Năm nay, ngành chế biến gỗ gặp nhiều khó khăn?

Các DN đang ngày càng khó khăn với nguồn gỗ nguyên liệu. (Ảnh minh họa)
Các DN đang ngày càng khó khăn với nguồn gỗ nguyên liệu. (Ảnh minh họa)
(PLO) - Ngay từ năm 2016, tình trạng tranh mua gỗ nguyên liệu đã hết sức gay gắt ở các tỉnh miền Trung. Năm 2017 được dự báo là một năm hết sức khó khăn với các doanh nghiệp (DN) chế biến gỗ trong nước nói riêng, ngành công nghiệp chế biến gỗ Việt Nam nói chung.

Nguồn cung nguyên liệu cần thêm 4-5 triệu m3/năm

Ngành công nghiệp chế biến gỗ Việt Nam đang ngày càng khẳng định vị thế cuả mình khi đóng góp đáng kể vào giá trị kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Cụ thể, năm 2015 giá trị xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ đạt 6,9 tỷ USD, tăng 10,7% so với năm 2014, năm 2016 con số này dự kiến lên đến hơn 7,1 tỷ USD, và đến năm 2020 đạt 10 tỷ USD.

Để duy trì tốc độ đó, nguồn cung gỗ nguyên liệu sẽ cần thêm 4-5 triệu m3/năm, trong khi gỗ rừng trồng trong nước mới đáp ứng 30-40% tổng lượng nguyên liệu đầu vào, chủ yếu là gỗ cao su và gỗ keo tràm. Chưa nói đến việc nguồn nguyên liệu gỗ rừng trồng trong nước mới chỉ có khoảng 200.000 ha đã được cấp chứng chỉ FSC, chiếm 8% diện tích rừng trồng sản xuất của cả nước, nguồn gỗ nguyên liệu nhập khẩu ngày càng khan hiếm…

Những năm gần đây, nhiều quốc gia trong khu vực trong đó có Việt Nam đã ban hành chính sách đóng cửa rừng tự nhiên và hạn chế xuất khẩu nguyên liệu thô để giữ nguồn gỗ phục vụ cho chế biến trong nước. Myanmar ban hành lệnh cấm xuất khẩu gỗ tròn có hiệu lực từ ngày 1/4/2014.

Ngày 13/5/2016, Lào đã ban hành Nghị định 15/PM, trong đó đình chỉ việc xuất khẩu các loại gỗ tròn, gỗ xẻ kích thước lớn, gỗ xẻ… từ rừng tự nhiên trong mọi trường hợp. Mới đây nhất, từ tháng 4/2015 Trung Quốc cấm khai thác rừng tự nhiên ở vùng Đông Bắc Trung Quốc và Nội Mông, tiến tới chấm dứt hoàn toàn khai thác gỗ thương mại rừng tự nhiên trên toàn đại lục vào năm 2017.

Không chỉ khó khăn khi nguồn gỗ nguyên liệu nhập khẩu ngày càng hạn chế. Ngay chính nguồn gỗ nguyên liệu ít ỏi trong nước cũng đang bị các thương nhân Trung Quốc tranh mua rất khốc liệt.

Thua ngay trên sân nhà 

Tại Hội thảo Diễn biến nguồn cung nguyên liệu gỗ năm 2017 với sự tham gia của 120 DN chế biến gỗ tổ chức tại TP HCM trung tuần tháng 12/2016, ông Đỗ Xuân Lập, Chủ tịch Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Bình Định (FPA) cho biết, theo phản ánh của các DN sản xuất và chế biến gỗ, trong thời gian qua, tình trạng các công ty có vốn FDI và thương nhân hình thành những hệ thống nhà máy và cơ sở thu mua nguyên liệu gỗ ở hầu khắp các vùng nguyên liệu gỗ cao su và gỗ keo tràm từ miền Nam ra đến khu vực miền Trung - Tây Nguyên để xuất khẩu sang Trung Quốc.

Theo ước tính, có đến 80% lượng gỗ nguyên liệu cao su ở Tây Nguyên đã bị thương lái Trung Quốc bao mua, họ cắm xưởng xẻ, thuê dân đi mua gom, thậm chí trả hết tiền trước. Với những điều kiện như vậy, DN Việt Nam không thể cạnh tranh nổi.

Không chỉ cạnh tranh nguồn gỗ nguyên liệu, ông Lưu Phước Lộc - Giám đốc Công ty Chế biến gỗ Mtrade, Phó chủ tịch Hiệp hội Chế biến gỗ tỉnh Bình Dương (BIFA) cho biết, hiện đang có làn sóng các DN gỗ của Trung Quốc đầu tư vào tỉnh Bình Dương, vấn đề ở chỗ hàng hóa của họ mang sang gần như đã là thành phẩm, phần việc tại Việt Nam chỉ là lắp ráp và phủ sơn.

“Mục đích của các DN Trung Quốc là muốn lấy C/O của Việt Nam, vì hiện nay họ không được cấp C/O sang thị trường Hoa Kỳ do bán phá giá. Hơn nữa, họ cũng muốn tận dụng nguồn nhân công giá rẻ của Việt Nam. Trong cạnh tranh về giá, các DN Trung Quốc luôn có lợi thế bởi luôn sản xuất với quy mô cực lớn. Đây là sức ép rất lớn, thậm chí có thể gây nguy cơ khủng hoảng gỗ nguyên liệu tại các DN trong nước ở TP HCM, Bình Dương, Đồng Nai và Bình Định”, ông Đỗ Xuân Lập, Chủ tịch FPA phát biểu.

Trao đổi với PV,  ông Tô Xuân Phúc, Tổ chức Forest Trend cho biết, ông chưa thể kiểm chứng những phản ánh về tình trạng mua tranh gỗ nguyên liệu của thương nhân Trung Quốc như DN phản ánh, nhưng ông khẳng định tình trạng thiếu hụt gỗ nguyên liệu của Trung Quốc đang khá căng thẳng. Ông Phúc đã đưa ra những số liệu chứng minh về  nhu cầu nhập khẩu gỗ của Trung Quốc ngày một tăng và với quyết định đóng cửa rừng của Trung Quốc từ năm 2017, Trung Quốc sẽ thiếu hụt 50% gỗ nguyên liệu và Việt Nam đang là thị trường gần nhất mà thương lái Trung Quốc nhắm tới.

Số liệu thống kê từ Tổng cục Hải quan cũng cho thấy, nhiều mặt hàng gỗ của Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc tăng nhanh trong thời gian gần đây. Trong 9 tháng đầu năm 2016, lượng ván bóc xuất khẩu đạt 240.000m3, tăng gấp 2,4 lần lượng xuất khẩu trong cả năm 2015; lượng gỗ xẻ cao su cũng tăng từ 120.000m3 trong năm 2015 lên 170.000m3 trong 9 tháng năm 2016. Trong năm 2015, nếu lượng ván ghép, gỗ dùng trong xây dựng xuất khẩu sang Trung Quốc chỉ đạt 11.000m3 thì 9 tháng năm nay con số này đã tăng lên 67.000m3.

Giải “bài toán” ra sao?

Để bảo vệ ngành chế biến gỗ xuất khẩu trong nước và bảo đảm nguồn gỗ nguyên liệu rừng trồng được cung cấp đầy đủ và bền vững trong những năm tới, Chủ tịch FPA đề nghị Bộ NN&PTNT, Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam kiến nghị Chính phủ ban hành các giải pháp hạn chế xuất khẩu gỗ nguyên liệu một cách hiệu quả.

Theo kiến nghị của các DN, với mức thuế suất thuế xuất khẩu hiện tại là chưa đủ sức hạn chế hoạt động xuất khẩu gỗ nguyên liệu sang Trung Quốc một cách ồ ạt như thời gian qua, cùng với việc nhiều thương nhân khai báo không đúng quy cách sản phẩm xuất khẩu để được hưởng ưu đãi về thuế như mặt hàng gỗ xẻ. DN đề nghị tăng mức thuế suất thuế xuất khẩu đối với mặt hàng gỗ tròn và gỗ xẻ lên cùng mức 20% trong khung quy định Nghị quyết 830/2009/UBTVQH12 ngày 17/10/2009 của Ủy ban thường vụ Quốc hội.

Tuy nhiên, theo ông Tô Xuân Phúc, Tổ chức Forest Trend, thuế hay hạn chế xuất khẩu chỉ là một giải pháp và cần cân nhắc để hài hòa lợi ích giữa nhà nước, DN và người trồng rừng. Theo ông, vấn đề cốt lõi vẫn là giải quyết tốt bài toán tổng thể về nguyên liệu cho chế biến xuất khẩu.

Theo đó, cần có những bước đột phá, giao đất cho hộ gia đình làm tăng tỷ lệ che phủ rừng. “Trong chương trình tái cơ cấu ngành nông nghiệp, vấn đề này đã được đề ra nhưng đến nay vẫn lúng túng trong thực hiện…”, ông Phúc nhận định.

Cùng với đó, vị chuyên gia này cũng nhấn mạnh yếu tố liên kết, không chỉ là sự liên kết giữa người trồng với DN chế biến, mà còn là sự kết nối giữa các DN với nhau và đây chính là một giải pháp cho ngành gỗ phát triển bền vững. 

Đọc thêm

Tạo dựng thương hiệu muối Bạc Liêu là sản phẩm đặc biệt

Tạo dựng thương hiệu muối Bạc Liêu là sản phẩm đặc biệt
(PLVN) - Năm 2013, sản phẩm muối ăn Bạc Liêu được Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) cấp Giấy nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý. Cuối năm 2020, nghề muối Bạc Liêu đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và du lịch công nhận Di sản văn hóa phi vật thể cấp Quốc gia. Đặc biệt, đến nay có nhiều sản phẩm từ muối được công nhận sản phẩm OCOP đạt 4 sao.

vnEdu Content - Chìa khóa mở tương lai giáo dục số hiện đại

vnEdu Content - Chìa khóa mở tương lai giáo dục số hiện đại
(PLVN) - Với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ và Internet, giáo dục số đã trở thành xu hướng quan trọng trong nâng cao chất lượng giáo dục tại Việt Nam. Trong bối cảnh đó, vnEdu content nổi lên như một nền tảng giáo dục số tiên phong cung cấp môi trường giáo dục số hiện đại với nhiều tiện ích cho giáo viên và học sinh trên cả nước.

VNPT nhận giấy phép kinh doanh dịch vụ 5G

VNPT nhận giấy phép kinh doanh dịch vụ 5G
(PLVN) - Chiều 15/4, tại cuộc giao ban quản lý nhà nước của Bộ Thông tin và Truyền thông, Tập đoàn VNPT đã được trao giấy phép thiết lập mạng và cung cấp dịch vụ thông tin di động mặt đất sử dụng công nghệ 5G.

Sắp diễn ra Festival 100 năm cây dừa sáp Trà Vinh

Sắp diễn ra Festival 100 năm cây dừa sáp Trà Vinh
(PLVN) - Dự kiến cuối tháng 8/2024, Trà Vinh lần đầu tổ chức Festival 100 năm dừa sáp được tỉnh Trà Vinh. Đây là sự kiện quy mô cấp tỉnh kết hợp với việc tổ chức Tuần lễ Vu lan Thắng hội huyện Cầu Kè.

Ngân hàng Nhà nước đề nghị Công an 'vào cuộc' tham gia quản lý thị trường vàng

Ảnh minh họa.
(PLVN) -  Chiều 16/4, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) có văn bản gửi các bộ, ngành chức năng đề nghị phối hợp triển khai chỉ đạo của Thủ tướng trong công tác quản lý thị trường vàng. Trong đó, NHNN đề nghị Bộ Công an chủ trì, phối hợp xử lý nghiêm minh các hành vi buôn lậu, thao túng, đầu cơ trục lợi, đẩy giá vàng miếng...

Lấy ý kiến về dự thảo cơ chế mua bán điện trực tiếp

Sẽ sớm có cơ chế mua bán điện trực tiếp giữa các khách hàng lớn và đơn vị phát điện
(PLVN) -  Bộ Công Thương đang tổ chức lấy ý kiến rộng rãi của các bộ, ngành và các bên liên quan về Dự thảo 1 Nghị định của Chính phủ quy định về cơ chế mua bán điện trực tiếp giữa đơn vị phát điện với khách hàng sử dụng điện lớn (cơ chế DPPA). 

Gạo ST25 và câu chuyện bảo vệ thương hiệu

Lực lượng quản lý thị trường kiểm tra một cửa hàng có dấu hiệu bán giả mạo gạo ST25 mang nhãn hiệu Ông Cua. (Ảnh: Quản lý thị trường)
(PLVN) - Hàng loạt cửa hàng kinh doanh gạo lớn ở nhiều quận trên địa bàn TP Hà Nội vừa bị “bêu tên” vì bán gạo giả mạo thương hiệu của “cha đẻ” giống gạo ST25 - từng đoạt giải gạo ngon nhất thế giới.

Đưa thị trường vàng vào khuôn khổ

Ảnh minh họa.
(PLVN) - Văn phòng Chính phủ vừa ban hành Thông báo số 160/TB-VPCP nêu kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại cuộc họp về các giải pháp quản lý thị trường vàng trong thời gian tới.

Tính hai mặt của quảng cáo: Tác động đến người tiêu dùng

Nhiều quảng cáo trực tiếp hoặc gián tiếp dẫn dụ thanh, thiếu niên thay đổi thói quen, suy nghĩ, lối sống, cách ăn mặc, cách hành xử theo hướng tiêu cực. (Nguồn: Viettel EduPortal).
(PLVN) - Có thể nói, quảng cáo trực tuyến ra đời đã đem lại cho người dùng một “chân trời mới” với rất nhiều tiện ích. Tuy nhiên, mặt trái của quảng cáo trực tuyến cũng là những hệ quả không hay, đem lại tác hại cho người dùng các lứa tuổi.