Vị Giám đốc muốn đưa luật đến gần người dân hơn

Chân dung vị Giám đốc hết lòng vì ngành Tư pháp tỉnh Kiên Giang
Chân dung vị Giám đốc hết lòng vì ngành Tư pháp tỉnh Kiên Giang
(PLO) - Với cương vị là lãnh đạo ngành Tư pháp của một tỉnh, ông Huỳnh Thanh, Giám đốc Sở Tư pháp Kiên Giang đã có hơn 1 nhiệm kỳ là người đứng đầu. Chỉ trong một thời gian ngắn nỗ lực đóng góp cho ngành Tư pháp tỉnh nhà, vị lãnh đạo này đã cùng toàn thể cơ quan thu được nhiều thắng lợi.
Liên tục áp dụng nhiều sáng kiến
Trước khi “bén duyên” với ngành Tư pháp, ông Huỳnh Thanh đã có thời gian công tác ở nhiều nơi như Phòng Giao thông Vận tải TX.Rạch Giá và một thời gian dài nắm giữ vị trí quan trọng trong VKSND tỉnh Kiên Giang và VKSND TP.Rạch Giá. 
Đầu năm 2003, ông Thanh về với “mái nhà” Tư pháp Kiên Giang trong vai trò Phó Giám đốc, Bí thư Đảng ủy Sở Tư pháp. Sau hơn 6 năm phấn đấu, cống hiến, ông được đề cử giữ cương vị Giám đốc Sở Tư pháp cho đến nay.
Được sự quan tâm chỉ đạo của Bộ Tư pháp, UBND tỉnh và sự phối hợp của các cấp chính quyền, ban ngành đoàn thể, trong những năm qua, ông Huỳnh Thanh đã có nhiều sáng kiến đưa những thành tích của ngành Tư pháp Kiên Giang liên tục đi lên. Năm 2010, ông Thanh đề ra giải pháp “Nâng cao chất lượng phục vụ nhân dân tại Bộ phận nhận và trả kết quả theo cơ chế một cửa tại Sở Tư pháp Kiên Giang”. 
Từ khi thực hiện, giải pháp mới đã mang lại nhiều kết quả thiết thực, thuận tiện hơn trong quá trình giải quyết công việc của cán bộ, công chức tại bộ phận một cửa. “Số lượng hồ sơ giải quyết trước hẹn cao hơn so với trước khi áp dụng sáng kiến. Qua đó, chất lượng phục vụ người dân cũng cao hơn khiến dân hài lòng, tin tưởng hơn”, ông Thanh chia sẻ.
Năm 2011, ông Thanh tiếp tục cho áp dụng giải pháp “Nâng cao hiệu quả công tác theo dõi thi hành pháp luật (THPL) trên địa bàn tỉnh Kiên Giang”. Việc đưa giải pháp này vào áp dụng đã có những hiệu quả trong việc theo dõi THPL có trọng tâm, đi được vào chiều sâu của công tác này. Giải pháp này cũng giúp phát hiện những hạn chế, sai sót để có những hướng giải quyết hợp lý, kịp thời. 
Năm 2012, giải pháp “Một số kinh nghiệm thực hiện tốt công tác chỉ đạo điều hành của Sở Tư pháp” đã giúp cho đơn vị thực hiện nhanh chóng các nhiệm vụ đột xuất của cấp trên giao, tiết kiệm được thời gian, chi phí in ấn văn bản. Đều đặn mỗi năm, Sở Tư pháp Kiên Giang đều đưa ra những sáng kiến để bộ máy cơ quan hoạt động hiệu quả, tiết kiệm nhân lực, tiền bạc của Nhà nước.
Năm 2013, giải pháp “Đổi mới nâng cao hiệu quả tuyên truyền về công tác kiểm soát thủ tục hành chính và quy trình tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị về giải quyết thủ tục hành chính cho cá nhân, tổ chức”  ra đời. Việc đưa giải pháp này vào áp dụng đã góp phần nâng cao nhận thức của người dân về tầm quan trọng của công tác kiểm soát thủ tục hành chính. Qua đó, giúp nhiều người dân tham gia tích cực hơn vào việc xây dựng, thực thi chính sách, pháp luật của Nhà nước. 
Tiếp đến năm 2014 là giải pháp “Nâng cao chất lượng chỉ đạo, điều hành thực hiện công tác xây dựng kế hoạch, báo cáo công tác tư pháp”. Sau khi thực hiện giải pháp trên, các báo cáo hoặc kế hoạch thực hiện công tác của UBND tỉnh hoặc của Sở Tư pháp gửi Bộ Tư pháp đảm bảo đúng thời gian, chất lượng cũng nâng lên.
Những hiệu quả bất ngờ
Từ sự chỉ đạo kịp thời của vị lãnh đạo này, gần 6 năm qua, ngành Tư pháp  tỉnh Kiên Giang liên tục đạt nhiều kết quả, thành tích nổi bật xuất sắc. Ông Thanh cho biết: Trong gần 6 năm qua, các phòng, đơn vị chuyên môn của Sở đã thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của cơ quan. Cụ thể như xây dựng, thẩm định, góp ý cho 781 văn bản; kiểm tra, rà soát 8.134 văn bản. 
Đặc biệt trong 2 năm 2013-2014, thực hiện sự chỉ đạo của Trung ương, ông Thanh đã tham mưu cho HĐND và UBND tỉnh ban hành Kế hoạch và tổ chức 04 đợt lấy ý kiến đóng góp về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992, trong đó lấy ý kiến của 399.842 hộ dân trong toàn tỉnh. 
Các mặt công tác khác như công tác kiểm soát thủ tục hành chính; tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật; công tác hộ tịch, quốc tịch, lý lịch tư pháp; công tác bổ trợ tư pháp... đều được vị Giám đốc này quan tâm phát triển sao cho có hiệu quả nhất. 
Chia sẻ thêm về tâm huyết với công việc, vị Giám đốc này cho biết, Kiên Giang là tỉnh có địa hình đa dạng, nhiều sông, núi, kênh rạch và cả hải đảo, nhiều huyện còn cách khá xa trung tâm TP.Rạch Giá, những điều này ảnh hưởng rất lớn đến khả năng tiếp cận pháp luật của người dân. 
“Trước khó khăn đó, tôi trực tiếp chỉ đạo các đơn vị tập trung thực hiện các lĩnh vực công tác có liên quan đến người dân là trợ giúp pháp lý, phổ biến giáo dục pháp luật, hòa giải ở cơ sở và kiểm soát thủ tục hành chính. Trong đó, trợ giúp pháp lý không những giúp người dân thực hiện tốt quyền và nghĩa vụ của mình mà còn là cầu nối giữa người dân và chính quyền, qua đó, việc quản lý hành chính nhà nước cũng đạt hiệu quả hơn”, ông Thanh đúc kết.
Là một thủ trưởng đơn vị, để đảm bảo được là trung tâm đoàn kết, vị Giám đốc này luôn đề ra những phương châm làm việc hết sức rõ ràng, công tâm, khách quan, công khai và minh bạch. Chưa dừng lại ở đó, đối với công việc, ông Huỳnh Thanh luôn chỉ đạo chủ động thực hiện nhiều nhiệm vụ; hướng về cơ sở, cầm tay chỉ việc; chỉ đạo phối hợp trợ giúp pháp lý với hòa giải ở cơ sở; vận động công chức tiếp dân “làm hết việc chứ không hết giờ”.  
Giám đốc Sở Tư pháp Kiên Giang nhấn mạnh: “Phải sát sao, tích cực, chủ động trong từng việc nhỏ nhất. Đó là phương hướng làm việc của tôi và tôi cố gắng hết mức để thúc đẩy tinh thần ấy trong từng cán bộ, nhân viên trong cơ quan”. Trong guồng quay đều đặn ấy, Sở Tư pháp Kiên Giang đã và đang đạt được nhiều thành tựu hơn, được nhân dân tin yêu hơn.
Với những kết quả xuất sắc, trong 4 năm liền từ 2011 đến 2014, Sở Tư pháp Kiên Giang được Bộ Tư pháp xếp hạng Xuất sắc và tặng Cờ thi đua ngành Tư pháp trong 2 năm liền (2011 và 2012). Đồng thời, đơn vị này cũng được UBND tỉnh tặng 2 Cờ thi đua khối Sở, ngành cấp tỉnh (năm 2011, 2013).
Với những đóng góp hết mình cho ngành Tư pháp Kiên Giang, ông Huỳnh Thanh đã vinh dự được nhận Huân chương Lao động hạng Ba; Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ; Chiến sĩ thi đua ngành Tư pháp và nhiều Bằng khen khác của Bộ Tư pháp và Ủy ban nhân dân tỉnh. 
“Đó là vinh dự đối với cá nhân tôi, nhưng động lực giúp tôi nỗ lực cống hiến là do ngành Tư pháp không ngừng phát triển, vai trò, vị trí của ngành Tư pháp ngày càng được khẳng định. Điều đó là nhờ công sức của tất cả công chức, viên chức ngành Tư pháp từ Trung ương đến địa phương đã cùng nhau thi đua hoàn thành nhiệm vụ và cũng là động lực giúp tôi ngày càng nỗ lực cống hiến, góp một phần công sức của mình cho công tác địa phương ngày một tốt hơn”, Giám đốc Sở Tư pháp Kiên Giang khẳng định. 

Đọc thêm

Ban cán sự đảng Bộ Tư pháp: Quyết tâm cao trong công tác kiểm soát quyền lực, phòng chống tham nhũng, tiêu cực

Toàn cảnh Hội nghị.
(PLVN) - Ngày 28/3, Ban cán sự Đảng Bộ Tư pháp tổ chức Hội nghị công tác kiểm tra, giám sát, thanh tra, thi hành án dân sự theo các quy định số 131-QĐ/TW và 132-QĐ/TW của Bộ Chính trị với sự chủ trì của đồng chí Lê Thành Long, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Ban cán sự đảng, Bộ trưởng Bộ Tư pháp.

Bạc Liêu: Triển khai các Luật mới được Quốc hội khóa XV thông qua tại Kỳ họp thứ 6

Bạc Liêu: Triển khai các Luật mới được Quốc hội khóa XV thông qua tại Kỳ họp thứ 6
(PLVN) - Sáng 28/3, Sở Tư pháp - Cơ quan thường trực Hội đồng Phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật tỉnh Bạc Liêu tổ chức Hội nghị trực tiếp và được kết nối trực tuyến đến các điểm cầu cấp huyện, cấp xã triển khai các Luật mới được Quốc hội khóa XV thông qua tại kỳ họp thứ 6, Kỳ họp bất thường lần thứ 5. Ngoài điểm cầu chính, Hội nghị còn kết nối trực tuyến đến 7 điểm cầu cấp huyện và 64 điểm cầu cấp xã.

Nâng cao nhận thức pháp luật và khả năng tiếp cận tín dụng có bảo đảm

Nâng cao nhận thức pháp luật và khả năng tiếp cận tín dụng có bảo đảm
(PLVN) - Trong 02 ngày từ 27-28/3/2024, tại thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk, với sự hỗ trợ bởi Chương trình “Tăng cường pháp luật và tư pháp tại Việt Nam” (EU JULE) do Liên minh Châu Âu tài trợ với sự đóng góp tài chính của hai cơ quan thuộc Liên hợp quốc là UNDP và UNICEF, Cục Đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm - Bộ Tư pháp đã tổ chức Lớp tập huấn cho cán bộ địa phương về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ và đăng ký biện pháp bảo đảm.

Dự án Luật Thủ đô (sửa đổi): Quy định rõ cơ chế, giới hạn áp dụng cơ chế thử nghiệm có kiểm soát

 Đại biểu Phạm Trọng Nghĩa phát biểu tại Hội nghị.
(PLVN) - Sáng 26/3, tại Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách lần thứ 5, nhiệm kỳ khóa XV, cho ý kiến về dự án Luật Thủ đô (sửa đổi), các đại biểu Quốc hội nhấn mạnh, cơ chế thử nghiệm có kiểm soát là mô hình mới, chưa có thực tiễn kiểm nghiệm. Do đó, cần tiếp cận nội dung này theo hướng thận trọng, bảo đảm kiểm soát tốt.

Đảm bảo chất lượng, thời gian đào tạo nghề công chứng

Công chứng viên giải quyết yêu cầu của khách hàng (ảnh MH).
(PLVN) - Để góp phần nâng cao chất lượng đầu vào của đội ngũ Công chứng viên (CCV), dự thảo Luật Công chứng (sửa đổi) quy định người muốn hành nghề công chứng đều phải tham dự khóa đào tạo nghề công chứng. Quy định này cũng phù hợp với pháp luật các nước theo hệ thống công chứng Latinh.

TP.Thủ Đức: Cưỡng chế bàn giao đất cho người được thi hành án

TP.Thủ Đức: Cưỡng chế bàn giao đất cho người được thi hành án
(PLVN) -Ngày 25-3, Chi cục thi hành án dân sự (THADS) TP. Thủ Đức, TP.HCM đã tổ chức thi hành xong Bản án số 1027/2018/DSPT ngày 12-11-2018 của TAND TP.HCM; Quyết định giám đốc thẩm số 167/2019/DS-GDT ngày 4-7-2019 của TAND cấp cao tại TP.HCM; Quyết định thi hành án số 994/QĐ- CCTHADS ngày 3-12-2018 của Chi cục Trưởng Chi cục THADS TP. Thủ Đức.

Tiếp tục tháo gỡ “điểm nghẽn” trong triển khai Đề án 06 trong lĩnh vực hộ tịch

Quang cảnh buổi làm việc.
(PLVN) -Sáng 25/3, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tịnh đã chủ trì cuộc làm việc với các đơn vị về tháo gỡ các vướng mắc triển khai Đề án 06 của Chính phủ về phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia, giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến 2030 trong lĩnh vực hộ tịch.

Tăng cường quản lý nhà nước trong hoạt động công chứng

Người dân thực hiện thủ tục về công chứng (ảnh MH, Báo VP).
(PLVN) - Tính đến nay, nước ta có hơn 3.300 công chứng viên (CCV) với gần 1.300 tổ chức hành nghề công chứng (TCHNCC). Để đảm bảo sự phát triển liên tục, ổn định, bền vững của các tổ chức này, dự thảo Luật Công chứng (sửa đổi) đã quy định nguyên tắc phát triển tổ chức hành nghề công chứng phải căn cứ vào điều kiện kinh tế-xã hội, diện tích, số lượng và mật độ phân bố dân cư, nhu cầu công chứng hợp đồng, giao dịch trên địa bàn cấp huyện dự kiến thành lập.