Thương mại điện tử Việt Nam đang là “miền đất hứa”

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
(PLO) - Thị trường thương mại điện tử Việt Nam đang là “miền đất hứa” khi thu hút đông đảo các gương mặt lớn trên thế giới.

Nhiều thông điệp đầy hứa hẹn

Theo báo cáo của Hãng tư vấn Nielsen Việt Nam, thương mại điện tử (TMĐT) Việt Nam năm 2017 tăng trưởng hơn 25%. Đây là mức tăng mạnh đối với một thị trường có xuất phát điểm khiêm tốn như Việt Nam.

Nhờ sự trải rộng của internet băng thông rộng và các dịch vụ công nghệ, TMĐT Việt Nam dự báo sẽ tiếp tục tăng trưởng thần kỳ vào năm 2018. Nếu như toàn cầu sẽ có 4 tỷ người kết nối internet đến năm 2020 thì tại Việt Nam năm 2017 vừa qua đã có gần 53,9 triệu người sử dụng internet. Ước tính con số này sẽ tăng lên đến 59,5 triệu người vào năm 2022, tức chiếm gần 60% dân số.

Bên cạnh đó, công nghệ thanh toán không dùng tiền mặt cũng tác động không nhỏ đến sự chuyển mình này. Dự báo, 30% doanh thu bán lẻ toàn cầu đến năm 2020 sẽ được thực hiện qua các ứng dụng, phần mềm trên máy tính và các thiết bị di động. Đến năm 2025, nền kinh tế chia sẻ toàn cầu sẽ có trị giá 300 tỷ USD. Tại Việt Nam, hiện 1/3 số người tiêu dùng mua hàng trên mạng đã thực hiện thanh toán chuyển khoản.

Cùng với đó, các chuyển biến công nghệ  kết hợp với kinh tế chia sẻ đang tạo ra diện mạo mới cho TMĐT nói chung. Tuy vậy, đây không phải là thách thức lớn cho kinh doanh truyền thống.

Theo bà Nguyễn Phương Thảo - quản lý cấp cao các dự án kinh doanh hiệu quả của Nielsen Việt Nam - một sự giao thoa và kết hợp giữa các mô hình kinh doanh truyền thống và kinh doanh hiện đại sẽ diễn ra. “Thị trường Việt Nam cũng đã sẵn sàng khi nhiều doanh nghiệp đang khai thác thành công các thành tựu của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 như Big Data hay AI (trí tuệ nhân tạo)”, bà Thảo nhận định.

Khảo sát của Nielsen Việt Nam cũng cho thấy đang có hơn 55% người tiêu dùng Việt thừa nhận sẵn sàng dùng kết nối mạng để mua sắm nhanh hơn và thuận tiện hơn; 35,8 triệu người đã kết nối vào mạng xã hội với thời gian vào mạng trung bình 24,7 giờ/tuần. Không chỉ có thế, đến năm 2025 sẽ có 49% dân số sống ở các đô thị; tỷ lệ hộ gia đình có thu nhập cao cũng tăng từ 17% năm 2015 lên gần 25%. Số người tiêu dùng sành kỹ thuật số sẽ đóng góp phân nửa chi tiêu của tất cả người tiêu dùng trong nước. Những dữ kiện này chính là tiềm năng vô cùng to lớn cho TMĐT.

Những gương mặt lớn nói gì?

Không bỏ lỡ cơ hội tại một thị trường được xem là “ngôi sao đang lên”, những “đại siêu thị” online nổi tiếng thế giới như Alibaba hay Amazon cũng đã nhanh chóng khẳng định sự có mặt của mình tại Việt Nam.

Người đứng đầu bộ phận bán hàng toàn cầu của Amazon tại Singapore - ông Gijae Seong - nhận định xu hướng bán hàng xuyên biên giới trong TMĐT sẽ phát triển rất nhanh, có thể đến 30% mỗi năm trong thời gian tới.

“Chúng tôi không chỉ tự bán hàng của mình mà còn nhận kết nối người bán-người mua, cho thuê chỗ bán hàng trên hệ thống với người bán trên toàn cầu. Anh chỉ cần ngồi tại TPHCM cũng có thể bán hàng đi khắp thế giới”, ông Gijae Seong ngỏ lời.

Còn theo ông Pierre Cahuzac - Giám đốc vận hành Lazada (trang TMĐT này đã có mặt ở Việt Nam được 6 năm), trong số 6 quốc gia mà Lazada hiện diện, Việt Nam là thị trường phát triển nhanh nhất, với mức tăng trưởng mỗi năm lên đến 100%. Ông Fabian Wandt-Giám đốc Điều hành Cty Giao nhận Lazada E – Logistics cũng tin rằng năm 2018 sẽ “là một năm bận rộn” của TMĐT Việt Nam.

Trong khi đó, tự nhận là “hậu cần” của ngành TMĐT, Tổng Cty Bưu điện Việt Nam (VNPost) cho hay doanh số năm 2017 vừa qua của DN này đạt 17.500 tỷ đồng. Trong đó, dịch vụ chuyển phát nhanh là một trong 3 lĩnh vực kinh doanh trụ cột khi chiếm đến 35%, tương đương khoảng 6 nghìn tỷ đồng, tức tăng được 50% so với năm liền trước, còn sản lượng hàng hóa vận tải tăng đến 65%.

Theo ông Phan Trọng Lê- Phó Trưởng Ban Kế hoạch đầu tư của VNPost - doanh số từ chuyển phát nhanh cho TMĐT năm nay sẽ tiếp tục tăng mạnh, và đạt khoảng 8 nghìn tỷ đồng, trực tiếp góp phần quan trọng đưa VNPost gia nhập nhóm “doanh nghiệp tỷ đô” (doanh số đạt 1 tỷ USD).

Ngoài ra, theo các đánh giá chung từ Diễn đàn Toàn cảnh TMĐT Việt Nam năm 2018, bên cạnh sự hăng hái của các nhà cung cấp hạ tầng mạng với mục tiêu phủ sóng 4G trên toàn quốc, chính sách kinh tế vĩ mô và đầu tư của Chính phủ đang đóng vai trò đòn bẩy quan trọng cho kinh doanh trực tuyến.

Trong đó có kế hoạch nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển dịch vụ logistics đến năm 2025; Chiến lược phát triển thương mại điện tử giai đoạn 2016-2020 với mục tiêu đạt doanh thu mua sắm trực tuyến 10 tỷ USD vào năm 2020, đồng thời có 30% dân số tham gia mua sắm online, 50% hộ gia đình, cá nhân ở các thành phố lớn thanh toán không dùng tiền mặt khi mua sắm. 

Đọc thêm

Điểm mới trong triển lãm Propak Vietnam 2024

Điểm mới trong triển lãm Propak Vietnam 2024
(PLVN) - Ngoài việc đem đến cơ hội giao thương tiềm năng cho ngành xử lý, chế biến và đóng gói bao bì Việt Nam, Propak Vietnam 2024 sẽ giới thiệu khu trưng bày công nghệ đồ uống - DrinkTech.

Giải mã xu hướng 'All in one' giúp cân bằng cuộc sống

Giải mã xu hướng 'All in one' giúp cân bằng cuộc sống
(PLVN) - Thông tin trọn gói, tiết kiệm thời gian, tối ưu chi phí - đó là lợi ích từ các dịch vụ "All in one" đang rất được ưa chuộng trong thời gian gần đây để mang lại cuộc sống tiện lợi và cân bằng cho các gia đình Việt.

Tưng bừng không khí Tết tại hệ thống siêu thị WinMart

Không khí Tết đã rộn ràng tại hệ thống siêu thị Winmart.
(PLVN) - Dù còn gần một tháng nữa mới đến Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024 nhưng tại hệ thống siêu thị WinMart trên cả nước, không khí Tết đã rất tưng bừng, náo nhiệt bởi hàng loạt sản phẩm Tết cùng các chương trình ưu đãi, khuyến mại đang được áp dụng.

Pháo hoa Bộ Quốc phòng sẵn sàng phục vụ nhu cầu của người dân dịp Tết Nguyên Đán

Pháo hoa Bộ Quốc phòng sẵn sàng phục vụ nhu cầu của người dân dịp Tết Nguyên Đán
(PLVN) -  Pháo hoa luôn là mặt hàng được nhiều người chờ đợi và săn đón mỗi dịp Tết đến Xuân về; là món ăn tinh thần không thể thiếu trong văn hóa của người Việt. Tại Việt Nam hiện nay, nhà máy Z121 (Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng) là đơn vị duy nhất được phép sản xuất, cung ứng sản phẩm pháo hoa. Trong những năm qua, Nhà máy không ngừng nghiên cứu, cải tiến công nghệ để nâng cao chất lượng sản phẩm, đáp ứng nhu cầu, thị hiếu của người dân.

Thịt mát MEATDeli ngày càng được yêu thích, dịp Tết sẽ cung ứng tăng 23%

Người tiêu dùng ngày càng yêu thích thịt mát MEATDeli.
(PLVN) - Người tiêu dùng đang ngày càng yêu thích sản phẩm thịt mát MEATDeli của Tập đoàn Masan. Bằng chứng là 9 tháng đầu năm nay, sản lượng bán ra loại thịt này tăng trưởng ấn tượng. Dự định dịp Tết năm nay, loại thịt này sẽ được Tập đoàn Masan sẽ cung ứng tăng 23% so với dịp Tết năm ngoái.

Vietjet mở thêm 5 đường bay quốc tế mới, giá chỉ từ 0 đồng

Vietjet mở thêm 5 đường bay quốc tế mới, khởi hành từ ngày 21/11. (Ảnh: Vietjet)
(PLVN) - Đáp ứng nhu cầu của khách hàng với các điểm đến quốc tế được yêu thích, Vietjet vừa mở 5 đường bay quốc tế mới, kết nối Hà Nội với Hong Kong (Trung Quốc), Phú Quốc với Đài Bắc (Đài Loan, Trung Quốc) và Busan (Hàn Quốc), TP Hồ Chí Minh với Adelaide và Perth (Australia).

Vietjet mở đường bay thẳng TP Hồ Chí Minh - Jakarta nhân chuyến thăm của Chủ tịch Quốc hội đến Indonesia

Vietjet chào mừng các hành khách trên chuyến bay đầu tiên từ TP HCM đi Jakarta tại sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất.
(PLVN) - Ngày 5/8, tại Jakarta (Indonesia), Vietjet đã chính thức khai trương đường bay thẳng kết nối thành phố Hồ Chí Minh với thủ đô Jakarta, Indonesia trước sự chứng kiến của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và ông Arsjad Rasjid, Chủ tịch Thương mại và Công nghiệp Indonesia (KADIN) cùng đại diện lãnh đạo, doanh nghiệp hai nước, trong khuôn khổ Diễn đàn chính sách, pháp luật, thúc đẩy hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư Việt Nam - Indonesia.

Vietjet mở đường bay thẳng Đà Lạt đi Busan

Máy bay Vietjet.
(PLVN) - Vietjet chính thức khai trương đường bay thẳng đầu tiên kết nối Đà Lạt với Busan, phục vụ khách hàng bay dễ dàng giữa thành phố ngàn hoa lãng mạn của Việt Nam và thành phố biển lớn nhất Hàn Quốc với chỉ hơn 5 giờ bay.

Định vị thú cưng

Chip định danh, vòng cổ GPS chỉ truy được “hành tung” của chó, mèo, chứ không thể quản lý hành động của chúng. (nguồn: Stockpicture)
(PLVN) - Quản lý động vật nuôi trong nhà là một công việc khó khăn đối với mỗi người. Vì vậy, có nhiều chủ vật nuôi đã lựa chọn bắn chip định danh hoặc đeo vòng cổ định vị GPS để kiểm soát được “thú cưng”. Tuy nhiên, kết quả của ứng dụng công nghệ hiện đại này ra sao vẫn còn đang gây ra nhiều tranh cãi.