Ngày hội non sông nơi tuyến đầu Tổ quốc

Cán bộ, chiến sĩ Hải đoàn 129 Hải quân đi bầu cử sớm. (Ảnh: Mai Thắng)
Cán bộ, chiến sĩ Hải đoàn 129 Hải quân đi bầu cử sớm. (Ảnh: Mai Thắng)
(PLO) - Được phép của Hội đồng Bầu cử quốc gia, đúng 7 giờ sáng 15/5, cán bộ, chiến sĩ Hải quân ở 21 đảo, điểm đảo, nhân dân, người lao động và ngư dân đang khai thác đánh bắt ở khu vực biển, đảo Trường Sa đã nô nức đi bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2016-2021 trong niềm tự hào vinh dự.

Đảo Trường Sa Lớn thực hiện xong quyền bầu cử

Tại đảo Trường Sa Lớn, sau nghi thức chào cờ Tổ quốc dưới Cột mốc chủ quyền, cuộc bầu cử chính thức bắt đầu. Hàng trăm cán bộ, chiến sĩ ở các phân đội hỏa lực, cơ động chiến đấu, tiểu đoàn bộ, thầy cô giáo và nhân dân trên đảo, trang phục chỉnh tề tiến đến bàn làm thủ tục bầu cử, vào phòng gạch và thực hiện quyền công dân của mình.

Huyện Trường Sa có 6 đơn vị bầu cử với 24 khu vực bỏ phiếu, trong đó có 3 đơn vị bầu cử ngoài đảo là thị trấn Trường Sa, xã Song Tử Tây, xã Sinh Tồn với 21 khu vực bỏ phiếu. Từ 5 giờ sáng, không khí bầu cử đã náo nức. Cán bộ chiến sĩ Trường Sa đã hoàn thành tốt nhiệm vụ bầu cử và tiếp tục đón các ngư dân đang khai thác đánh bắt hải sản trên các vùng biển bầu cử đúng luật định”, Ông Hoàng Phước Sơn, Chủ tịch Mặt trận thị trấn Trường Sa, cho biết.

Trung tá Nguyễn Văn Tuấn, Chính trị viên cho biết qua điện thoại: “Ngay từ sáng sớm, cán bộ, chiến sĩ và nhân dân trên đảo đã nô nức đi bầu cử sớm.Công tác tuyên truyền trước, trong và sau bầu cử ở đảo tiến hành khá chu đáo. Số chiến sĩ trẻ lần đầu tiên bầu cử khá đông. Đến 2 giờ chiều 15/5, 100% cán bộ chiến sĩ, người lao động trên đảo Trường Sa Lớn đã thực hiện xong quyền bầu cử của mình. Số bà con ngư dân đang khai thác đánh bắt hải sản quanh đảo Trường Sa Lớn cũng được bộ đội thông báo, đón vào đảo bầu cử. Chúng tôi tiếp tục tổ chức đón các ngư dân, cử tri vãng lai vào bầu cử theo đúng luật định”.

Trong thời gian này, tại đảo Song Tử Tây, đúng 7 giờ sáng, lá phiếu đầu tiên được Đại tá Phan Tuấn Hùng - Phó Tư lệnh tham mưu trưởng, Bộ Tư lệnh Vùng 4, Quân chủng Hải quân bỏ vào hòm phiếu. Sau đó lần lượt đến cán bộ chiến sĩ, nhân dân và ngư dân. Đông đảo cán bộ, chiến sĩ, nhân dân đang sinh sống trên đảo và bà con ngư dân đang khai thác đánh bắt ở quanh các đảo Sinh Tồn, Sơn Ca, Nam Yết và các đảo chìm như: Cô Lin, Đá Lát, Đá Lớn, Đá Tây đều đồng loạt đi bầu cử.

Bầu cử ở đảo Song Tử Tây. (Ảnh: Đ. Quân)

Bầu cử ở đảo Song Tử Tây. (Ảnh: Đ. Quân)

Trách nhiệm với Tổ quốc

Trong dòng cử tri đi bầu cử ngày 15/5 tại Trường Sa, mỗi người có một cung bậc, cảm xúc khác nhau khi được thể hiện quyền công dân của mình giữa tiền tiêu Tổ quốc, song tất cả có một ước vọng là những người được bầu vào đại biểu Quốc hội khóa XIV và HĐND các cấp lần này phải tiêu biểu về trí tuệ, phẩm chất đạo đức, lối sống; nêu cao trách nhiệm, sẵn sàng hi sinh vì cộng đồng.

Lần đầu tiên cầm lá phiếu bầu, chiến sĩ Lê Thành Long, đảo Song Tử Tây chia sẻ: “Điều mong mỏi nhất của tôi là bầu được người có đức, có tài cho đất nước, quan tâm nhiều hơn với bộ đội Trường Sa để chúng tôi yên tâm cầm súng chiến đấu bảo vệ đảo trong bất cứ tình huống nào”.

Mặc dù đã có 3 lần được bầu cử ở Trường Sa, nhưng đối với cử tri Nguyễn Thành Trung, hộ dân số 2 trên đảo Song Tử Tây vẫn rất vinh dự và tự hào khi được thực hiện quyền công dân của mình tại quần đảo thiêng liêng của Tổ quốc.

Anh Trung mong muốn bầu được những người tài lãnh đạo đủ đức, đủ tài để đất nước ngày càng đi lên, phát triển giàu mạnh, để mang lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho nhân dân. Trường Sa bây giờ là mùa biển lặng, nên công tác bầu cử khá thuận lợi.

Ở giữa ngàn khơi tiền tiêu của Tổ quốc ấy, đối với cán bộ, chiến sĩ Hải quân, ngoài nhiệm vụ vững tay súng canh trời giữ đảo, họ còn tự hào hơn bởi là những cử tri được thực hiện quyền công dân của mình sớm hơn 1 tuần so với trong đất liền.

Còn nhân dân, người lao động, ngư dân đang làm ăn sinh sống, mưu sinh tại đây, họ càng hãnh diện và biết ơn Đảng và Nhà nước, bởi giữa đại dương bao la tít tắp, họ vẫn được thực hiện quyền công dân một cách trọn vẹn. Đó là niềm hạnh phúc nhất của công dân Việt Nam, dù làm nghề gì, chức vụ cao hay thấp; dù công tác ở đâu, đến ngày hội non sông đều chung một tấm lòng hướng về Tổ quốc.

Bầu cử ở đảo Trường Sa Đông. (Ảnh: Đ.Quân)

Bầu cử ở đảo Trường Sa Đông. (Ảnh: Đ.Quân)

Cùng thời điểm, gần 6.000 cử tri tại 3 xã biên giới đặc biệt khó khăn của huyện Mường Tè (Lai Châu) là Mù Cả, Tá Bạ và Tà Tổng đã đến 32 điểm bỏ phiếu để lựa chọn các đại biểu Quốc hội khóa XIV và Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2016-2021. Là một trong 3 xã bỏ phiếu sớm, đến 10 giờ 30 phút tất cả 1.471 cử tri ở xã Mù Cả đã hoàn thành quyền công dân của mình. Trong đợt này, 1.800 cử tri trên địa bàn xã sẽ bầu 25 đại biểu trong số 40 người ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân xã khóa 2, nhiệm kỳ 2016-2021. Theo thống kê sơ bộ của Ủy ban Bầu cử huyện Mường Tè, trong sáng 15/5 đã có hơn 80% cử tri đến bỏ phiếu. Các điểm bỏ phiếu không xảy ra sự cố nào, công tác an ninh, trật tự được đảm bảo an toàn tuyệt đối. Các tổ bầu cử làm việc đến 19 giờ cùng ngày để các cử tri có thể hoàn thành nghĩa vụ công dân của mình. Ngô Dũng

Đọc thêm

Quy định cụ thể về ngưỡng doanh thu không chịu thuế giá trị gia tăng

Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng phát biểu tại phiên họp.
(PLVN) - Chiều 23/4, tại phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) cho ý kiến về dự án Luật Thuế giá trị gia tăng (GTGT) (sửa đổi), các đại biểu đề nghị Chính phủ tính toán, cân nhắc các yếu tố liên quan để quy định cụ thể mức ngưỡng doanh thu hàng năm thuộc diện không chịu thuế GTGT trong Luật để xác lập căn cứ pháp lý rõ ràng.

Thủ tướng đề xuất đưa ASEAN thành hình mẫu trong chuyển đổi số toàn cầu

Toạ đàm với doanh nghiệp ASEAN và các đối tác với chủ đề “Cộng đồng doanh nghiệp ASEAN, gắn kết, tự cường và bền vững: Nắm bắt thời cơ trong thời đại số”. Ảnh: Dương Giang/TTXVN.
Ngày 23/4, trong khuôn khổ Diễn đàn Tương lai ASEAN 2024, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Thủ tướng Lào Sonexay Siphandone, nước Chủ tịch ASEAN 2024 đồng chủ trì tọa đàm với doanh nghiệp các nước ASEAN và các đối tác với chủ đề “Cộng đồng doanh nghiệp ASEAN gắn kết, tự cường và bền vững: Nắm bắt thời cơ trong thời đại số”.

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước gặp mặt cựu chiến binh, cựu TNXP tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ

Các cựu chiến binh, cựu TNXP dự buổi gặp mặt. Ảnh: Trọng Đức/TTXVN
Nhân dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), sáng 23/4, tại Hà Nội, Trung ương Hội Cựu chiến binh Việt Nam phối hợp cùng Bộ Quốc phòng, Trung ương Hội Cựu thanh niên xung phong Việt Nam, Thành ủy Hà Nội, trang trọng tổ chức cuộc gặp mặt của lãnh đạo Đảng, Nhà nước với đại diện cựu chiến binh, cựu thanh niên xung phong tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ.

Tiếp tục củng cố cơ sở về giao thông thông minh

Quang cảnh phiên họp.
(PLVN) - Tiếp tục phiên họp thứ 32, sáng 23/4, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) cho ý kiến bước đầu về dự thảo Báo cáo kết quả bước đầu giám sát chuyên đề “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông (TTATGT) từ năm 2009 đến hết năm 2023” về lĩnh vực bảo đảm TTATGT đường bộ.

Tăng cường kết nối hai nền kinh tế Việt Nam - Lào

Thủ tướng Phạm Minh Chính đón Thủ tướng Lào Sonexay Siphandone.
(PLVN) - Theo tin từ Bộ Ngoại giao, chiều 22/4, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã có cuộc gặp làm việc với Thủ tướng Lào Sonexay Siphandone nhân dịp tham dự Diễn đàn Tương lai ASEAN tại Hà Nội.

Tăng cường kỷ cương, kỷ luật trong việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật

Phó Chủ tịch QH Nguyễn Khắc Định điều hành nội dung thảo luận.
(PLVN) - Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) đề nghị Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, các bộ, ngành và các cơ quan hữu quan nâng cao chất lượng hiệu quả công tác xây dựng pháp luật gắn với việc theo dõi thi hành pháp luật; khẩn trương khắc phục những hạn chế, vướng mắc, tăng cường kỷ cương, kỷ luật trong việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL).

Giám sát các dự án trọng điểm quốc gia: Có giải pháp để tháo gỡ vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ

Phó Chủ tịch QH Nguyễn Đức Hải nội dung thảo luận.
(PLVN) - Sáng 22/4, tiếp tục chương trình Phiên họp thứ 32, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) xem xét kết quả giám sát Việc thực hiện Nghị quyết số 43/2022/QH15 ngày 11/1/2022 của QH về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội và các nghị quyết của QH về một số dự án quan trọng quốc gia đến hết năm 2023.

Giám sát cán bộ, đảng viên: Khắc phục bằng được tình trạng nể nang, né tránh, ngại va chạm

Hội thảo về nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác giám sát, phản biện xã hội của MTTQ Việt Nam và các tổ chức chính trị xã hội do UBTƯ MTTQ Việt Nam tổ chức. (Ảnh: Quang Vinh)
(PLVN) - Nhằm ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của một bộ phận cán bộ, đảng viên, thời gian qua, Đảng ta đã ban hành nhiều quy định nhằm đẩy mạnh công tác giám sát đối với người đứng đầu, cán bộ chủ chốt và cán bộ, đảng viên. Bên cạnh những kết quả đáng ghi nhận, vẫn còn không ít hạn chế, tồn tại cần khắc phục.

Ký kết Hiệp định Geneve: Mốc son lịch sử của dân tộc, mang ý nghĩa thời đại

Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn.
(PLVN) - Trả lời báo chí nhân dịp kỷ niệm 70 năm ngày ký Hiệp định Geneve, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn khẳng định, việc ký kết Hiệp định không chỉ là một mốc son lịch sử của dân tộc ta, mà còn mang ý nghĩa thời đại. Hiệp định này cùng với chiến thắng Điện Biên Phủ đã cổ vũ mạnh mẽ cho các dân tộc bị áp bức đứng lên đấu tranh giải phóng dân tộc, mở đầu cho thời kỳ sụp đổ của chủ nghĩa thực dân trên toàn thế giới.