Người đồng hành của nông dân Cà Mau

(PLO) - “Việc cho vay vốn chính sách qua Tổ Tiết kiệm và Vay vốn đã làm tăng sự đoàn kết, tính nhân ái, giàu tình thương yêu đùm bọc, gắn bó tình làng, nghĩa xóm…”, ông Ngô Minh Chiến, Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh Cà Mau chia sẻ.
Nông dân ấp Công Nghiệp, xã Tân Hải, huyện Phú Tân, tỉnh Cà Mau vay vốn chính sách nuôi dê cho thu nhập ổn định
Nông dân ấp Công Nghiệp, xã Tân Hải, huyện Phú Tân, tỉnh Cà Mau vay vốn chính sách nuôi dê cho thu nhập ổn định

Nhiều mô hình tốt được nhân rộng

Ông Ngô Minh Chiến cho biết, qua thực hiện uỷ thác tín dụng chính sách, Hội Nông dân (HND) tỉnh Cà Mau có điều kiện thu hút thêm hội viên tham gia sinh hoạt, quan tâm hơn đến đời sống vật chất cũng như tinh thần của hội viên, từng bước củng cố lòng tin của nhân dân đối với Đảng và Nhà nước, góp phần giữ vững an ninh, chính trị, trật tự xã hội, nhất là ở vùng sâu, vùng xa. 

Ngoài ra, HND tỉnh cùng với Chi nhánh NHCSXH tỉnh chủ động phối hợp với ngành Nông nghiệp, LĐ,TBXH, các tổ chức kinh tế, các nhà khoa học, đặc biệt là đội ngũ cán bộ khuyến nông, khuyến ngư, khuyến lâm, khuyến công tổ chức hàng trăm buổi tập huấn, hướng dẫn, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật cho các hộ vay vốn. 

“Các cấp Hội còn xây dựng hàng ngàn mô hình phát triển kinh tế có hiệu quả để tổ chức cho nông dân thăm quan, trao đổi kinh nghiệm như các mô hình nuôi Sò huyết ở xã Quách Phẩm Bắc (huyện Đầm Dơi), xã Trần Thới, xã Đông Hưng, xã Đông Thới (huyện Cái Nước), mô hình nuôi Cua thịt thương phẩm ở xã Tân Ân (huyện Ngọc Hiển), xã Tân Hải (huyện Phú Tân), nuôi Tôm càng xanh ở xã Hồ Thị Kỷ, xã Biển Bạch (huyện Thới Bình), nuôi Dê ở xã Hòa Mỹ (huyện Cái Nước), xã Tân Lộc Đông (huyện Thới Bình), nuôi Cái Sặc rằn (Cá Bổi) ở xã Khánh Bình (huyện Trần Văn Thời), nuôi Cá Trình ở Phường Tân Thành (thành phố Cà Mau), trồng cây Bồn Bồn ở xã Tân Hưng Đông (huyện Cái Nước)...” – ông Chiến cho biết.

Hàng năm, các cấp Hội đã tham gia tổ chức và trực tiếp dạy nghề cho lao động nông thôn. Từ những hoạt động trên đã tạo ra sự lan tỏa, cuốn hút hộ nghèo tham gia thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, chuyển đổi cơ cấu mùa vụ, từng bước làm quen với sản xuất hàng hóa, sử dụng vốn đúng mục đích, nhiều hộ đạt mức thu nhập cao đã thoát nghèo, từng bước vươn lên làm giàu.

“Việc cho vay vốn qua Tổ Tiết kiệm và vay vốn (TK&VV) đã làm tăng sự đoàn kết, tính nhân ái, giàu tình thương yêu đùm bọc, gắn bó tình làng, nghĩa xóm, giúp các hộ nghèo hình thành thói quen tiết kiệm và tăng cường trách nhiệm cộng đồng trong quá trình tổ chức sản xuất, kinh doanh, ổn định cuộc sống, thực hiện nghĩa vụ công dân, nghĩa vụ trả nợ Ngân hàng” – ông Ngô Minh Chiến nói. 

Tiếp tục làm tốt vai trò của Hội Nông dân

Như vậy, so với thời điểm 31/12/2011  - khi bắt đầu thực hiện Đề án củng cố, nâng cao chất lượng tín dụng), qua 5 năm nỗ lực cùng Chi nhánh NHCSXH tỉnh Cà Mau thực hiện củng cố, nâng cao chất lượng tín dụng, đến cuối năm 2016, nợ quá hạn trong tổng số vốn mà HND tỉnh nhận ủy thác là giảm còn 0,79%/tổng dư nợ, tỷ lệ thu lãi hàng năm ngày một cải thiện, lãi tồn đọng giảm dần. Đồng thời, đã xử lý dứt điểm các trường hợp xâm tiêu, chiếm dụng vốn, thu hồi được 517 triệu đồng.

Trong quá trình thực hiện Đề án, thường xuyên chỉ đạo kiểm tra, giám sát hoạt động đối với cấp hội cơ sở, Tổ TK&VV để ngăn chặn, phát hiện, xử lý kịp thời không để phát sinh mới các vụ việc xâm tiêu, chiếm dụng vốn. Số Tổ TK&VV được xếp loại tốt là 478 tổ, chiếm 63%, tăng 43% so năm 2011, Tổ khá 231 tổ, chiếm 30%,  tăng 15% so năm 2011. Tổng dư nợ nhận ủy thác từ 286,287 tỷ đồng năm 2011 được nâng lên 555,192 tỷ đồng, tăng 1,9 lần so với năm 2011.

Ông Chiến cho hay, trong thời gian tới, để làm tốt hơn nữa công tác nhận ủy thác với NHCSXH, HND tỉnh sẽ tiếp tục tranh thủ sự lãnh đạo của cấp ủy, chính quyền các cấp, tạo được cơ chế phối hợp đồng bộ, chặt chẽ, cụ thể giữa HND và NHCSXH. Đồng thời làm tốt công tác tuyên truyền, phát huy tinh thần chủ động, trách nhiệm của hội viên, nông dân nhất là những người thuộc diện được thụ hưởng các chính sách tín dụng chính sách ưu đãi.

Bên cạnh việc chọn cán bộ làm ủy thác có đủ năng lực, trình độ, nhiệt tình trách nhiệm để chỉ đạo và tổ chức thực hiện ủy thác ở các cấp Hội, Ban Thường vụ HND các cấp, nhất là cấp xã, chủ động, phối hợp chặt chẽ với chính quyền và NHCSXH cùng cấp trong việc xây dựng chương trình, kế hoạch hoạt động hàng năm để tiếp nhận được nguồn vốn ủy thác, gắn kết giữa việc cho vay vốn với các chương trình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và thực hiện các chương trình, nghị quyết của Hội.

Ảnh minh hoạ

Luật Đất đai (sửa đổi): Bảng giá đất mới áp dụng từ ngày 1/1/2026, được điều chỉnh hằng năm

(PLVN) - Theo Luật đất đai (sửa đổi), bảng giá đất lần đầu sẽ được công bố và áp dụng từ ngày 1/1/2026, được điều chỉnh, sửa đổi bổ sung từ ngày 1/1 của năm tiếp theo. Việc xây dựng bảng giá đất theo vùng giá trị, thửa đất chuẩn đối với khu vực có bản đồ địa chính số và cơ sở dữ liệu giá đất...
Khu công nghiệp Hòa Phú thu hút nhiều nhà đầu tư. (Ảnh: Nguyễn Tuấn)

Giải phóng mặt bằng thực hiện khu công nghiệp Hòa Phú (Bắc Giang): Chủ tịch UBND chỉ đạo thực hiện công khai, minh bạch

(PLVN) - Trao đổi với PV Báo Pháp luật Việt Nam, ông Lê Ánh Dương, Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang cho biết, mới đây đã chỉ đạo các đơn vị liên quan tập trung tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc đẩy nhanh tiến độ bồi thường giải phóng mặt bằng (GPMB), bảo đảm trong quý 1/2024 hoàn thành GPMB toàn bộ diện tích Khu công nghiệp (KCN) Hòa Phú, KCN Hòa Phú mở rộng giai đoạn 1 (GĐ1).
Luật sư Đỗ Thị Thanh Nhàn - Công ty Luật E&D, Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội.

Luật Kinh doanh Bất động sản 2023: Siết tình trạng phân lô bán nền, ngăn chặn “dự án ma”, bảo đảm quyền lợi cho người mua, thuê mua bất động sản

(PLVN) - Luật Kinh doanh bất động sản 2023 vừa được Quốc hội thông qua, có hiệu lực từ ngày 01/01/2025 được kỳ vọng sẽ góp phần hoàn thiện hành lang pháp lý cho hoạt động kinh doanh bất động sản, bảo vệ tốt nhất quyền lợi cho cả khách hàng lẫn chủ đầu tư, đặc biệt là người mua, thuê mua bất động sản.
Những điểm mới nhân văn, có lợi cho người dân của Luật Nhà ở 2023 sắp có hiệu lực

Những điểm mới nhân văn, có lợi cho người dân của Luật Nhà ở 2023 sắp có hiệu lực

(PLVN) - Luật Nhà ở 2023 được thông qua lần này được dư luận đánh giá là có nhiều nội dung thay đổi có lợi cho người dân. Vậy cụ thể đó là những nội dung nổi bật nào? Phóng viên Báo PLVN có cuộc trao đổi với Luật sư Vũ Thị Thu Hường - Giám đốc điều hành Công ty Luật E&D, Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội.
Hình minh hoạ

Bộ Xây dựng bỏ đề xuất mỗi người chỉ được mua bán tối đa 5 căn nhà/năm

(PLVN) - Ngày 5/3/2024, trong dự thảo lần 2 Nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Kinh doanh bất động sản , được đăng tải trên Cổng thông tin của Bộ Xây dựng, Bộ Xây dựng đã chính thức bỏ đề xuất quy định mỗi cá nhân kinh doanh bất động sản chỉ được bán, cho thuê, cho thuê mua từ 3-5 căn nhà trong một năm.
Hình ảnh minh họa.

Quy định mới về định giá đất

(PLVN) - Chính phủ mới ban hành Nghị định 12/2024/NĐ-CP ngày 5/2/2024 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 44/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 quy định về giá đất và Nghị định 10/2023/NĐ-CP ngày 3/4/2023 sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định hướng dẫn thi hành Luật Đất đai.
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và các đại biểu trao đổi bên lề Kỳ họp bất thường lần thứ 5. (Ảnh: Nghĩa Đức)

Quốc hội thông qua Luật Đất đai (sửa đổi): Nỗ lực và quyết tâm rất cao của cả hệ thống chính trị

(PLVN) - Sau rất nhiều nỗ lực và quyết tâm rất cao của cả hệ thống chính trị, Luật Đất đai (sửa đổi) đã được Quốc hội khóa XV thông qua tại Kỳ họp bất thường lần thứ 5. Đây là thành quả cộng hưởng của nhiều yếu tố và còn là bài học kinh nghiệm quý về đổi mới tư duy, phương pháp làm việc, quyết liệt hành động để tiếp tục nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác lập pháp.