Tài chính tiêu dùng: Chọn năng động hay cẩn trọng?

(PLO) - Ngành tài chính tiêu dùng tiếp tục tăng trưởng mạnh mẽ trong năm 2016 về tổng dư nợ cho vay cũng như số lượng công ty tham gia thị trường đầy tiềm năng này. Tuy nhiên, với những công ty đến sau, đâu sẽ là hướng đi đúng đắn để tồn tại và phát triển trong thị trường đông đúc, nhộn nhịp này?
Đa số sản phẩm của Home Credit đều được yêu cầu một khoản trả trước nhất định từ khách hàng vay
Đa số sản phẩm của Home Credit đều được yêu cầu một khoản trả trước nhất định từ khách hàng vay

Báo cáo Tài chính tiêu dùng 2017 của StoxPlus cho thấy, tổng dư nợ cho vay tiêu dùng của cả ngân hàng và công ty tài chính (CTTC) trong năm 2016 đã đạt 26,55 tỷ USD, tăng trưởng 28,9% so với năm 2015, và chỉ tính riêng các CTTC thì mức tăng trưởng là 29,6%. Số Cty gia nhập cuộc chiến giành thị phần đã lên đến 12 so với con số 5 vào năm 2014, bao gồm các CTTC và những Cty fintech. 

Thận trọng hay năng động?

Để phân tích sâu mô hình phát triển của các CTTC tiêu dùng tại Việt Nam, StoxPlus đã phân tích chỉ số tăng trưởng dư nợ trung bình của 8 CTTC trong giai đoạn 2014-2016 và tỷ lệ nợ xấu 2016 của các Cty này.

Kết quả nghiên cứu cho thấy, trong khi một số Cty chọn hướng đi năng động, chú trọng vào việc mở rộng thị phần theo chiều rộng thì một số khác lại thận trọng hơn trong chiến lược kinh doanh của mình, tập trung phát triển đi đôi với quản trị rủi ro. 

Nhóm cẩn trọng - những Cty lựa chọn thị trường mục tiêu và tập trung củng cố thị trường của mình, có tốc độ tăng trưởng thấp hơn tốc độ trung bình của ngành và tỷ lệ nợ xấu thấp. Trong khi đó, nhóm Cty năng động - những cty cung cấp các sản phẩm đa dạng và đẩy mạnh cho vay tiền mặt, có tỷ lệ tăng trưởng dư nợ và nợ xấu đều cao.

Tuy nhiên, điều thú vị mà nghiên cứu đã phát hiện ra đó là tỷ lệ thu nhập lãi thuần (NIM – số đo chính về khả năng sinh lợi) của nhóm cẩn trọng không hề kém cạnh so với nhóm năng động. Tiêu biểu trong nhóm cẩn trọng là CTTC Home Credit. Bước đi cẩn trọng của Home Credit thể hiện qua các sản phẩm vay trả góp mua hàng của Cty. Khác với các đối thủ tập trung phát triển nhiều sản phẩm trả góp không cần trả trước, Home Credit chủ yếu tập trung vào những sản phẩm lãi suất thấp, kể cả không lãi suất nhưng yêu cầu một khoản trả trước nhất định từ người vay. 

Theo đại diện Home Credit, những khách hàng có khoản tiết kiệm nhất định cho món đồ giá trị mình muốn mua là những người đầu tư nghiêm túc khi chi tiêu, do vậy sẽ có mức an toàn tín dụng và khả năng cam kết hoàn thành nghĩa vụ đi vay cao. Bên cạnh đó, Home Credit cũng rất cẩn trọng cho vay trả góp tiền mặt cho khách hàng vay lần đầu tiên vốn có mức độ rủi ro cao hơn so với sản phẩm cho vay trả góp mua hàng. Với sản phẩm cho vay trả góp tiền mặt, Cty tập trung cho vay với những khách hàng đã từng vay trả góp mua hàng với Home Credit và có lịch sử thanh toán tốt.  

Nhờ vậy, tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ hàng năm của Home Credit đều ở mức 4%, thấp hơn so với các đối thủ ở nhóm Cty chọn hướng phát triển cho vay năng động như FE Credit và HD Saison. 

StoxPlus kết luận:“Một công ty không cần thiết phải cạnh tranh bằng cách tăng trưởng nhanh và mở rộng thị phần bằng mọi giá, điều quan trọng là phải tập trung vào phân khúc thị trường đã lựa chọn, gia tăng hiệu quả hoạt động và kiểm soát chặt chẽ rủi ro”.

Ứng dụng công nghệ: Xu thế tất yếu

Kỷ nguyên khoa học công nghệ đã có những tác động nhất định đến ngành Tài chính tiêu dùng. Ngày càng nhiều các Cty fintech nhảy vào thị trường và phát triển ấn tượng như MobiVi, Dr. Dong, F88… là minh chứng cho sức ảnh hưởng của ứng dụng công nghệ đến sự tăng trưởng của ngành Tài chính tiêu dùng. Nhiều “ông lớn” trong ngành cũng áp dụng các tiện ích công nghệ này trong mô hình kinh doanh của mình để mở rộng sức ảnh hưởng. FE Credit trong thời gian gần đây đã cho ra mắt kênh chăm sóc khách hàng mới trên Zalo để tối ưu hóa các dịch vụ hậu mãi của mình. 

Trong khi đó, Home Credit lại được giới chuyên gia đánh giá cao khi sớm cập nhật công nghệ Big Data đang nổi trên thế giới. Ứng dụng Big Data giúp Home Credit đánh giá tín dụng, phân tích hành vi người tiêu dùng và từ đó hoàn thiện hơn nữa các sản phẩm của mình, quản lý rủi ro tốt hơn và đưa ra được những chiến lược kinh doanh khôn ngoan.

Tài chính tiêu dùng, với sức tăng trưởng và nguồn lợi nhuận khổng lồ chưa khai thác hết, là thị trường mà hàng loạt doanh nghiệp mong muốn bước chân vào. Bản đồ các doanh nghiệp đang tham gia cuộc chiến giành thị phần ngày một đông đúc. Việc tìm hướng đi đúng đắn để tồn tại và tăng trưởng hiệu quả giữa sân chơi nhộn nhịp này ngày một cấp thiết. Sự thận trọng trong mô hình kinh doanh và khả năng cập nhật, ứng dụng nhanh chóng các ứng dụng công nghệ luôn là điều kiện tiên quyết không chỉ cho các Cty đang có mặt trên thị trường muốn tiếp tục phát triển, mà còn cho các Cty “tham chiến” muộn sau này. 

Ảnh minh hoạ

Luật Đất đai (sửa đổi): Bảng giá đất mới áp dụng từ ngày 1/1/2026, được điều chỉnh hằng năm

(PLVN) - Theo Luật đất đai (sửa đổi), bảng giá đất lần đầu sẽ được công bố và áp dụng từ ngày 1/1/2026, được điều chỉnh, sửa đổi bổ sung từ ngày 1/1 của năm tiếp theo. Việc xây dựng bảng giá đất theo vùng giá trị, thửa đất chuẩn đối với khu vực có bản đồ địa chính số và cơ sở dữ liệu giá đất...
Khu công nghiệp Hòa Phú thu hút nhiều nhà đầu tư. (Ảnh: Nguyễn Tuấn)

Giải phóng mặt bằng thực hiện khu công nghiệp Hòa Phú (Bắc Giang): Chủ tịch UBND chỉ đạo thực hiện công khai, minh bạch

(PLVN) - Trao đổi với PV Báo Pháp luật Việt Nam, ông Lê Ánh Dương, Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang cho biết, mới đây đã chỉ đạo các đơn vị liên quan tập trung tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc đẩy nhanh tiến độ bồi thường giải phóng mặt bằng (GPMB), bảo đảm trong quý 1/2024 hoàn thành GPMB toàn bộ diện tích Khu công nghiệp (KCN) Hòa Phú, KCN Hòa Phú mở rộng giai đoạn 1 (GĐ1).
Luật sư Đỗ Thị Thanh Nhàn - Công ty Luật E&D, Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội.

Luật Kinh doanh Bất động sản 2023: Siết tình trạng phân lô bán nền, ngăn chặn “dự án ma”, bảo đảm quyền lợi cho người mua, thuê mua bất động sản

(PLVN) - Luật Kinh doanh bất động sản 2023 vừa được Quốc hội thông qua, có hiệu lực từ ngày 01/01/2025 được kỳ vọng sẽ góp phần hoàn thiện hành lang pháp lý cho hoạt động kinh doanh bất động sản, bảo vệ tốt nhất quyền lợi cho cả khách hàng lẫn chủ đầu tư, đặc biệt là người mua, thuê mua bất động sản.
Những điểm mới nhân văn, có lợi cho người dân của Luật Nhà ở 2023 sắp có hiệu lực

Những điểm mới nhân văn, có lợi cho người dân của Luật Nhà ở 2023 sắp có hiệu lực

(PLVN) - Luật Nhà ở 2023 được thông qua lần này được dư luận đánh giá là có nhiều nội dung thay đổi có lợi cho người dân. Vậy cụ thể đó là những nội dung nổi bật nào? Phóng viên Báo PLVN có cuộc trao đổi với Luật sư Vũ Thị Thu Hường - Giám đốc điều hành Công ty Luật E&D, Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội.
Hình minh hoạ

Bộ Xây dựng bỏ đề xuất mỗi người chỉ được mua bán tối đa 5 căn nhà/năm

(PLVN) - Ngày 5/3/2024, trong dự thảo lần 2 Nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Kinh doanh bất động sản , được đăng tải trên Cổng thông tin của Bộ Xây dựng, Bộ Xây dựng đã chính thức bỏ đề xuất quy định mỗi cá nhân kinh doanh bất động sản chỉ được bán, cho thuê, cho thuê mua từ 3-5 căn nhà trong một năm.
Hình ảnh minh họa.

Quy định mới về định giá đất

(PLVN) - Chính phủ mới ban hành Nghị định 12/2024/NĐ-CP ngày 5/2/2024 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 44/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 quy định về giá đất và Nghị định 10/2023/NĐ-CP ngày 3/4/2023 sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định hướng dẫn thi hành Luật Đất đai.
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và các đại biểu trao đổi bên lề Kỳ họp bất thường lần thứ 5. (Ảnh: Nghĩa Đức)

Quốc hội thông qua Luật Đất đai (sửa đổi): Nỗ lực và quyết tâm rất cao của cả hệ thống chính trị

(PLVN) - Sau rất nhiều nỗ lực và quyết tâm rất cao của cả hệ thống chính trị, Luật Đất đai (sửa đổi) đã được Quốc hội khóa XV thông qua tại Kỳ họp bất thường lần thứ 5. Đây là thành quả cộng hưởng của nhiều yếu tố và còn là bài học kinh nghiệm quý về đổi mới tư duy, phương pháp làm việc, quyết liệt hành động để tiếp tục nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác lập pháp.