Trung Quốc tuyên án tử hình tướng "nghiện vàng" Cốc Tuấn Sơn

Cốc Tuấn Sơn.
Cốc Tuấn Sơn.
(PLO) - Thiếu tướng Cốc Tuấn Sơn, nguyên Phó chủ nhiệm Tổng cục hậu cần quân đội Trung Quốc vừa bị tuyên án tử hình với các tội danh liên quan đến tham nhũng. Tuy nhiên, ông này được hoãn thi hành án 2 năm.
Báo Tiền phong vừa đưa tin theo Tân Hoa Xã, tướng Cốc Tuấn Sơn bị kết tội biển thủ công quỹ, nhận hối lộ, sử dụng ngân sách nhà nước sai mục đích và lạm dụng quyền lực.
Ngoài hình phạt tử hình được hoãn thi hành hai năm, Cốc Tuấn Sơn bị tước mọi quyền chính trị suốt đời, tước quân hàm thiếu tướng và tịch thu mọi tài sản cá nhân. Theo thông lệ ở Trung Quốc, những người bị tuyên án tử hình nhưng được hoãn thi hành án 2 năm về sau sẽ được xét giảm xuống án chung thân.
Việc bắt giữ ông Cốc (58 tuổi) năm 2012 đánh dấu bước khởi đầu cho chiến dịch bài trừ tham nhũng trong quân đội Trung Quốc. Chiến dịch cũng đã "hạ bệ" nguyên phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương Từ Tài Hậu và cấp phó là Quách Bá Hùng, đồng minh thân cận của ông Cốc, và là những quan chức quân đội cấp cao nhất đã bị "ngã ngựa".
Phiên tòa xử ông Cốc được xử kín bởi trường hợp của ông liên quan đến "bí mật quân sự".
Phủ tướng quân hoành tráng của thiếu tướng Cốc Tuấn Sơn.
 Phủ tướng quân hoành tráng của thiếu tướng Cốc Tuấn Sơn.
Trước đó, truyền thông tại Trung Quốc đã đăng tải những bài viết gây ngỡ ngàng về mức độ giàu có của ông Cốc. Tạp chí Tài Tân đưa tin, tài sản bất chính của Cốc, được cất giấu tại nhà của tổ tiên ở Bộc Dương, tỉnh Hà Nam, chất đầy 4 xe tải và phải cần tới 20 nhân viên bán quân sự làm việc suốt 2 đêm mới tịch thu xong.
Trong số này có một bức tượng bằng vàng ròng, một bồn rửa tay bằng vàng, một mô hình thuyền buồm bằng vàng cùng vô số chai rượu đắt tiền.
Hai anh em của Cốc đã xây hai căn nhà gần “phủ tướng Cốc" và kết nối ba ngôi nhà bằng một tầng hầm dài 30m chứa đầy rượu đắt tiền. Hầu hết số rượu này chưa được đụng tới vì Cốc không sống ở đây trong vòng nhiều năm.
Ngoài ra, Cốc còn sở hữu nhiều bất động sản đắt giá cùng hàng chục căn hộ chung cư tại khu đường vành đai 2 của Bắc Kinh. Cốc từng đút túi 6% trong số tiền 2 tỷ nhân dân tệ (321,6 triệu USD) từ bán đất quân đội tại Thượng Hải.
Cốc Tuấn Sơn vơ vét 20 tỷ tệ
Ngày 31/3/, Trung tướng Cốc Tuấn Sơn, nguyên Phó Chủ nhiệm Tổng bộ Hậu cần quân đội Trung Quốc chính thức bị khởi tố về 4 tội “tham ô, nhận hối lộ, tiêu xài tiền công, lạm dụng chức quyền” và chính thức bị chuyển giao cho toà án quân sự xét xử.
Theo hãng tin Reuters, một trong những tội cụ thể của Cốc Tuấn Sơn là liên quan đến việc mua bán chức vụ và cấp hàm của hàng trăm tướng lĩnh quân đội.
Cụ thể, một Đại tá muốn được phong Thiếu tướng phải chi một khoản tiền là 30 triệu tệ (tức 105 tỷ đồng), những cấp chức thấp hơn cũng phải chi hàng trăm ngàn tệ.
Do số tướng lĩnh liên quan quá đông nên giới lãnh đạo hiện chưa quyết định hình thức xử lý đối với những kẻ được thăng tiến nhờ tiền này như thế nào: cách chức, giáng chức hay truy tố?
Cốc Tuấn Sơn được giao nắm trong tay quyền hành lớn về chuyển nhượng đất quốc phòng và mua sắm trang thiết bị quân sự, từng là Cục trưởng Cục Xây dựng doanh trại, Chủ nhiệm Văn phòng cải cách nhà cửa toàn quân.
Thượng tướng Từ Tài Hậu, người được xem đã nâng đỡ Cốc Tuấn Sơn, cũng bị điều tra về tội tham nhũng, nhưng đã chết vì bệnh tật trong quá trình điều tra.
 Thượng tướng Từ Tài Hậu, người được xem đã nâng đỡ Cốc Tuấn Sơn, cũng bị điều tra về tội tham nhũng, nhưng đã chết vì bệnh tật trong quá trình điều tra.
Ông ta đã lợi dụng việc nâng cao tiêu chuẩn nhà ở và đợt Cải cách doanh trại quy mô lớn lần thứ 4 để kiếm chác. Cụ thể, ông ta đã cho chuyển nhượng (bán) các khu đất “vàng” của quân đội ở Bắc Kinh, Thượng Hải để nhận số tiền “lại quả” cao tới... 60% mức giá chênh lệch.
Với số tiền vơ vét được ước tính lên tới 20 tỷ tệ, Cốc Tuấn Sơn đã bỏ xa một “con Hổ trong quân đội” khác bị sa lưới hồi năm 2006 là Trung tướng Vương Thủ Nghiệp, Phó Tư lệnh Hải quân, người đã phải nhận án tử hình hoãn thi hành vì tham ô, nhận hối lộ 160 triệu tệ.
Với số tiền vơ vét được từ khi còn là một quan chức ngành hậu cần ở cấp tỉnh, được sự bao che, nâng đỡ của quan trên, Cốc Tuấn Sơn đã thăng tiến như diều gặp gió.
Sau khi được điều lên cơ quan Tổng bộ Hậu cần (TBHC), chỉ trong 8 năm Cốc đã được thăng chức 5 lần, bất kể việc đảng ủy TBHC không đồng tình. Người nâng đỡ Cốc Tuấn Sơn cũng bị điều tra về tội tham nhũng là Thượng tướng Từ Tài Hậu, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương Trung Quốc, nhưng hiện nay ông này đã chết do căn bệnh ung thư bàng quang.

Tin cùng chuyên mục

84 giải pháp đoạt giải Hội thi sáng tạo kỹ thuật toàn quốc

84 giải pháp đoạt giải Hội thi sáng tạo kỹ thuật toàn quốc

Tối 23/4, tại Nhà hát Lớn Hà Nội, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, Quỹ Hỗ trợ sáng tạo kỹ thuật Việt Nam (VIFOTEC) phối hợp Bộ Khoa học và Công nghệ, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Trung ương Ðoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh tổ chức tổng kết và trao giải thưởng Hội thi Sáng tạo kỹ thuật lần thứ 17 (2022-2023).

Đọc thêm

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước gặp mặt cựu chiến binh, cựu TNXP tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ

Các cựu chiến binh, cựu TNXP dự buổi gặp mặt. Ảnh: Trọng Đức/TTXVN
Nhân dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), sáng 23/4, tại Hà Nội, Trung ương Hội Cựu chiến binh Việt Nam phối hợp cùng Bộ Quốc phòng, Trung ương Hội Cựu thanh niên xung phong Việt Nam, Thành ủy Hà Nội, trang trọng tổ chức cuộc gặp mặt của lãnh đạo Đảng, Nhà nước với đại diện cựu chiến binh, cựu thanh niên xung phong tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ.

Tiếp tục củng cố cơ sở về giao thông thông minh

Quang cảnh phiên họp.
(PLVN) - Tiếp tục phiên họp thứ 32, sáng 23/4, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) cho ý kiến bước đầu về dự thảo Báo cáo kết quả bước đầu giám sát chuyên đề “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông (TTATGT) từ năm 2009 đến hết năm 2023” về lĩnh vực bảo đảm TTATGT đường bộ.

Tăng cường kết nối hai nền kinh tế Việt Nam - Lào

Thủ tướng Phạm Minh Chính đón Thủ tướng Lào Sonexay Siphandone.
(PLVN) - Theo tin từ Bộ Ngoại giao, chiều 22/4, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã có cuộc gặp làm việc với Thủ tướng Lào Sonexay Siphandone nhân dịp tham dự Diễn đàn Tương lai ASEAN tại Hà Nội.

Tăng cường kỷ cương, kỷ luật trong việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật

Phó Chủ tịch QH Nguyễn Khắc Định điều hành nội dung thảo luận.
(PLVN) - Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) đề nghị Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, các bộ, ngành và các cơ quan hữu quan nâng cao chất lượng hiệu quả công tác xây dựng pháp luật gắn với việc theo dõi thi hành pháp luật; khẩn trương khắc phục những hạn chế, vướng mắc, tăng cường kỷ cương, kỷ luật trong việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL).

Giám sát các dự án trọng điểm quốc gia: Có giải pháp để tháo gỡ vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ

Phó Chủ tịch QH Nguyễn Đức Hải nội dung thảo luận.
(PLVN) - Sáng 22/4, tiếp tục chương trình Phiên họp thứ 32, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) xem xét kết quả giám sát Việc thực hiện Nghị quyết số 43/2022/QH15 ngày 11/1/2022 của QH về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội và các nghị quyết của QH về một số dự án quan trọng quốc gia đến hết năm 2023.

Giám sát cán bộ, đảng viên: Khắc phục bằng được tình trạng nể nang, né tránh, ngại va chạm

Hội thảo về nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác giám sát, phản biện xã hội của MTTQ Việt Nam và các tổ chức chính trị xã hội do UBTƯ MTTQ Việt Nam tổ chức. (Ảnh: Quang Vinh)
(PLVN) - Nhằm ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của một bộ phận cán bộ, đảng viên, thời gian qua, Đảng ta đã ban hành nhiều quy định nhằm đẩy mạnh công tác giám sát đối với người đứng đầu, cán bộ chủ chốt và cán bộ, đảng viên. Bên cạnh những kết quả đáng ghi nhận, vẫn còn không ít hạn chế, tồn tại cần khắc phục.

Ký kết Hiệp định Geneve: Mốc son lịch sử của dân tộc, mang ý nghĩa thời đại

Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn.
(PLVN) - Trả lời báo chí nhân dịp kỷ niệm 70 năm ngày ký Hiệp định Geneve, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn khẳng định, việc ký kết Hiệp định không chỉ là một mốc son lịch sử của dân tộc ta, mà còn mang ý nghĩa thời đại. Hiệp định này cùng với chiến thắng Điện Biên Phủ đã cổ vũ mạnh mẽ cho các dân tộc bị áp bức đứng lên đấu tranh giải phóng dân tộc, mở đầu cho thời kỳ sụp đổ của chủ nghĩa thực dân trên toàn thế giới.

Diễn đàn Tương lai ASEAN 2024: Phát huy vai trò dẫn dắt của Việt Nam trong hợp tác khu vực

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đỗ Hùng Việt.
(PLVN) - Vào ngày 23/4 tới, Việt Nam sẽ đăng cai tổ chức Diễn đàn Tương lai ASEAN. Trả lời phỏng vấn báo chí, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đỗ Hùng Việt, sáng kiến tổ chức Diễn đàn một lần nữa thể hiện sự chủ động, tích cực của Việt Nam, mong muốn đóng góp tích cực hơn cho hợp tác khu vực và mong muốn phát huy vai trò dẫn dắt, nòng cốt của Việt Nam trong hợp tác khu vực và trên phạm vi toàn cầu.