Vì sao giá lợn cửa chuồng rẻ, nhưng giá đến chợ vẫn cao?

Ông Nguyễn Xuân Dương
Ông Nguyễn Xuân Dương
(PLO) - Thời gian gần đây, giá lợn hơi xuất bán tại các cơ sở chăn nuôi đang giảm xuống mức kỷ lục trong vòng 10 năm trở lại đây. Với giá lợn hơi khoảng 30.000 đồng/kg như hiện nay, người chăn nuôi phải chịu lỗ mỗi con lợn cả triệu đồng. Thế nhưng có một nghịch lý là trên thị trường bán lẻ, người tiêu dùng vẫn phải mua thịt lợn với giá cao.

Ông Nguyễn Xuân Dương, Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi, Bộ NN&PTNT đã có những trao đổi với baochinhphu.vn về vấn đề này và nêu giải pháp để hạn chế thiệt hại cho người chăn nuôi. 

Thưa ông, trước hết ông có thể cho biết nguyên nhân tại sao giá lợn hơi lại giảm mạnh trong thời gian qua?

- Nguồn cung của ngành chăn nuôi nói chung và chăn nuôi lợn nói riêng khá dồi dào, trong khi sức mua của thị trường về các sản phẩm chăn nuôi thấp hơn. Ngoài ra cũng có những bất cập trong vấn đề điều tiết của khâu lưu thông, phân phối.

Việc giá lợn hơi giảm là do người chăn nuôi tăng “nóng” đàn lợn trong thời gian qua, cùng với đó là tác động khá lớn từ sự phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc, bởi lâu nay lợn của chúng ta chủ yếu xuất khẩu vào thị trường này.

Điều này đã được Bộ NN&PTNT cảnh báo, ngay những thời điểm giá lợn hơi ở mức 55.000-58.000 đồng/kg thì Bộ đã chỉ đạo các địa phương không tăng quy mô đàn nái bằng mọi giá mà nên theo hướng thay đổi cơ cấu chất lượng giống và phương thức chăn nuôi phù hợp với thị trường trong nước và hội nhập quốc tế. 

Có một thực tế là lâu nay chăn nuôi của chúng ta vẫn chủ yếu là theo phong trào, khi thấy giá lợn lên thì đua nhau tăng đàn dù chưa nắm bắt và phán đoán được những tín hiệu của thị trường để điều chỉnh việc chăn nuôi theo nhu cầu. Đây có phải đang là điểm nghẽn lớn của ngành chăn nuôi hay không thưa ông?

- Đây là một thực tế của nông nghiệp nước ta từ lâu nay vốn đang được tái cơ cấu tập trung lại từ kinh tế hộ nhỏ lẻ với quá nhiều người tham gia vào quá trình sản xuất và cung ứng nông sản, thực phẩm. Tuy nhiên, gần đây đã giảm đi khá nhiều do cạnh tranh mà không ít các nông hộ sản xuất theo hình thức tận dụng khó có thể tồn tại, nhất là sản xuất chăn nuôi, lĩnh vực chứa đựng nhiều yếu tố kỹ thuật, yếu tố công nghiệp và hội nhập cao, đòi hỏi người sản xuất, kinh doanh phải chuyên nghiệp và nắm bắt được thị trường.

Đứng dưới góc độ nhà quản lý, ông suy nghĩ thế nào về hiện tượng này?

- Nghịch lý hiện nay là giá lợn cửa chuồng thì rẻ trong khi giá thịt lợn đến tay người tiêu dùng vẫn không giảm là bao nhiêu. Đây là một thực tế bất cập mà thua thiệt luôn thuộc về người chăn nuôi.

Lý do thì có nhiều nhưng sâu xa vẫn là chúng ta chưa thực sự ứng xử một cách đầy đủ từ công tác quản lý, đến hoạt động sản xuất, giết mổ, chế biến và tiêu thụ các sản phẩm chăn nuôi một cách chuyên nghiệp theo kinh tế thị trường, mặc dù về chủ trương, đường lối đã rõ và khá hoàn chỉnh.  

Về lâu dài, để hạn chế rủi ro, ngành chăn nuôi có giải pháp gì để khắc phục tình trạng này, trong đó trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước như thế nào, thưa ông?

- Tại Quyết định số 10 của Thủ tướng Chính phủ ký ngày 16/2/2008 định hướng Chiến lược phát triển chăn nuôi đến năm 2020 và tầm nhìn 2030 có rất nhiều điểm phù hợp với tình hình hiện nay. Tuy nhiên cần phải có tổng kết trong năm 2017 để điều chỉnh cho phù hợp hơn, nhất là định hướng quy hoạch các ngành hàng chủ lực như thịt lợn, thịt, trứng gia cầm và thịt trâu bò.  

Tổ chức sản xuất chăn nuôi theo các chuỗi liên kết, trong đó đứng đầu là các doanh nghiệp-hợp tác xã, tổ hợp tác-hộ chăn nuôi hoặc doanh nghiệp-hộ chăn nuôi lớn, hộ trang trại vừa bảo đảm truy xuất nguồn gốc chất lượng, an toàn thực phẩm và kiểm soát được cung cầu thị trường.

Các cơ quan chức năng khẩn trương nghiên cứu khảo sát thị trường và hoàn thiện hạ tầng pháp chế, hàng rào kỹ thuật thừa nhận lẫn nhau trong hoạt động kiểm dịch và kiểm tra chất lượng, tạo điều kiện thuận lợi cho việc xuất khẩu các sản phẩm chăn nuôi là thế mạnh của Việt Nam sang các nước, trước hết là các nước xung quanh ta và hạn chế nhập khẩu các sản phẩm mà trong nước đã đáp ứng được.

Xin cảm ơn ông!

Đọc thêm

Điểm mới trong triển lãm Propak Vietnam 2024

Điểm mới trong triển lãm Propak Vietnam 2024
(PLVN) - Ngoài việc đem đến cơ hội giao thương tiềm năng cho ngành xử lý, chế biến và đóng gói bao bì Việt Nam, Propak Vietnam 2024 sẽ giới thiệu khu trưng bày công nghệ đồ uống - DrinkTech.

Giải mã xu hướng 'All in one' giúp cân bằng cuộc sống

Giải mã xu hướng 'All in one' giúp cân bằng cuộc sống
(PLVN) - Thông tin trọn gói, tiết kiệm thời gian, tối ưu chi phí - đó là lợi ích từ các dịch vụ "All in one" đang rất được ưa chuộng trong thời gian gần đây để mang lại cuộc sống tiện lợi và cân bằng cho các gia đình Việt.

Tưng bừng không khí Tết tại hệ thống siêu thị WinMart

Không khí Tết đã rộn ràng tại hệ thống siêu thị Winmart.
(PLVN) - Dù còn gần một tháng nữa mới đến Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024 nhưng tại hệ thống siêu thị WinMart trên cả nước, không khí Tết đã rất tưng bừng, náo nhiệt bởi hàng loạt sản phẩm Tết cùng các chương trình ưu đãi, khuyến mại đang được áp dụng.

Pháo hoa Bộ Quốc phòng sẵn sàng phục vụ nhu cầu của người dân dịp Tết Nguyên Đán

Pháo hoa Bộ Quốc phòng sẵn sàng phục vụ nhu cầu của người dân dịp Tết Nguyên Đán
(PLVN) -  Pháo hoa luôn là mặt hàng được nhiều người chờ đợi và săn đón mỗi dịp Tết đến Xuân về; là món ăn tinh thần không thể thiếu trong văn hóa của người Việt. Tại Việt Nam hiện nay, nhà máy Z121 (Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng) là đơn vị duy nhất được phép sản xuất, cung ứng sản phẩm pháo hoa. Trong những năm qua, Nhà máy không ngừng nghiên cứu, cải tiến công nghệ để nâng cao chất lượng sản phẩm, đáp ứng nhu cầu, thị hiếu của người dân.

Thịt mát MEATDeli ngày càng được yêu thích, dịp Tết sẽ cung ứng tăng 23%

Người tiêu dùng ngày càng yêu thích thịt mát MEATDeli.
(PLVN) - Người tiêu dùng đang ngày càng yêu thích sản phẩm thịt mát MEATDeli của Tập đoàn Masan. Bằng chứng là 9 tháng đầu năm nay, sản lượng bán ra loại thịt này tăng trưởng ấn tượng. Dự định dịp Tết năm nay, loại thịt này sẽ được Tập đoàn Masan sẽ cung ứng tăng 23% so với dịp Tết năm ngoái.

Vietjet mở thêm 5 đường bay quốc tế mới, giá chỉ từ 0 đồng

Vietjet mở thêm 5 đường bay quốc tế mới, khởi hành từ ngày 21/11. (Ảnh: Vietjet)
(PLVN) - Đáp ứng nhu cầu của khách hàng với các điểm đến quốc tế được yêu thích, Vietjet vừa mở 5 đường bay quốc tế mới, kết nối Hà Nội với Hong Kong (Trung Quốc), Phú Quốc với Đài Bắc (Đài Loan, Trung Quốc) và Busan (Hàn Quốc), TP Hồ Chí Minh với Adelaide và Perth (Australia).

Vietjet mở đường bay thẳng TP Hồ Chí Minh - Jakarta nhân chuyến thăm của Chủ tịch Quốc hội đến Indonesia

Vietjet chào mừng các hành khách trên chuyến bay đầu tiên từ TP HCM đi Jakarta tại sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất.
(PLVN) - Ngày 5/8, tại Jakarta (Indonesia), Vietjet đã chính thức khai trương đường bay thẳng kết nối thành phố Hồ Chí Minh với thủ đô Jakarta, Indonesia trước sự chứng kiến của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và ông Arsjad Rasjid, Chủ tịch Thương mại và Công nghiệp Indonesia (KADIN) cùng đại diện lãnh đạo, doanh nghiệp hai nước, trong khuôn khổ Diễn đàn chính sách, pháp luật, thúc đẩy hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư Việt Nam - Indonesia.

Vietjet mở đường bay thẳng Đà Lạt đi Busan

Máy bay Vietjet.
(PLVN) - Vietjet chính thức khai trương đường bay thẳng đầu tiên kết nối Đà Lạt với Busan, phục vụ khách hàng bay dễ dàng giữa thành phố ngàn hoa lãng mạn của Việt Nam và thành phố biển lớn nhất Hàn Quốc với chỉ hơn 5 giờ bay.

Định vị thú cưng

Chip định danh, vòng cổ GPS chỉ truy được “hành tung” của chó, mèo, chứ không thể quản lý hành động của chúng. (nguồn: Stockpicture)
(PLVN) - Quản lý động vật nuôi trong nhà là một công việc khó khăn đối với mỗi người. Vì vậy, có nhiều chủ vật nuôi đã lựa chọn bắn chip định danh hoặc đeo vòng cổ định vị GPS để kiểm soát được “thú cưng”. Tuy nhiên, kết quả của ứng dụng công nghệ hiện đại này ra sao vẫn còn đang gây ra nhiều tranh cãi.