Bà trùm Hứa Thị Phấn đã biến Phương Trang thành vật tế thần như thế nào?

(PLO) - Từ năm 2010 đến 2012, Công ty Cổ phần Đầu tư Phương Trang thế chấp tổng cộng 221 xe ô tô và 44 bất động sản ở TPHCM, Đà Nẵng và Long An, trị giá tương đương 14.528 tỉ đồng, để vay Ngân hàng Đại Tín hơn 9.000 tỉ đồng. Tuy nhiên, Phương Trang chỉ được giải ngân 3.936 tỉ đồng trong khi 5.256 tỉ đồng còn lại của ngân hàng đã bị bà Hứa Thị Phấn phù phép chiếm đoạt.
Bà trùm Hứa Thị Phấn đã biến Phương Trang thành vật tế thần như thế nào?

Nếu chỉ đơn thuần đây là việc bà Phấn chiếm đoạt 5.256 tỉ đồng của ngân hàng Đại Tín thì cũng không có gì đáng nói thêm. Nhưng ở đây, bằng các thủ đoạn tinh vi bà Phấn không chỉ chiếm đoạt số tiền trên mà còn biến Công ty Phương Trang lãnh đủ món nợ do mình chiếm đoạt.

Chỉ đạo cấp dưới lập chứng từ khống, khuynh đảo thu – chi

Mối lương duyên của bà Hứa Thị Phấn với Công ty Phương Trang bắt nguồn từ một cán bộ công an tỉnh Tiền Giang có tên là Trịnh Thanh Cao, sinh năm 1972. Năm 2010, biết Công ty Phương Trang cần tiền để mở rộng hoạt động kinh doanh, đầu tư thêm xe mới và mở các tuyến xe về miền Tây, ông Cao đã giới thiệu lãnh đạo Công ty Phương Trang gặp bà Hứa Thị Phấn để liên hệ vay tiền ngân hàng.

Theo số liệu do Ngân hàng Xây Dựng Việt Nam (tiền thân của NH Đại Tín) cung cấp: từ ngày 26.5.2010 đến ngày 12.2.2012, NH Đại Tín chi nhánh Sài Gòn và chi nhánh Lam Giang đã giải ngân cho Công ty Phương Trang cùng 18 công ty và 22 cá nhân có quan hệ hợp tác, tổng cộng 82 khoản vay và một khoản phát hành trái phiếu, với tổng số tiền trên sổ sách là 16.486 tỉ đồng. Sau khi tất toán 36 khoản vay, tính đến ngày 15.11.2017, Công ty Phương Trang còn dư nợ 25.941 tỉ đồng. Khoản dư nợ 25.941 tỉ đồng này bao gồm: dư nợ gốc 9.437 tỉ đồng và dư nợ lãi 16.504 tỉ đồng.

Cơ quan điều tra Bộ Công an (CQĐT) đã tiến hành tiến hành truy ngược dòng tiền để xác định bản chất của các hoạt động cho vay, giải ngân, thu nợ… trong quan hệ tín dụng giữa Công ty Phương Trang với NH Đại Tín. Kết quả: Trong tổng số 16.486 tỉ đồng NH Đại Tín giải ngân trên sổ sách đối với 82 khoản vay và 1 khoản phát hành trái phiếu doanh nghiệp, Công ty Phương Trang chỉ thực nhận có 3.936 tỉ đồng.

CQĐT xác định: Bà Phấn thực chất sở hữu gần 85% cổ phần, đã lũng đoạn toàn bộ hoạt động của ngân hàng Đại Tín. Bà Phấn đã chỉ đạo lập chứng từ thu khống cho Nhóm Phú Mỹ của bà 5.256 tỉ đồng rồi hạch toán trên hệ thống SmartBank; sau đó lợi dụng việc Công ty Phương Trang ký trước hồ sơ vay, chứng từ giải ngân và chứng từ rút tiền mặt; bà Phấn đã chỉ đạo chi khống tiền giải ngân các khoản vay của Công ty Phương Trang (không chuyển tiền hoặc chuyển tiền không đủ cho Công ty Phương Trang), để lấy toàn bộ số tiền 5.256 tỉ đồng sử dụng cá nhân và đẩy dư nợ cho Công ty Phương Trang.  

Bà Hứa Thị Phấn
Bà Hứa Thị Phấn

Lời khai của người chở tiền

Tại CQĐT, anh Huỳnh Phúc Kháng, sinh năm 1988, trước là bảo vệ của NH Đại Tín, nay đang hành nghề lái xe Uber cho biết: Kháng có được giao nhiệm vụ áp tải tiền cùng bà Ngô Thị Ngân – thủ quỹ chính của NH Đại Tín chi nhánh Sài Gòn. Theo hồ sơ CQĐT cho xem, Kháng xác nhận có tham gia áp tải tiền cùng Ngân 28 lần với tổng số tiền là 3.827 tỉ đồng. Trong 28 lần trên, Kháng nhớ có khoảng 10 lần thủ quỹ Ngân yêu cầu lái xe chở tiền sau khi rút từ ngân hàng nhà nước đến tòa nhà Lam Giang và bản thân Kháng có giúp Ngân vận chuyển các bao tiền lên phòng làm việc của bà Phấn ở lầu 6. Các lần đó, có lần tiền được để lại hết trên tầng 6, có lần tiền được kiểm đếm cho vào bao, được Kháng đưa xuống xe và chở về công ty Phương Trang. Do chỉ làm nhiệm vụ bảo vệ nên Kháng không biết số tiền bà Ngân nhận từ ngân hàng nhà nước là bao nhiêu, để lại trên tầng 6 bao nhiêu và giao cho Phương Trang bao nhiêu.

Một bảo vệ khác tại NH Đại Tín là Diệp Ngọc Linh, sinh năm 1982, cũng cho CQĐT biết có được phân công tham gia áp tải tiền cùng thủ quỹ Ngân 4 lần với tổng số tiền 580 tỉ đồng. Trong đó có 2 lần chở tổng cộng 500 tỉ đến phòng làm việc của bà Phấn ở tầng 6 tòa nhà Lam Giang. Tại đây Linh có gặp bà Phấm và người của Công ty Phương Trang (theo Ngân cho biết). Khi đó, thủ quỹ Ngân để lại 1 phần tiền cho bà Phấn và phần còn lại bàn giao cho 2 người thuộc công ty Phương Trang trước sự chứng kiến của bà Phấn.

CQĐT cũng lấy lời khai của 6 lái xe làm nhiệm vụ chở tiền theo phân công của thủ quỹ Ngân. Các lái xe này cho biết sau khi nhận tiền từ ngân hàng nhà nước, phần lớn tiền được chở đến phòng làm việc của bà Phấn ở tầng 6 tòa nhà Lam Giang. Sau khi tiền được vận chuyển lên tầng 6, có khi tiền được để lại luôn ở đó không chuyển về ngân hàng, cũng có khi tiền được vận chuyển xuống và chở về công ty Phương Trang. Cả 6 lái xe không tham gia kiểm đếm nên không biết số lượng tiền bàn giao cho ai, thế nào và bao nhiêu.

Chỉ đạo chi khống, đẩy món nợ 5.256 tỉ đồng cho Công ty Phương Trang

Với kết quả điều tra và xác minh, CQĐT kết luận rằng trong tổng số 16.451 tỉ đồng giải ngân 82 khoản vay và 1 khoản phát hành trái phiếu, bà Hứa Thị Phấn đã chỉ đạo cấp dưới lập chứng từ thu khống hơn 5.256 tỉ đồng. 

Theo cáo trạng của VKSND tối cao, bản chất của hành vi rút ruột 5.256 tỉ đồng tiền của Ngân hàng Đại Tín đối với hành vi của Hứa Thị Phấn được xác định rõ ràng là: Khi ngân hàng Đại Tín có tiền (5.256 tỉ đồng), Hứa Thị Phấn chỉ đạo thu khống (nhiều lần) vào các tài khoản cá nhân và tài khoản công ty thuộc Nhóm Phú Mỹ để chứng minh có tiền đầu vào; chuyển số tiền đang có của Đại Tín tương ứng vào tài khoản của bị can Phấn hoặc người được bị can Phấn nhờ để chuyển tiền qua tài khoản đó cho mình để sử dụng (lập sổ tiết kiệm hoặc hạch toán trả nợ khoản vay của mình trước đó,…); rồi chỉ đạo chi khống cho Công ty Phương Trang để đẩy dư nợ cho Công ty Phương Trang mà vẫn đảm bảo cân đối trên hệ thống nhằm che giấu hành vi phạm tội. 

Phiên tòa xét xử bà Hứa Thị Phấn và 27 bị can trong vụ án Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản, cố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng và vi phạm qui định cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng xảy ra tại NH Đại Tín dự kiến sẽ diễn ra vào ngày 8/5/2018.

Ảnh minh hoạ

Luật Đất đai (sửa đổi): Bảng giá đất mới áp dụng từ ngày 1/1/2026, được điều chỉnh hằng năm

(PLVN) - Theo Luật đất đai (sửa đổi), bảng giá đất lần đầu sẽ được công bố và áp dụng từ ngày 1/1/2026, được điều chỉnh, sửa đổi bổ sung từ ngày 1/1 của năm tiếp theo. Việc xây dựng bảng giá đất theo vùng giá trị, thửa đất chuẩn đối với khu vực có bản đồ địa chính số và cơ sở dữ liệu giá đất...
Khu công nghiệp Hòa Phú thu hút nhiều nhà đầu tư. (Ảnh: Nguyễn Tuấn)

Giải phóng mặt bằng thực hiện khu công nghiệp Hòa Phú (Bắc Giang): Chủ tịch UBND chỉ đạo thực hiện công khai, minh bạch

(PLVN) - Trao đổi với PV Báo Pháp luật Việt Nam, ông Lê Ánh Dương, Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang cho biết, mới đây đã chỉ đạo các đơn vị liên quan tập trung tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc đẩy nhanh tiến độ bồi thường giải phóng mặt bằng (GPMB), bảo đảm trong quý 1/2024 hoàn thành GPMB toàn bộ diện tích Khu công nghiệp (KCN) Hòa Phú, KCN Hòa Phú mở rộng giai đoạn 1 (GĐ1).
Luật sư Đỗ Thị Thanh Nhàn - Công ty Luật E&D, Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội.

Luật Kinh doanh Bất động sản 2023: Siết tình trạng phân lô bán nền, ngăn chặn “dự án ma”, bảo đảm quyền lợi cho người mua, thuê mua bất động sản

(PLVN) - Luật Kinh doanh bất động sản 2023 vừa được Quốc hội thông qua, có hiệu lực từ ngày 01/01/2025 được kỳ vọng sẽ góp phần hoàn thiện hành lang pháp lý cho hoạt động kinh doanh bất động sản, bảo vệ tốt nhất quyền lợi cho cả khách hàng lẫn chủ đầu tư, đặc biệt là người mua, thuê mua bất động sản.
Những điểm mới nhân văn, có lợi cho người dân của Luật Nhà ở 2023 sắp có hiệu lực

Những điểm mới nhân văn, có lợi cho người dân của Luật Nhà ở 2023 sắp có hiệu lực

(PLVN) - Luật Nhà ở 2023 được thông qua lần này được dư luận đánh giá là có nhiều nội dung thay đổi có lợi cho người dân. Vậy cụ thể đó là những nội dung nổi bật nào? Phóng viên Báo PLVN có cuộc trao đổi với Luật sư Vũ Thị Thu Hường - Giám đốc điều hành Công ty Luật E&D, Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội.
Hình minh hoạ

Bộ Xây dựng bỏ đề xuất mỗi người chỉ được mua bán tối đa 5 căn nhà/năm

(PLVN) - Ngày 5/3/2024, trong dự thảo lần 2 Nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Kinh doanh bất động sản , được đăng tải trên Cổng thông tin của Bộ Xây dựng, Bộ Xây dựng đã chính thức bỏ đề xuất quy định mỗi cá nhân kinh doanh bất động sản chỉ được bán, cho thuê, cho thuê mua từ 3-5 căn nhà trong một năm.
Hình ảnh minh họa.

Quy định mới về định giá đất

(PLVN) - Chính phủ mới ban hành Nghị định 12/2024/NĐ-CP ngày 5/2/2024 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 44/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 quy định về giá đất và Nghị định 10/2023/NĐ-CP ngày 3/4/2023 sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định hướng dẫn thi hành Luật Đất đai.
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và các đại biểu trao đổi bên lề Kỳ họp bất thường lần thứ 5. (Ảnh: Nghĩa Đức)

Quốc hội thông qua Luật Đất đai (sửa đổi): Nỗ lực và quyết tâm rất cao của cả hệ thống chính trị

(PLVN) - Sau rất nhiều nỗ lực và quyết tâm rất cao của cả hệ thống chính trị, Luật Đất đai (sửa đổi) đã được Quốc hội khóa XV thông qua tại Kỳ họp bất thường lần thứ 5. Đây là thành quả cộng hưởng của nhiều yếu tố và còn là bài học kinh nghiệm quý về đổi mới tư duy, phương pháp làm việc, quyết liệt hành động để tiếp tục nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác lập pháp.