Ngân hàng nhà nước xếp hạng ngân hàng: Không công khai do “nhạy cảm”

(PLO) - Ngân hàng nhà nước (NHNN) đang xây dựng Thông tư xếp hạng tổ chức tín dụng (TCTD), chi nhánh ngân hàng nước ngoài… Khác với xếp hạng của các tổ chức xếp hạng tín nhiệm, xếp hạng của NHNN sẽ không được công khai…
Ngân hàng nhà nước xếp hạng ngân hàng: Không công khai do “nhạy cảm”

Bấy lâu nay, việc một số tổ chức xếp hạng tín nhiệm công bố xếp hạng ngân hàng thương mại (NHTM) Việt Nam đã trở nên quen thuộc. Từ công bố đó, một số ngân hàng tiếp tục thông tin về thứ hạng của ngân hàng mình như là một hình thức PR.

Gần đây nhất, ngày 3/5/2017, Tổ chức xếp hạng tín nhiệm Moody’s đã công bố danh sách xếp hạng của các NHTM trong đó có 8 NHTM được Moody xếp hạng B1. Bên cạnh đó, trong tháng 9, Standard & Poor’s cũng vừa công bố kết quả về việc nâng triển vọng tín nhiệm của các NHTM.

Trong nước, ngày 26/6/2017, Công ty CP Báo cáo đánh giá Việt Nam (Vietnam Report) cũng đã công bố Top 10 NHTM Việt Nam uy tín năm 2017. Đây là hoạt động thường niên của Vietnam Report, đã nhận được sự quan tâm đặc biệt của giới tài chính - ngân hàng kể từ năm đầu tiên công bố 2012…

Theo NHNN, mục tiêu xếp hạng của các tổ chức này là nhằm cung cấp thông tin tham khảo cho các nhà đầu tư và người gửi tiền về xếp hạng tín nhiệm của các NHTM để từ đó các nhà đầu tư và người gửi tiền có thể đưa ra các quyết định đầu tư có lợi nhất cho họ.

Khác với mục tiêu xếp hạng của các tổ chức xếp hạng tín nhiệm, các cơ quan quản lý của các quốc gia trên thế giới thực hiện xếp hạng các NHTM nói riêng và các tổ chức tài chính nói chung là để phục vụ mục đích quản lý nhà nước, ban hành chính sách, thanh tra, giám sát thị trường tài chính, ngân hàng và bảo vệ quyền lợi người gửi tiền.

Kết quả xếp hạng các NHTM được cơ quan quản lý sử dụng trong công tác cảnh báo sớm, ngăn ngừa nguy cơ đổ vỡ của từng TCTD cũng như rủi ro lan truyền toàn hệ thống, để từ đó đưa ra các hành động về chính sách kịp thời nhằm đảm bảo an toàn hoạt động của hệ thống ngân hàng, tài chính, bảo vệ tài sản và quyền lợi của người gửi tiền. 

Do mục đích khác nhau nên ngân hàng trung ương, cơ quan giám sát tài chính tại nhiều nước trên thế giới đều không công bố rộng rãi kết quả xếp hạng các NHTM như các tổ chức xếp hạng tín nhiệm trong nước và quốc tế thực hiện định kỳ và Việt Nam cũng không nằm ngoài thông lệ chung đó…

Theo Dự thảo Thông tư, NHNN sẽ đánh giá, xếp hạng các TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài theo CAMELS (hệ thống xếp hạng được nhiều cơ quan quản lý trên thế giới sử dụng), cụ thể: Hệ thống các tiêu chí được sử dụng xếp hạng TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài bao gồm: Vốn; Chất lượng tài sản; Quản trị điều hành; Kết quả hoạt động kinh doanh; Khả năng thanh khoản; và Mức độ nhạy cảm đối với rủi ro thị trường.

Căn cứ vào kết quả xếp hạng, NHNN sẽ thực hiện các hành động, biện pháp quản lý phù hợp với tình hình hoạt động và sự lành mạnh của từng TCTD, như: Sử dụng kết quả xếp hạng để xem xét, đánh giá về mức độ an toàn, lành mạnh của các TCTD; Kịp thời xác định các TCTD có tiềm ẩn và nguy cơ rủi ro, qua đó có các biện pháp ngăn chặn như: cảnh báo sớm tới các TCTD, yêu cầu TCTD xây dựng và thực hiện các phương án khắc phục; đặt TCTD vào kiểm soát đặc biệt…

Sau khi đánh giá, xếp hạng, NHNN sẽ thông báo kết quả xếp hạng cho TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài kèm theo các hành động, biện pháp quản lý phù hợp nhằm đảm bảo tổ chức đó kịp thời khắc phục các tồn tại, giảm thiểu nguy cơ đổ vỡ, lan truyền trong hệ thống, trong đó mục tiêu hướng tới cuối cùng là bảo vệ quyền lợi người gửi tiền.

Vấn đề đặt ra là việc không công bố rộng rãi kết quả xếp hạng của NHNN, nhà đầu tư, người gửi tiền có thiệt thòi không? Theo NHNN, để đảm bảo thông tin về các TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được công bố công khai, NNNH đã yêu cầu các tổ chức này phải công khai báo cáo tài chính đã được kiểm toán bởi tổ chức kiểm toán độc lập trên trang thông tin điện tử hoặc nơi đặt trụ sở chính, chi nhánh của TCTD và đăng trên 01 số báo có phạm vi phát hành toàn quốc nhằm phục vụ các cá nhân, tổ chức (nhà đầu tư, người gửi tiền…) có nhu cầu tìm hiểu về tình hình hoạt động, tình hình tài chính của các TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

Ngoài ra, định kỳ hàng năm, các tổ chức xếp hạng quốc tế có uy tín như Standard & Poor’s, Moody’s và Fitch Ratings và các tổ chức trong nước đều có các nghiên cứu, công bố kết quả xếp hạng về các NHTM Việt Nam trên các phương tiện thông tin đại chúng để cho các nhà đầu tư và người gửi tiền… tham khảo phục vụ cho mục đích đầu tư, kinh doanh.

Ảnh minh hoạ

Luật Đất đai (sửa đổi): Bảng giá đất mới áp dụng từ ngày 1/1/2026, được điều chỉnh hằng năm

(PLVN) - Theo Luật đất đai (sửa đổi), bảng giá đất lần đầu sẽ được công bố và áp dụng từ ngày 1/1/2026, được điều chỉnh, sửa đổi bổ sung từ ngày 1/1 của năm tiếp theo. Việc xây dựng bảng giá đất theo vùng giá trị, thửa đất chuẩn đối với khu vực có bản đồ địa chính số và cơ sở dữ liệu giá đất...
Khu công nghiệp Hòa Phú thu hút nhiều nhà đầu tư. (Ảnh: Nguyễn Tuấn)

Giải phóng mặt bằng thực hiện khu công nghiệp Hòa Phú (Bắc Giang): Chủ tịch UBND chỉ đạo thực hiện công khai, minh bạch

(PLVN) - Trao đổi với PV Báo Pháp luật Việt Nam, ông Lê Ánh Dương, Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang cho biết, mới đây đã chỉ đạo các đơn vị liên quan tập trung tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc đẩy nhanh tiến độ bồi thường giải phóng mặt bằng (GPMB), bảo đảm trong quý 1/2024 hoàn thành GPMB toàn bộ diện tích Khu công nghiệp (KCN) Hòa Phú, KCN Hòa Phú mở rộng giai đoạn 1 (GĐ1).
Luật sư Đỗ Thị Thanh Nhàn - Công ty Luật E&D, Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội.

Luật Kinh doanh Bất động sản 2023: Siết tình trạng phân lô bán nền, ngăn chặn “dự án ma”, bảo đảm quyền lợi cho người mua, thuê mua bất động sản

(PLVN) - Luật Kinh doanh bất động sản 2023 vừa được Quốc hội thông qua, có hiệu lực từ ngày 01/01/2025 được kỳ vọng sẽ góp phần hoàn thiện hành lang pháp lý cho hoạt động kinh doanh bất động sản, bảo vệ tốt nhất quyền lợi cho cả khách hàng lẫn chủ đầu tư, đặc biệt là người mua, thuê mua bất động sản.
Những điểm mới nhân văn, có lợi cho người dân của Luật Nhà ở 2023 sắp có hiệu lực

Những điểm mới nhân văn, có lợi cho người dân của Luật Nhà ở 2023 sắp có hiệu lực

(PLVN) - Luật Nhà ở 2023 được thông qua lần này được dư luận đánh giá là có nhiều nội dung thay đổi có lợi cho người dân. Vậy cụ thể đó là những nội dung nổi bật nào? Phóng viên Báo PLVN có cuộc trao đổi với Luật sư Vũ Thị Thu Hường - Giám đốc điều hành Công ty Luật E&D, Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội.
Hình minh hoạ

Bộ Xây dựng bỏ đề xuất mỗi người chỉ được mua bán tối đa 5 căn nhà/năm

(PLVN) - Ngày 5/3/2024, trong dự thảo lần 2 Nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Kinh doanh bất động sản , được đăng tải trên Cổng thông tin của Bộ Xây dựng, Bộ Xây dựng đã chính thức bỏ đề xuất quy định mỗi cá nhân kinh doanh bất động sản chỉ được bán, cho thuê, cho thuê mua từ 3-5 căn nhà trong một năm.