Nhức nhối nạn buôn lậu tại biên giới Lạng Sơn

Các lực lượng chức năng tỉnh Lạng Sơn liên tục bắt giữ các lô hàng lậu, nhưng tình trạng buôn lậu liệu có “giảm nhiệt” dịp cận Tết này
Các lực lượng chức năng tỉnh Lạng Sơn liên tục bắt giữ các lô hàng lậu, nhưng tình trạng buôn lậu liệu có “giảm nhiệt” dịp cận Tết này
(PLO) - Là tỉnh vùng biên có đường biên giới rất dài với Trung Quốc, tỉnh Lạng Sơn được coi là một trong những địa bàn trọng điểm còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ phức tạp về buôn lậu, gian lận thương mại, vận chuyển trái phép hàng hóa trên tuyến biên giới đường bộ. 

Nhiều năm qua, các ngành chức năng Lạng Sơn đã có nhiều nỗ lực để phòng chống nạn buôn lậu. Tuy nhiên, thủ đoạn của giới buôn lậu ngày càng tinh vi, liều lĩnh và dấu hiệu tệ nạn buôn lậu đang “nóng” dịp cuối năm này, cho thấy cuộc chiến chống buôn lậu vẫn diễn ra hết sức cam go và chưa biết bao giờ mới đến hồi kết.

Tiếp tục diễn biến phức tạp

Bước vào thời kỳ thực hiện đường lối đổi mới, hội nhập kinh tế quốc tế, Lạng Sơn trở thành địa bàn tập trung các đầu mối giao lưu kinh tế, thương mại của nước ta với Trung Quốc. Hoạt động trao đổi hàng hóa, thăm thân, du lịch qua cửa khẩu ngày càng tăng đã góp phần phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, nâng cao đời sống của nhân dân…

Tuy nhiên, bên cạnh những điều kiện thuận lợi đó thì Lạng Sơn cũng phải chịu tác động bởi mặt trái của cơ chế thị trường, làm nảy sinh nhiều vấn đề phức tạp về tình hình trật tự an toàn xã hội. Các loại tội phạm đã lợi dụng triệt để địa bàn biên giới để hoạt động, đặc biệt là hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại, buôn bán vận chuyển, hàng giả, hàng cấm vào những tháng cuối năm lại càng sôi động.

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn tình trạng lợi dụng kẽ hở của cơ chế chính sách để buôn lậu, gian lận thương mại tiếp tục diễn biến phức tạp. Các đối tượng này còn sử dụng nhiều phương thức, thủ đoạn để đối phó như theo dõi chặt chẽ hoạt động của lực lượng chức năng, thường xuyên thay đổi thời gian và địa bàn hoạt động. Đồng thời, các đối tượng buôn lậu thường xuyên tụ tập đông người, gây cản trở lực lượng chức năng thi hành công vụ khi bị kiểm tra, bắt giữ hàng lậu.

Địa bàn hoạt động chủ yếu của các đối tượng buôn lậu là qua các đường mòn thuộc khu vực đồi 386, Hang Dơi thuộc xã Tân Mỹ; khu vực Đồi Cao, Rọ Bon thuộc xã Tân Thanh, huyện Văn Lãng; khu vực đường mòn mốc 05, 06, khe Bà Đen, Thác Nước thuộc địa bàn thị trấn Đồng Đăng, huyện Cao Lộc, một số đường mòn qua biên giới thuộc xã Yên Khoái, Tú Mịch huyện Lộc Bình…

Đặc biệt, khu vực từ thị trấn Đồng Đăng (huyện Cao Lộc) lên đến xã Tân Mỹ (huyện Văn Lãng) từ lâu đã trở thành điểm nóng về buôn lậu do có vị trí tiếp giáp với các “tổng kho” hàng lậu là Lũng Nghịu, Lũng Vài, tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc. Đến đây vào chiều tối hàng ngày thì không khó để thấy những đoàn người xếp hàng dài lầm lũi cõng những khối hàng lậu to kềnh càng leo dọc các tuyến đường mòn trên núi từ phía Lũng Vài vượt biên sang nước ta. Các khối hàng lậu này sẽ được tập kết tại dãy nhà kho dọc tuyến giao thông chính của thị trấn Đồng Đăng lên khu vực xã Tân Mỹ.

Không chỉ ở khu vực trên mà hầu hết ở các tuyến biên giới, đối tượng buôn lậu, các chủ đầu nậu thường thuê các đối tượng là “cửu vạn” vượt biên, xuất cảnh trái phép sang Trung Quốc để nhận vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới, gắn liền với việc đặt cọc tiền nhằm ràng buộc trách nhiệm của người vận chuyển hàng lậu với chủ hàng.

Các loại hàng hóa nhập lậu sẽ được tập kết ở đường biên giới Việt Nam – Trung Quốc chờ thời cơ thuận lợi được vận chuyển nhỏ lẻ qua các đường mòn, lối mở, lợi dụng địa hình hiểm trở vác hàng qua lưng chừng núi đá có độ dốc lớn, vòng tránh qua các chốt chặn của lực lượng Biên phòng và Hải quan, sau đó được tập kết vào nhà dân giáp khu vực đường biên, lợi dụng các giờ cao điểm như buổi trưa, đêm tối hoặc gần sáng để dùng xe máy hoặc xe ô tô tải nhẹ vận chuyển vào nội địa.

Toàn bộ hàng hóa nhập lậu được hợp thức hóa bằng cách viết biên lai thuế, hóa đơn bán hàng sau đó dùng các loại phương tiện ô tô từ 7 chỗ ngồi đến 15 chỗ ngồi vận chuyển hàng hóa theo đường 1A, 1B để đưa về các tỉnh nội địa tiêu thụ. 

Đối với các hành vi gian lận thương mại qua cửa khẩu, một số doanh nghiệp đã lợi dụng Hệ thống thông quan tự động, lợi dụng chính sách ưu đãi trong lĩnh vực thương mại, đầu tư… để thực hiện các hành vi gian lận trong xuất nhập khẩu hàng hóa như: lợi dụng việc hệ thống tự động phân luồng tờ khai (luồng xanh, luồng vàng) để cố tình không khai hoặc khai sai lệch tên hàng, mã số, xuất xứ, số lượng, trọng lượng, chủng loại hàng hóa… để buôn lậu, trốn thuế, gian lận thương mại.

Theo Báo cáo của Ban Chỉ đạo 389 tỉnh Lạng Sơn, tình hình buôn bán, vận chuyển hàng cấm là ma túy, tiền giả, pháo nổ các loại tiếp tục diễn biến phức tạp. Đối với ma túy vận chuyển từ Việt Nam sang Trung Quốc chủ yếu là heroin; vận chuyển từ Trung Quốc về Việt Nam là ma túy tổng hợp  dạng đá, dạng viên nén,… các đối tượng này hoạt động với nhiều thủ đoạn hết sức tinh vi, manh động, thường xuyên thay đổi quy luật vận chuyển nên rất khó cho công tác theo dõi, điều tra, bắt giữ. Đối với pháo nổ, tiền Việt Nam giả được các đối tượng mang vác, ngụy trang trong hành lý xách tay, vùi lẫn giữa các hàng hóa khác qua biên giới để vận chuyển sâu trong nội địa bằng xe máy, găm cắm trên xe ô tô. 

Ngoài ra, theo báo cáo của Cục Hải quan Lạng Sơn, trong những tháng gần đây, tình hình vận chuyển gia cầm nhập lậu từ Trung Quốc qua địa bàn khu vực cửa khẩu Chi Ma có chiều hướng gia tăng và diễn biến phức tạp. Trong 9 tháng đầu năm 2016, Chi cục Hải quan cửa khẩu Chi Ma đã chủ trì, phối hợp với các lực lượng chức năng bắt giữ 17 vụ vận chuyển gia cầm, sản phẩm gia cầm lậu, gồm: 4.500 con gà giống, 8.700 con vịt giống và 600kg thịt chim bồ câu.

Các kho hàng lậu di động sát biên giới đang chờ vượt biên tuồn vào Lạng Sơn
Các kho hàng lậu di động sát biên giới đang chờ vượt biên tuồn vào Lạng Sơn

Những con số nhức nhối

Theo thống kê của các ngành chức năng tỉnh Lạng Sơn, trong vòng 11 tháng đầu năm 2016 các lực lượng chức năng tỉnh đã kiểm tra, xử lý hành chính 3.026 vụ, trong đó, số vụ vi phạm hàng hóa nhập lậu, hàng cấm: 2.063 vụ; gian lận thương mại: 861 vụ; hàng giả: 102 vụ. Về xử lý hình sự: Đã khởi tố 272 vụ (bằng 174,35% so với cùng ký năm 2015), 388 đối tượng. Chủ yếu là các tội danh về kinh doanh, vận chuyển pháo nổ, tiền Việt Nam giả, vận chuyển ma túy trái phép.

Trao đổi với phóng viên, ông Nông Văn Vịnh – Phó Cục trưởng Cục Hải quan Lạng Sơn cho biết, tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại vẫn tiếp tục diễn biến phức tạp, đặc biệt vào thời điểm trước, trong và sau Tết Nguyên đán của dân tộc. Các đối tượng thường lợi dụng địa hình hiểm trở, giờ cao điểm để vác hàng tập kết ở nhà dân sát khu vực vùng biên rồi tuồn vào nội địa.

Nguy hiểm, các đối tượng này thường xuyên cử người theo dõi các lực lượng chống buôn lậu, trang bị các phương tiện xe gắn máy phân khối lớn, điện đàm, dao kiếm, vũ khí thô sơ, vũ khí nóng… để luôn luôn sẵn sàng đối phó với lực lượng chống buôn lậu. Khi bị lực lượng chức năng phát hiện, bắt giữ, các đối tượng vác hàng thuê thường tập trung đông người, kích động, chống đối quyết liệt nhằm cướp lại hoặc tẩu tán tài sản bị thu giữ.

Mặc dù đã triển khai thực hiện rất nhiều phương án ngăn chặn và kiểm soát tình trạng buôn lậu, song vẫn có không ít khối lượng hàng hóa lậu vượt biên, “tuồn” vào nội địa nước ta. Về vấn đề này, ông Vịnh cho rằng, hiện nay cơ quan Hải quan đang thực hiện công tác làm thủ tục hải quan điện tử, việc kiểm tra thực tế hàng hóa áp dụng theo cơ chế quản lý rủi ro, cho nên việc mà hàng hóa đi qua các khu vực cửa khẩu, đối với mặt hàng luồng xanh cứ thế đi qua, luồng vàng chỉ kiểm tra chi tiết hồ sơ, luồng đỏ mới kiểm tra thực tế. Hơn thế, việc thực hiện theo chỉ đạo của Tổng cục Hải quan về những mặt hàng tạp hóa, tiêu dùng qua các khu vực cửa khẩu thì việc kiểm tra rất khó khăn. 

“Còn 2 bên cánh gà, các đường mòn lối tắt từ trên đồi xuống thì việc kiểm tra chốt chặn hết sức phức tạp. Bởi các nhà này thường thông nhau, chặn chỗ này thì các đối tượng lại đi chỗ khác, bà con biên giới thì có lối nào đi lối đấy, kể cả lực lượng chức năng có bao nhiêu người đi nữa thì cũng không thể chốt chặn hết được” – ông Vịnh khẳng định.

Theo số liệu thống kê của Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về quản lý kinh tế và chức vụ Công an tỉnh Lạng Sơn (PC 46) thì trong năm 2016, các đơn vị nghiệp vụ, công an huyện, thành phố đã phát hiện và bắt giữ: 314 vụ buôn bán, vận chuyển hàng nhập lậu và gian lận thương mại, thu giữ hàng hóa trị giá khoảng 16 tỷ đồng; 101 vụ vận chuyển gia cầm, sản phẩm động vật nhập lậu, thu khoảng 30.085.840kg sản phẩm động vật chế biến sau giết mổ nhập lậu, khoảng hơn 200 nghìn con gia cầm giống; 47 vụ vận chuyển, tàng trữ lâm sản trái phép, thu giữ 139m3 gỗ các loại; 21 vụ vận chuyển động vật hoang dã trái phép, thu 60kg động vật hoang dã các loại, 245kg ngà voi, 496 con chim hoang dã…; bắt 90 vụ 100 đối tượng mua bán, vận chuyển, đốt pháp trái phép, thu giữ xử lý tiêu hủy theo quy định gần 2,5 tấn pháo các loại. Đã khởi tố 50 vụ, 62 bị can, xử phạt vi phạm hành chính 30 vụ 31 đối tượng; 38 vụ 36 đối tượng, thu 39,5 kg thuốc nổ, 992 đao kiếm, 842 dùi cui các loại…Đặc biệt, thời gian từ nay đến Tết Nguyên đán thì những con số này sẽ tiếp tục tăng.

Theo lãnh đạo Phòng PC 46-Công an tỉnh Lạng Sơn thừa nhận, mặc dù các ngành chức năng đã nỗ lực ngăn chặn những tình trạng buôn lậu vẫn chưa được giải quyết triệt để do khu vực biên giới rất phức tạp. Muốn giải quyết triệt để nạn buôn lậu thì phải làm sao tạo công ăn việc làm, thu nhập ổn định cho cư dân biên giới từ đó họ không tiếp tay cho buôn lậu. Còn các biện pháp phòng chống buôn lậu chỉ là tạm thời. Từ giờ đến tết và sau tết, phòng cảnh sát kinh tế sẽ huy động tối đa lực lượng ra quân ngăn chặn để hạn chế tối đa nhất việc hàng lậu lọt vào nội địa.

Theo tìm hiểu phóng viên được biết, hàng chục năm qua, tình trạng buôn lậu biên giới Lạng Sơn nhất là dịp cuối năm lại diễn ra rất “nóng bỏng”. Và câu hỏi, bao giờ cuộc chiến chống tệ nạn buôn lậu, gian lận thương mại tại tỉnh vùng biên này mới được giải quyết vẫn còn bỏ ngỏ. 

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Tưng bừng không khí Tết tại hệ thống siêu thị WinMart

Không khí Tết đã rộn ràng tại hệ thống siêu thị Winmart.
(PLVN) - Dù còn gần một tháng nữa mới đến Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024 nhưng tại hệ thống siêu thị WinMart trên cả nước, không khí Tết đã rất tưng bừng, náo nhiệt bởi hàng loạt sản phẩm Tết cùng các chương trình ưu đãi, khuyến mại đang được áp dụng.

Pháo hoa Bộ Quốc phòng sẵn sàng phục vụ nhu cầu của người dân dịp Tết Nguyên Đán

Pháo hoa Bộ Quốc phòng sẵn sàng phục vụ nhu cầu của người dân dịp Tết Nguyên Đán
(PLVN) -  Pháo hoa luôn là mặt hàng được nhiều người chờ đợi và săn đón mỗi dịp Tết đến Xuân về; là món ăn tinh thần không thể thiếu trong văn hóa của người Việt. Tại Việt Nam hiện nay, nhà máy Z121 (Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng) là đơn vị duy nhất được phép sản xuất, cung ứng sản phẩm pháo hoa. Trong những năm qua, Nhà máy không ngừng nghiên cứu, cải tiến công nghệ để nâng cao chất lượng sản phẩm, đáp ứng nhu cầu, thị hiếu của người dân.

Thịt mát MEATDeli ngày càng được yêu thích, dịp Tết sẽ cung ứng tăng 23%

Người tiêu dùng ngày càng yêu thích thịt mát MEATDeli.
(PLVN) - Người tiêu dùng đang ngày càng yêu thích sản phẩm thịt mát MEATDeli của Tập đoàn Masan. Bằng chứng là 9 tháng đầu năm nay, sản lượng bán ra loại thịt này tăng trưởng ấn tượng. Dự định dịp Tết năm nay, loại thịt này sẽ được Tập đoàn Masan sẽ cung ứng tăng 23% so với dịp Tết năm ngoái.

Vietjet mở thêm 5 đường bay quốc tế mới, giá chỉ từ 0 đồng

Vietjet mở thêm 5 đường bay quốc tế mới, khởi hành từ ngày 21/11. (Ảnh: Vietjet)
(PLVN) - Đáp ứng nhu cầu của khách hàng với các điểm đến quốc tế được yêu thích, Vietjet vừa mở 5 đường bay quốc tế mới, kết nối Hà Nội với Hong Kong (Trung Quốc), Phú Quốc với Đài Bắc (Đài Loan, Trung Quốc) và Busan (Hàn Quốc), TP Hồ Chí Minh với Adelaide và Perth (Australia).

Vietjet mở đường bay thẳng TP Hồ Chí Minh - Jakarta nhân chuyến thăm của Chủ tịch Quốc hội đến Indonesia

Vietjet chào mừng các hành khách trên chuyến bay đầu tiên từ TP HCM đi Jakarta tại sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất.
(PLVN) - Ngày 5/8, tại Jakarta (Indonesia), Vietjet đã chính thức khai trương đường bay thẳng kết nối thành phố Hồ Chí Minh với thủ đô Jakarta, Indonesia trước sự chứng kiến của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và ông Arsjad Rasjid, Chủ tịch Thương mại và Công nghiệp Indonesia (KADIN) cùng đại diện lãnh đạo, doanh nghiệp hai nước, trong khuôn khổ Diễn đàn chính sách, pháp luật, thúc đẩy hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư Việt Nam - Indonesia.

Vietjet mở đường bay thẳng Đà Lạt đi Busan

Máy bay Vietjet.
(PLVN) - Vietjet chính thức khai trương đường bay thẳng đầu tiên kết nối Đà Lạt với Busan, phục vụ khách hàng bay dễ dàng giữa thành phố ngàn hoa lãng mạn của Việt Nam và thành phố biển lớn nhất Hàn Quốc với chỉ hơn 5 giờ bay.

Định vị thú cưng

Chip định danh, vòng cổ GPS chỉ truy được “hành tung” của chó, mèo, chứ không thể quản lý hành động của chúng. (nguồn: Stockpicture)
(PLVN) - Quản lý động vật nuôi trong nhà là một công việc khó khăn đối với mỗi người. Vì vậy, có nhiều chủ vật nuôi đã lựa chọn bắn chip định danh hoặc đeo vòng cổ định vị GPS để kiểm soát được “thú cưng”. Tuy nhiên, kết quả của ứng dụng công nghệ hiện đại này ra sao vẫn còn đang gây ra nhiều tranh cãi.

Các gia đình cùng nhau tạo dựng thói quen tiết kiệm điện

Các gia đình tạo dựng thói quen tiết kiệm điện vì một hành tinh xanh. (Ảnh minh họa)
(PLVN) - Trước tình hình hạn hán nghiêm trọng, nhiều hồ thủy điện xuống dưới mực nước chết, nguy cơ thiếu điện hiện hữu, hưởng ứng chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ cũng như phát động tiết kiệm điện toàn quốc năm 2023 của Bộ Công Thương, các gia đình cùng nhau tạo dựng thói quen tiết kiệm điện.