Nước Mỹ… “ngậm bồ hòn làm ngọt” trước đồng minh Saudi Arabia ?

Cựu Tổng thống George W.Bush trong một cuộc gặp gỡ thân tình với Hoàng tử Bandar 
bin Sultan. (nguồn: Wikipedia)
Cựu Tổng thống George W.Bush trong một cuộc gặp gỡ thân tình với Hoàng tử Bandar bin Sultan. (nguồn: Wikipedia)
(PLO) - “Sóng” bất ngờ đã nổi trong quan hệ Mỹ - Saudi Arabia ngay trước khi chuyên cơ của Tổng thống Mỹ Barack Obama đáp xuống Riyadh ngày 20/4 vừa qua. 

Chính quyền Obama đã phải sốt sắng xoa dịu đồng minh Trung Đông trước viễn cảnh Quốc hội Mỹ có thể thông qua dự luật cho phép quy kết trách nhiệm của chính quyền Saudi đối với vụ khủng bố ngày 11/9.

Độ “nóng” của câu chuyện những ngày qua cho thấy những hậu quả đắt giá (nếu có), của nó đối với nước Mỹ. 

Nỗi lo sợ bị “rút vốn”

Cái giá phải trả của nước Mỹ nếu dự luật này được Quốc hội thông qua sẽ không hề rẻ. 

Ngoại trưởng Saudi Arabia Adel al-Jubeir phát biểu trước giới lập pháp Mỹ tại Washington hồi tháng trước tuyên bố quốc gia này sẽ bán 750 tỷ USD công trái cùng nhiều tài sản khác tại nước Mỹ nếu Quốc hội Mỹ thông qua dự luật trên.

Một động thái như vậy cũng có thể tạo ra một cuộc tháo chạy hàng loạt trên thị trường cùng với sự đổ vỡ quan hệ với đồng minh thân thiết tại Trung Đông. Và ngay trước khi lên máy bay sang Riyadh, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã phải lên tiếng để trấn an bằng tuyên bố phủ quyết dự luật cho phép người dân Mỹ kiện Chính phủ Saudi Arabia ra tòa.

Người phát ngôn Nhà Trắng Josh Earnest hôm 18/4 tuyên bố, Nhà Trắng quan ngại Dự luật Công lý xử phạt phần tử hậu thuẫn khủng bố không phải vì dự luật này có nguy cơ ảnh hưởng tới quan hệ ngoại giao giữa Mỹ với một nước khác.

Nguyên nhân cơ bản đó là việc ban hành một đạo luật như vậy có thể thúc đẩy các nước khác áp dụng các luật tương tự, đe dọa tới sự tồn tại của quy chế miễn trừ ngoại giao cho phép các nước giải quyết bất đồng qua con đường ngoại giao thay vì kiện tụng.

Điều này có thể gây nguy hiểm cho nước Mỹ cũng như người dân, các thành viên chính phủ và nhân viên ngoại giao nước này. Quan chức Nhà Trắng cảnh báo Tổng thống Barack Obama có thể sử dụng quyền phủ quyết đối với dự luật nói trên. 

Theo luật pháp hiện hành của Mỹ, các quốc gia khác có thể được miễn bị kiện ra các tòa án Mỹ ở một mức độ nhất định. Nhưng dự luật mới nếu được thông qua sẽ tạo ra một ngoại lệ. Dự luật “Công lý xử phạt phần tử hỗ trợ khủng bố” cho phép các gia đình có người thân thiệt mạng trong các vụ tấn công khủng bố 11/9/2001 tại Mỹ khởi kiện Chính phủ Saudi Arabia.

Trong số 19 kẻ cướp máy bay tham gia vào vụ tấn công khủng bố hồi năm 2001, 15 người là công dân Saudi Arabia. Song không có bằng chứng về sự dính líu của chính phủ trong vụ việc này.

Xa hơn nữa, nó cho phép các nạn nhân của vụ khủng bố 11/9 và các vụ khủng bố khác khởi kiện các chính phủ nước ngoài có liên quan và các đối tác tài trợ tài chính cho khủng bố. Được đề xuất hồi tháng 9/2015 và nhận được sự ủng hộ từ cả đảng Dân chủ và Cộng hòa tại Quốc hội lưỡng viện Mỹ, nhưng dự luật hiện vẫn chưa được chuyển tới Thượng viện. 

Những bằng chứng khó cãi

Dự luật này sẽ chẳng gây ồn ào, căng thẳng đến vậy nếu không có những phản ứng gay gắt của Saudi Arabia và sự nhún nhường có phần khó hiểu của chính quyền Mỹ. Những động thái này góp phần xới lại câu chuyện tưởng chừng như đã trôi vào quên lãng.

Báo chí Mỹ giờ lại đang sôi sục với những tài liệu tố cáo chính phủ nước này bưng bít vai trò của Saudi Arabia trong vụ tấn công khủng bố kinh hoàng hồi năm 2001. Tờ New York Daily News đưa tin nhiều gia đình nạn nhân vụ 11/9 đã chỉ trích mạnh mẽ động thái của Nhà Trắng, coi đó là hành động “tự tát vào mặt mình”.

Sức ép đối với Tổng thống Barack Obama càng gia tăng khi cả 2 ứng viên tổng thống của đảng Dân chủ là Hillary Clinton và Bernie Sanders đều ủng hộ việc thông qua dự luật trên. 

Ngoài sức ép đòi phải công khai mối liên hệ của Saudi Arabia đối với vụ tấn công kinh hoàng trên đất Mỹ cách đây 15 năm. Người ta còn đang sôi sục lên nghi vấn có hay không chuyện chính phủ Mỹ cản trở điều tra hành động bảo trợ của nước ngoài trong vụ 11/9 nhằm bảo vệ các nhân vật cấp cao của đồng minh chiến lược tại Trung Đông.

Hạ nghị sĩ Walter Jones thuộc đảng Cộng hòa mới đây đã trình dự luật đòi Tổng thống Obama công bố 28 trang tài liệu đóng dấu mật trong bản báo cáo điều tra về vụ 11/9 của quốc hội Mỹ.

Theo Fox News, quyết định có giải mật hay không 28 trang tài liệu trên dự kiến sẽ được ông Obama đưa ra trong vòng 60 ngày tới. Chưa dừng lại tại đây, tờ New York Post đã tiến hành khai thác nguồn tin từ các điều tra viên thuộc Lực lượng đặc nhiệm chống khủng bố hỗn hợp (JTTF) ở Washington D.C và thành phố San Diego - “cứ điểm” để một số kẻ không tặc người Saudi Arabia chuẩn bị cuộc tấn công, cũng như các điều tra viên tại Văn phòng Cảnh sát Hạt Fairfax vốn cũng tham gia điều tra vụ 11/9.

Tất cả những nhân viên này không phủ nhận thực tế là mọi đầu mối đều dẫn đến Đại sứ quán Saudi Arabia ở Washington D.C cũng như Lãnh sự quán nước này ở thành phố Los Angeles. Tuy nhiên, họ được yêu cầu “không đi đến cùng” của manh mối này với một lý do chung chung là “quyền miễn trừ ngoại giao” dành cho các chính phủ nước ngoài. Sự thiếu minh bạch càng khiến các dân biểu Mỹ ráo riết đưa dự luật ra bỏ phiếu để có thể sớm đưa sự thật ra ánh sáng. 

Sự dính líu của chính quyền Saudi đang trở thành chủ đề “nóng” với báo chí Mỹ. (nguồn: Daily News)

Sự dính líu của chính quyền Saudi đang trở thành chủ đề “nóng” với báo chí Mỹ. (nguồn: Daily News)

Hoàng tử được “bảo kê”

Sự thật có thể đã rõ ràng nếu như hồ sơ điều tra sự kiện 11/9 gửi lên quốc hội Mỹ không vô tình bị làm “thất lạc” mất chương cuối. Những trang này nói về “sự hậu thuẫn của nước ngoài” đối với những kẻ không tặc.

Theo tờ New York Post, tầm quan trọng của những trang văn bản bị thiếu này là không thể đo đếm được, bởi nó miêu tả chi tiết những “bằng chứng không thể chối cãi” được thu thập từ hồ sơ của Cục Điều tra liên bang (FBI) và Cơ quan Tình báo trung ương (CIA) về sự hỗ trợ chính thức của Saudi Arabia dành cho 2 trong số những kẻ không tặc sống ở San Diego.

Bằng các nguồn tin bí mật, tờ báo này đã nắm được thông tin về những cuộc liên lạc bằng điện thoại giữa một người huấn luyện 2 kẻ không tặc ở San Diego và cơ quan đại diện ngoại giao Saudi Arabia ở Washington D.C.

Hơn thế nữa, một giao dịch ngân hàng từ tài khoản của gia đình Hoàng tử Bandar bin Sultan, khi đó là đại sứ Saudi Arabia tại Mỹ đã chứng minh vai trò không thể che giấu “đóng góp” của ông này. Hoàng tử Saudi bị phát hiện chuyển khoảng 130.000 USD cho một huấn luyện viên khác của 2 tên không tặc nói trên trước khi sự kiện kinh hoàng diễn ra.

Một điều oái oăm là dù đã lần ra manh mối rồi nhưng các điều tra viên Mỹ đã không thể làm được gì tiếp theo bởi một loạt “hàng rào” được dựng lên nhằm cản trở việc thực thi công lý. Một nhân viên từng làm việc cho JTTF, có trụ sở ở Washington D.C, đã không giấu nổi sự thất vọng và chưng hửng với nhà báo khi cho biết: thay vì điều tra Hoàng tử Bandar, chính phủ Mỹ lại bảo vệ ông ta theo đầy đủ ý nghĩa của từ này.

Cụ thể ở đây là việc Bộ Ngoại giao Mỹ cắt cử nhiều mật vụ nhằm tạo nên các lớp an ninh xung quanh Hoàng tử Saudi không chỉ ở đại sứ quán mà cả dinh thự đại sứ, một ngôi biệt thự sang trọng ở bang Virginia. Các biện pháp mạnh đã được JTTF tính tới nhằm ngăn chặn các đối tượng tình nghi xóa dấu vết hay xuất cảnh khỏi nước Mỹ. Nhưng việc tống giam một số nhân viên tại Đại sứ quán Saudi Arabia đã không thể thực hiện được bởi lời đề nghị của JTTF lên cơ quan công tố đã không được quan tâm đúng mức. Sau đó giới chức sở tại chỉ thu hồi hộ chiếu ngoại giao của họ như một sự thỏa hiệp.

Với những bằng chứng như vậy, Hoàng tử Bandar phải bị xem là nghi phạm chính trong vụ khủng bố. Cựu nhân viên FBI John Guandolo, người đã tham gia cuộc điều tra vụ 11/9 và những vụ án liên quan đến mạng lưới Al-Qaeda khẳng định như vậy với tờ New York Post. “Ông ấy tài trợ cho 2 kẻ không tặc (ở San Diego) thông qua bên thứ ba nên không thể không bị xem là một nghi phạm khủng bố”, ông Guandolo nhấn mạnh. Nhưng đáng tiếc, mọi việc không “chiều” theo ý các nhà điều tra Mỹ.

Ở đây cần phải nhắc tới quyền lực chính trị mà Hoàng tử Bandar nắm trong tay. Chính điều này đã khiến điều tra viên cũng bị vô hiệu hóa nếu muốn đẩy cuộc điều tra tới cùng.

Sau cuộc gặp giữa Hoàng tử Bandar và Tổng thống đương nhiệm lúc đó George W.Bush tại Nhà Trắng vào ngày 13/9/2001, nơi hai “người bạn cũ” chia sẻ nhau những điếu xì gà, người ta thấy FBI sơ tán hàng chục quan chức Saudi Arabia khỏi các thành phố của Mỹ, bao gồm ít nhất một thành viên của gia đình trùm khủng bố Osama bin Laden có tên trong danh sách theo dõi.

Thay vì chất vấn, FBI lại đóng vai hộ tống cho các quan chức Saudi Arabia rời đi trong bí mật dù giới chức Washington đã xác định 15/19 kẻ không tặc là công dân đến từ nước này gần như ngay sau các vụ khủng bố. Còn rất nhiều bằng chứng khác về việc các đặc vụ và nhân viên điều tra đã bị làm khó dễ hay các yêu cầu của họ bị tảng lờ bởi giới chức lãnh đạo của FBI. Tất cả chỉ với một lý do: Đó là vấn đề nhạy cảm về chính trị không nên bàn tới.

Liệu có “ngậm bồ hòn làm ngọt”?

15 năm sau ngày kinh hoàng đó, hồ sơ vụ khủng bố 11/9 lại tiếp tục gây xôn xao nước Mỹ. Chính quyền Obama giờ lại đau đầu nhằm ngăn chặn nó tạo nên “quả bom” trong quan hệ với Saudi Arabia - đồng minh lâu năm tại Trung Đông. Có nhiều lý do để giới hành pháp phải vận động quốc hội không thông qua dự luật này.

Ngoài những hậu quả kinh tế nhãn tiền, khi giới đầu tư nước ngoài tháo chạy khỏi thị trường Mỹ. Washington sẽ có thể mất nhiều hơn trong mối quan hệ đồng minh lâu đời với Saudi Arabia một khi sự thật bị vỡ lở. Nếu niềm tin bị sụp đổ, đó sẽ là những tổn hại không thể tính toán với ảnh hưởng của Mỹ tại Trung Đông, khu vực mà nước Mỹ không thể đánh mất trong các toan tính địa chiến lược. Và vì thế, chắc chắn chính quyền Obama sẽ không để hồ sơ vụ 11/9 tiếp tục ảnh hưởng tới tương lai của mối quan hệ với Saudi Arabia, hoặc ít nhất hãy tìm cách “bàn giao” nó trong êm đẹp cho vị tổng thống tiếp theo.

Tin cùng chuyên mục

Toạ đàm với doanh nghiệp ASEAN và các đối tác với chủ đề “Cộng đồng doanh nghiệp ASEAN, gắn kết, tự cường và bền vững: Nắm bắt thời cơ trong thời đại số”. Ảnh: Dương Giang/TTXVN.

Thủ tướng đề xuất đưa ASEAN thành hình mẫu trong chuyển đổi số toàn cầu

Ngày 23/4, trong khuôn khổ Diễn đàn Tương lai ASEAN 2024, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Thủ tướng Lào Sonexay Siphandone, nước Chủ tịch ASEAN 2024 đồng chủ trì tọa đàm với doanh nghiệp các nước ASEAN và các đối tác với chủ đề “Cộng đồng doanh nghiệp ASEAN gắn kết, tự cường và bền vững: Nắm bắt thời cơ trong thời đại số”.

Đọc thêm

Tăng cường kết nối hai nền kinh tế Việt Nam - Lào

Thủ tướng Phạm Minh Chính đón Thủ tướng Lào Sonexay Siphandone.
(PLVN) - Theo tin từ Bộ Ngoại giao, chiều 22/4, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã có cuộc gặp làm việc với Thủ tướng Lào Sonexay Siphandone nhân dịp tham dự Diễn đàn Tương lai ASEAN tại Hà Nội.

Tăng cường kỷ cương, kỷ luật trong việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật

Phó Chủ tịch QH Nguyễn Khắc Định điều hành nội dung thảo luận.
(PLVN) - Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) đề nghị Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, các bộ, ngành và các cơ quan hữu quan nâng cao chất lượng hiệu quả công tác xây dựng pháp luật gắn với việc theo dõi thi hành pháp luật; khẩn trương khắc phục những hạn chế, vướng mắc, tăng cường kỷ cương, kỷ luật trong việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL).

Giám sát các dự án trọng điểm quốc gia: Có giải pháp để tháo gỡ vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ

Phó Chủ tịch QH Nguyễn Đức Hải nội dung thảo luận.
(PLVN) - Sáng 22/4, tiếp tục chương trình Phiên họp thứ 32, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) xem xét kết quả giám sát Việc thực hiện Nghị quyết số 43/2022/QH15 ngày 11/1/2022 của QH về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội và các nghị quyết của QH về một số dự án quan trọng quốc gia đến hết năm 2023.

Giám sát cán bộ, đảng viên: Khắc phục bằng được tình trạng nể nang, né tránh, ngại va chạm

Hội thảo về nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác giám sát, phản biện xã hội của MTTQ Việt Nam và các tổ chức chính trị xã hội do UBTƯ MTTQ Việt Nam tổ chức. (Ảnh: Quang Vinh)
(PLVN) - Nhằm ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của một bộ phận cán bộ, đảng viên, thời gian qua, Đảng ta đã ban hành nhiều quy định nhằm đẩy mạnh công tác giám sát đối với người đứng đầu, cán bộ chủ chốt và cán bộ, đảng viên. Bên cạnh những kết quả đáng ghi nhận, vẫn còn không ít hạn chế, tồn tại cần khắc phục.

Ký kết Hiệp định Geneve: Mốc son lịch sử của dân tộc, mang ý nghĩa thời đại

Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn.
(PLVN) - Trả lời báo chí nhân dịp kỷ niệm 70 năm ngày ký Hiệp định Geneve, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn khẳng định, việc ký kết Hiệp định không chỉ là một mốc son lịch sử của dân tộc ta, mà còn mang ý nghĩa thời đại. Hiệp định này cùng với chiến thắng Điện Biên Phủ đã cổ vũ mạnh mẽ cho các dân tộc bị áp bức đứng lên đấu tranh giải phóng dân tộc, mở đầu cho thời kỳ sụp đổ của chủ nghĩa thực dân trên toàn thế giới.

Diễn đàn Tương lai ASEAN 2024: Phát huy vai trò dẫn dắt của Việt Nam trong hợp tác khu vực

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đỗ Hùng Việt.
(PLVN) - Vào ngày 23/4 tới, Việt Nam sẽ đăng cai tổ chức Diễn đàn Tương lai ASEAN. Trả lời phỏng vấn báo chí, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đỗ Hùng Việt, sáng kiến tổ chức Diễn đàn một lần nữa thể hiện sự chủ động, tích cực của Việt Nam, mong muốn đóng góp tích cực hơn cho hợp tác khu vực và mong muốn phát huy vai trò dẫn dắt, nòng cốt của Việt Nam trong hợp tác khu vực và trên phạm vi toàn cầu.

Tháo gỡ 'điểm nghẽn' bậc học mầm non

Cô và trò Trường Mầm non Tuổi hoa Cầu Giấy - Hà Nội. (Ảnh minh họa - Nguồn: Web trường)
(PLVN) - Vừa qua, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã chủ trì Phiên họp Ủy ban quốc gia Đổi mới giáo dục và đào tạo về “Đổi mới, phát triển giáo dục mầm non đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”.

Tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác tham mưu và kinh nghiệm cho đội ngũ cán bộ

Chủ tịch Hồ Chí Minh (Ảnh tư liệu)
(PLVN) - Công tác tham mưu có vị trí, vai trò rất quan trọng trong mỗi cơ quan và được Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm. Tuy nhiên, tham mưu là công việc khó, để hoàn thành nhiệm vụ, cán bộ làm công tác tham mưu phải chủ động, nắm tình hình từ “sớm”, từ xa, có đầu óc “sắc” sảo, nhạy bén, vững “chắc” ngay trong bản lĩnh chính trị và nhiệm vụ được giao, và phải đi “sâu”, đi sát vào đời sống cán bộ và quần chúng nhân dân. Đó chính là “Sớm – Sắc – Chắc – Sâu”.