triển đô thị hiện được Bộ Xây dựng ưu tiên hàng đầu, Thứ trưởng Bộ Xây Dựng Bùi Hồng Minh nhấn mạnh tại Hội nghị thường niên Hiệp hội các đô thị Việt Nam tổ chức ở Lâm Đồng, chiều 19/1.