Ăn thịt bò chết, gần trăm người suýt thiệt mạng

Vì chút tư lợi, một nhóm người đã dẫn tử thần về thăm chính thôn bản của mình khiến gần trăm người suýt mất mạng.

Vì chút tư lợi, một nhóm người đã dẫn tử thần về thăm chính thôn bản của mình khiến gần trăm người suýt mất mạng.

1.Con bò số 928. Khoảng 14h ngày 19/7/2004, Công ty TNHH Thắng Hiền (trại bò sữa Quyết Thắng, huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang) con bò sữa số 928 đột nhiên bị chết. Chi cục Thú y tỉnh Tuyên Quang xác định con bò này chết do viêm phổi, phải tiêu hủy. Khi cơ quan chức năng vận chuyển xác con vật đến khu bãi đất trống giáp nghĩa địa Quyết Thắng, ở đó có Mai Xuân Trường (sinh năm 1965, ở thôn Làng Ngòi, xã Yên Bình, huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái) đang cắt cỏ. Dù biết bò chết vì bệnh nhưng trong khi các bác sĩ thú y đang mải đổ vôi bột và hóa chất Cloramin B (dạng bột) xuống hố, Trường vẫn lén xẻo 1,5kg thịt bò chết mang về nhà làm thức ăn cho vợ là Bùi Thị Ngà (sinh năm 1970) và ba con gái.

Ăn cơm tối xong, Mai Xuân Trường rủ Đặng Văn Toản (sinh năm 1964, ở cùng thôn) mang cuốc xẻng đi đào lấy xương thịt con bò này. Khi đến nơi, Toản, Trường gặp 2 người đàn ông lạ mặt khác và 4 người đã cùng đào bới đất, đưa con bò lên khỏi miệng hố. Hai người lạ mặt mỗi người cắt một mảng thịt rồi bỏ đi, toàn bộ thịt, da xương và đầu con bò được Toản, Trường đưa đến một thửa ruộng cách đó khoảng 200m. Xẻ thịt bò xong, Toản lấp kín “mộ” con bò rồi đi mượn một chiếc xe cải tiến để chở “thành quả” về nhà.

b
Gần trăm con người suýt xuống âm ti cùng con bò. Ảnh minh họa

2. Thịt bò giá rẻ. Khoảng 12h đêm, Trường, Toản đem thịt bò về nhà Trường. Vợ Trường là chị Bùi Thị Ngà, mặc dù đã can chồng đi lấy thịt bò chết nhưng khi thấy Trường đem cả xe cải tiến thịt về đã không nói gì nữa. Trường, Toản rửa thịt bò, lọc ra một ít đem xào rồi ngồi ăn, uống rượu đến sáng. Ngày 20/7/2004, Trường đến gọi Lương Đình Phương là thợ giết mổ gia súc để nhờ Phương lọc thịt hộ. Khi Phương hỏi: “Lấy thịt ở đâu?”, Trường chỉ trả lời: “Lấy bên Quyết Thắng”. Số thịt lọc được, Trường và Toản giữ lại cho gia đình mỗi người một ít, đem phần thịt ngon ra chợ Trung tâm xã Yên Bình bán. Phần da, xương, thịt còn lại được Ngà bán cho mọi người trong thôn (Trường “quảng cáo” rằng đây là thịt của một con bò tắc sữa chết của trại bò). Vì giá rẻ nên mọi người trong thôn đã tranh nhau mua bằng hết.

3. Tử thần ghé thăm thôn. Theo tài liệu điều tra, có 38 hộ gia đình đã mua và sử dụng số thịt bò bệnh nói trên. Trong đó, nhiều gia đình còn đem biếu người thân và mời họ hàng đến ăn cùng. Hậu quả: 87 người bị ngộ độc với các triệu chứng đau đầu, đau bụng, nôn và buồn nôn, đi ngoài ra phân có máu và dính nhầy, nhức mỏi xương khớp, thể trạng suy giảm nhanh.

Theo kết quả xét nghiệm phân tích mẫu bệnh của Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Yên Bái và Viện Dịch tế Trung ương, thủ phạm đầu độc hàng loạt con người trên là vi khuẩn “tụ cầu trùng vàng” - tên khoa học là StaPhylococcusauraus - có trong thịt của con bò số 928. Tại các bản kết luận giám định pháp y ngày 22/9/2004 và 23/9/2004 của Tổ chức giám định Pháp y và kỹ thuật hình sự Công an tỉnh Yên Bái kết luận: tỷ lệ % sức khỏe bị mất tại thời điểm giám định của 35 người đi giám định thì có 5 người mất 21% sức khỏe, 18 người bị mất 15% sức khỏe, 12 người mất 10% sức khỏe. Tổng tỷ lệ sức khỏe bị tổn hại của 35 người là 495%.

4. Biết sai nhưng... vẫn làm. Tại phiên tòa ngày 6/4/2005, Mai Xuân Trường khai trực tiếp nhìn thấy các bác sĩ thú y mổ bụng khám nghiệm và xem xét bệnh dịch của con bò chết. Bị cáo được nghe và được các bác sỹ cho biết con bò chết do “viêm phổi”, không sử dụng thịt làm thực phẩm được, phải đem xử lý hóa chất và tiêu hủy. Là người khởi xướng, bản thân Trường từng làm y tá trong quân đội nên biết rõ thực phẩm (thịt bò) dịch bệnh nếu sử dụng sẽ gây nguy hại cho sức khỏe con người nhưng vì tham, nên vẫn cứ làm liều.

Còn Đinh Văn Toản, được học tập và cấp chứng chỉ hành nghề thú y. Toản là người ý thức được hành vi của mình là nguy hiểm cho người khác nhưng cũng “nhắm mắt đưa chân”. Toản nói với Trường “sử dụng được” và còn tích cực tham gia vận chuyển rồi đem tiêu thụ. Bùi Thị Ngà (vợ Trường) tuy bị chồng lôi kéo vào con đường phạm tội nhưng không có biện pháp can ngăn chồng quyết liệt và kịp thời. Khi chồng đem thịt về, Ngà đã không nói gì và còn trực tiếp đứng bán thu tiền, gây ra hậu quả nghiêm trọng, ảnh hưởng tới sức khỏe cùa gần trăm người, chủ yếu đang trong độ tuổi lao động.

5. Hình phạt thích đáng. Tại phiên tòa xét xử, Mai Xuân Trường và Đặng Văn Toản bị truy tố tại khoản 3 điều 244 BLHS, riêng Toản ngoài hình phạt chính còn áp dụng hình phạt bổ sung quy định tại khoản 4 điều 244 BLHS. “Xét thấy hành vi phạm tội của các bị cáo là đặc biệt nghiêm trọng, không chỉ xâm hại tới sức khỏe của 87 người da đã sử dụng thịt bò dịch bệnh được các bị cáo đem bán mà hành vi phạm tội của các bị cáo còn xâm hại nghiêm trọng tới quản lý Nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm. Hành vi của các bị cáo thể hiện sự liều lĩnh, bất chấp pháp luật, coi thường sức khỏe tính mạng của con người, gây tổn hại tới kinh tế của Nhà nước và nhân dân, gây mất trật tự trị an trong khu vực. Do đó, cần phải xử phạt nghiêm khắc tương xứng với hành vi phạm tội của từng bị cáo để có đủ điều kiện giáo dục và răn đe” - từ nhận định trên, HĐXX đã tuyên phạt: Mai Xuân Trường 8 năm tù giam; Bùi Thị Ngà 4 năm tù giam; Riêng bị cáo Đặng Văn Toản 7 năm tù giam , cấm hành nghề thú y trong thời hạn 3 năm kể từ khi chấp hành xong hình phạt tù.

Ngọc Trìu

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Chuyện ở nơi trồng 'nhất chi mai' lớn nhất Hà thành

Nông dân thôn An Hòa tất bật chăm sóc cây mai trắng. (Ảnh trong bài: PV)
(PLVN) - Những năm gần đây, trên miền đất đồi gò thuộc xã Tản Lĩnh (huyện Ba Vì, Hà Nội), cây mai trắng hay còn được gọi với cái tên “nhất chi mai” đã bén rễ, nảy mầm, tô thắm vùng đất dưới chân núi Tản. Điều thú vị ít ai biết, chính thứ được liệt trong tứ quý gồm “tùng, cúc, trúc, mai” lại thích nghi tuyệt vời và là cây xóa nghèo trên vùng đất này.

Blockchain, AI thổi làn gió mới vào hệ sinh thái đổi mới sáng tạo Việt Nam

Blockchain, AI thổi làn gió mới vào hệ sinh thái đổi mới sáng tạo Việt Nam
(PLVN) - Hưởng ứng ngày Đổi mới Sáng tạo Thế giới - 21/4. Ngày 19/4, Hội tin học TP HCM (HCA), Saigon Innovation Hub, Binance Academy đồng tổ chức sự kiện Vietnam Technology Day, tại TP HCM. Sự kiện có sự tham gia của ông Nguyễn Mạnh Cường - Phó chánh Văn phòng Bộ - Giám đốc văn phòng Phía Nam Bộ Khoa học và Công nghệ. Lãnh đạo các tập đoàn công nghệ Việt Nam và quốc tế cùng các Tiến sĩ đến từ Đại học hàng đầu Việt Nam.

Tạo dựng thương hiệu muối Bạc Liêu là sản phẩm đặc biệt

Tạo dựng thương hiệu muối Bạc Liêu là sản phẩm đặc biệt
(PLVN) - Năm 2013, sản phẩm muối ăn Bạc Liêu được Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) cấp Giấy nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý. Cuối năm 2020, nghề muối Bạc Liêu đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và du lịch công nhận Di sản văn hóa phi vật thể cấp Quốc gia. Đặc biệt, đến nay có nhiều sản phẩm từ muối được công nhận sản phẩm OCOP đạt 4 sao.

vnEdu Content - Chìa khóa mở tương lai giáo dục số hiện đại

vnEdu Content - Chìa khóa mở tương lai giáo dục số hiện đại
(PLVN) - Với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ và Internet, giáo dục số đã trở thành xu hướng quan trọng trong nâng cao chất lượng giáo dục tại Việt Nam. Trong bối cảnh đó, vnEdu content nổi lên như một nền tảng giáo dục số tiên phong cung cấp môi trường giáo dục số hiện đại với nhiều tiện ích cho giáo viên và học sinh trên cả nước.

VNPT nhận giấy phép kinh doanh dịch vụ 5G

VNPT nhận giấy phép kinh doanh dịch vụ 5G
(PLVN) - Chiều 15/4, tại cuộc giao ban quản lý nhà nước của Bộ Thông tin và Truyền thông, Tập đoàn VNPT đã được trao giấy phép thiết lập mạng và cung cấp dịch vụ thông tin di động mặt đất sử dụng công nghệ 5G.

Sắp diễn ra Festival 100 năm cây dừa sáp Trà Vinh

Sắp diễn ra Festival 100 năm cây dừa sáp Trà Vinh
(PLVN) - Dự kiến cuối tháng 8/2024, Trà Vinh lần đầu tổ chức Festival 100 năm dừa sáp được tỉnh Trà Vinh. Đây là sự kiện quy mô cấp tỉnh kết hợp với việc tổ chức Tuần lễ Vu lan Thắng hội huyện Cầu Kè.

Ngân hàng Nhà nước đề nghị Công an 'vào cuộc' tham gia quản lý thị trường vàng

Ảnh minh họa.
(PLVN) -  Chiều 16/4, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) có văn bản gửi các bộ, ngành chức năng đề nghị phối hợp triển khai chỉ đạo của Thủ tướng trong công tác quản lý thị trường vàng. Trong đó, NHNN đề nghị Bộ Công an chủ trì, phối hợp xử lý nghiêm minh các hành vi buôn lậu, thao túng, đầu cơ trục lợi, đẩy giá vàng miếng...