Hiệu quả từ công tác biệt phái sĩ quan

Một buổi học QP-AN tại Trường ĐH Xây dựng.
Một buổi học QP-AN tại Trường ĐH Xây dựng.
(PLO) - Sau 3 năm thực hiện biệt phái sĩ quan, đến nay, số sĩ quan biệt phái (SQBP) thuộc các bộ, ngành, cơ quan trung ương và các đầu mối thuộc ngành Giáo dục và đào tạo đạt 99,02% so với nhu cầu. Đội ngũ SQBP có bước trưởng thành khá toàn diện về phẩm chất, năng lực trách nhiệm và phương pháp công tác. 

Ngày 29/11, tại Hà Nội, Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân (QĐND) Việt Nam đã tổ chức Hội nghị sơ kết công tác biệt phái sĩ quan (2016-2018). Thượng tướng Nguyễn Trọng Nghĩa, Ủy viên Trung ương Đảng - Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị QĐND Việt Nam chủ trì Hội nghị.

Từ năm 2016 đến nay, Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng, Tổng cục Chính trị và lãnh đạo các bộ, ngành, cơ quan trung ương, các cơ sở giáo dục đào tạo; cấp ủy, chỉ huy các các đơn vị cử sĩ quan biệt phái đã thường xuyên quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo quán triệt và tổ chức thực hiện nghiêm túc các văn bản về công tác cán bộ và biệt phái sĩ quan.

Điểm nổi bật là sự phối hợp giữa đơn vị cử và cơ quan sử dụng SQBP trong quản lý, sử dụng đội ngũ sĩ quan biệt phái ngày càng chặt chẽ, nền nếp. Công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ mọi mặt cho SQBP được chú trọng.

Các chế độ, chính sách được bảo đảm đúng quy định. Đội ngũ SQBP có bước trưởng thành khá toàn diện về phẩm chất, năng lực trách nhiệm và phương pháp công tác. Đến nay số SQBP thuộc các bộ, ngành, cơ quan trung ương và các đầu mối thuộc ngành Giáo dục và đào tạo đạt 99,02% so với nhu cầu. 

Đội ngũ SQBP ở các cơ quan của Quốc hội, Văn phòng Trung ương Đảng, Văn phòng Chủ tịch nước, Văn phòng Chính phủ; các bộ, ban, ngành Trung ương, các cơ sở giáo dục đại học, cao đẳng và sở giáo dục và đào tạo 21 tỉnh, thành phố trọng điểm… đã thực hiện tốt chức năng tham mưu trong chỉ đạo, tổ chức thực hiện nhiệm vụ quân sự, quốc phòng, quản lý nhà nước về quốc phòng; công tác giáo dục quốc phòng và an ninh cho học sinh, sinh viên… theo quy định của pháp luật. 

Giai đoạn 2016-2018, Bộ Tư lệnh Quân khu 3 cử 25 SQBP. 3 năm qua, công tác biệt phái sỹ quan của Quân khu đã có nhiều chuyển biến tích cực, ngày càng đi vào nền nếp, hiệu quả thiết thực, góp phần thực hiệu tốt nhiệm vụ giáo dục quốc phòng và an ninh (QP&AN) cho học sinh, sinh viên (HS,SV).

Trong đó nổi bật là: Đội ngũ SQBP đã nêu cao ý thức, trách nhiệm, tích cực, chủ động tham mưu, đề xuất nhiều chủ trương, biện pháp giáo dục QP&AN; kịp thời xây dựng và triển khai thực hiện chương trình, kế hoạch môn học giáo dục QP&AN sát với từng đối tượng; tổ chức giáo dục QP&AN cho trên 182.000 lượt HS,SV.

Kết quả, 100% đạt yêu cầu, có trên 75% khá, giỏi. Công tác bồi dưỡng nâng cao trình độ cho đội ngũ SQBP được coi trọng, tổ chức tập huấn, bồi dưỡng cho trên 300 lượt cán bộ quản lý, giáo viên. Đội ngũ SQBP đã tích cực tìm tòi, nghiên cứu thành công 03 đề tài khoa học có tính khả thi và được áp dụng hiệu quả vào công tác giảng dạy môn học QP&AN.

Theo báo cáo, từ năm 2016 đến nay Quân chủng Hải quân tiếp tục duy trì biệt phái sĩ quan tại Trường Đại học Hàng hải Việt Nam (Bộ Giao thông Vận tải) và Cục Kiểm ngư (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn).

Thường vụ Đảng ủy Quân chủng thường xuyên quan tâm chăm lo công tác đào tạo, bồi dưỡng, tạo nguồn cho SQBP. Đặc biệt, đối với đội ngũ SQBP tại Trường Đại học Hàng hải, sau khi Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải ra Quyết định số 2481 thành lập Trung tâm Giáo dục QP-AN trực thuộc Trường Đại học Hàng hải ngày 17/10/2016, Tư lệnh Hải quân cũng đã ra Quyết định số 11595 về việc lâm thời ban hành biểu tổ chức biên chế Trung tâm Giáo dục QP-AN trực thuộc Bộ Tham mưu. Công tác quản lý, sử dụng SQBP chặt chẽ, thống nhất cả về số lượng và chất lượng theo phân cấp, đáp ứng nhu cầu nhiệm vụ. Các chế độ, chính sách của SQBP được quan tâm, bảo đảm đầy đủ theo qui định.

Đến nay, Quân chủng Hải quân có 17 SQBP, 100% có trình độ đại học và là đảng viên. Nhìn chung, đội ngũ SQBP cơ bản đáp ứng được tiêu chuẩn theo quy định; có trình độ năng lực chỉ huy, quản lý, tham mưu, đề xuất hiệu quả, kịp thời với các cơ quan, ban ngành về công tác quân sự-quốc phòng và giáo dục QP-AN cho các đối tượng; trách nhiệm, nhiệt tình, giữ vững phẩm chất, đạo đức người sĩ quan Hải quân. Các SQBP không ngừng đổi mới phương pháp, tác phong công tác khoa học; đoàn kết, khắc phục khó khăn, hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao.

Lực lượng vũ trang Quân khu 5 hiện có 18 SQBP công tác tại Sở Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) các tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi, Khánh Hòa, Gia Lai, Đắk Lắk, TP  Đà Nẵng và các trường Đại học Nha Trang, Quy Nhơn, Trung tâm Giáo dục QP-AN Đại học Tây Nguyên.

Với chức năng tham mưu giúp các Sở GD-ĐT, trường đại học xây dựng kế hoạch, thực hiện các văn bản pháp quy về công tác giáo dục QP-AN trong các cơ quan, nhà trường; phối hợp xây dựng nội dung, chương trình Giáo dục QP-AN cho HS, SV; bồi dưỡng, tập huấn cho cán bộ, giáo viên kiêm nhiệm giảng dạy môn Giáo dục QP-AN và  trực tiếp giảng dạy môn  Giáo dục QP-AN tại các trường đại học, đội ngũ SQBP thể hiện trách nhiệm cao, tích cực tu dưỡng, học tập, chủ động khắc phục khó khăn hoàn thành khá tốt nhiệm vụ được giao. 

Phát biểu kết luận Hội nghị, trên cơ sở đánh giá những ưu điểm, khuyết điểm, tồn tại của công tác biệt phái sĩ quan trong thời gian qua, Thượng tướng Nguyễn Trọng Nghĩa đề nghị năm 2019 và thời gian tiếp theo, các cơ quan, đơn vị cử và sử dụng SQBP tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện tốt các chủ trương, luật, nghị định, văn bản quy định của Đảng, Nhà nước, Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng về bố trí, sử dụng SQBP.

Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị cũng khẳng định, trong quá trình thực hiện cần có sự phối hợp thường xuyên, chặt chẽ, cụ thể hơn nữa giữa đơn vị cử SQBP và cơ quan sử dụng trong điều động, tiếp nhận, quản lý và thực hiện các chế độ chính sách đối với SQBP.

Trên cơ sở kết quả Hội nghị lần này, cấp ủy, chỉ huy, lãnh đạo các cơ quan, đơn vị cần tiếp tục có chủ trương, biện pháp lãnh đạo, chỉ đạo phù hợp với tình hình cụ thể, phát huy những ưu điểm, khắc phục những mặt còn hạn chế, thiếu sót, triển khai khai thực hiện công tác  này có chất lượng, hiệu quả hơn.

Tin cùng chuyên mục

84 giải pháp đoạt giải Hội thi sáng tạo kỹ thuật toàn quốc

84 giải pháp đoạt giải Hội thi sáng tạo kỹ thuật toàn quốc

Tối 23/4, tại Nhà hát Lớn Hà Nội, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, Quỹ Hỗ trợ sáng tạo kỹ thuật Việt Nam (VIFOTEC) phối hợp Bộ Khoa học và Công nghệ, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Trung ương Ðoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh tổ chức tổng kết và trao giải thưởng Hội thi Sáng tạo kỹ thuật lần thứ 17 (2022-2023).

Đọc thêm

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước gặp mặt cựu chiến binh, cựu TNXP tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ

Các cựu chiến binh, cựu TNXP dự buổi gặp mặt. Ảnh: Trọng Đức/TTXVN
Nhân dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), sáng 23/4, tại Hà Nội, Trung ương Hội Cựu chiến binh Việt Nam phối hợp cùng Bộ Quốc phòng, Trung ương Hội Cựu thanh niên xung phong Việt Nam, Thành ủy Hà Nội, trang trọng tổ chức cuộc gặp mặt của lãnh đạo Đảng, Nhà nước với đại diện cựu chiến binh, cựu thanh niên xung phong tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ.

Tiếp tục củng cố cơ sở về giao thông thông minh

Quang cảnh phiên họp.
(PLVN) - Tiếp tục phiên họp thứ 32, sáng 23/4, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) cho ý kiến bước đầu về dự thảo Báo cáo kết quả bước đầu giám sát chuyên đề “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông (TTATGT) từ năm 2009 đến hết năm 2023” về lĩnh vực bảo đảm TTATGT đường bộ.

Tăng cường kết nối hai nền kinh tế Việt Nam - Lào

Thủ tướng Phạm Minh Chính đón Thủ tướng Lào Sonexay Siphandone.
(PLVN) - Theo tin từ Bộ Ngoại giao, chiều 22/4, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã có cuộc gặp làm việc với Thủ tướng Lào Sonexay Siphandone nhân dịp tham dự Diễn đàn Tương lai ASEAN tại Hà Nội.

Tăng cường kỷ cương, kỷ luật trong việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật

Phó Chủ tịch QH Nguyễn Khắc Định điều hành nội dung thảo luận.
(PLVN) - Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) đề nghị Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, các bộ, ngành và các cơ quan hữu quan nâng cao chất lượng hiệu quả công tác xây dựng pháp luật gắn với việc theo dõi thi hành pháp luật; khẩn trương khắc phục những hạn chế, vướng mắc, tăng cường kỷ cương, kỷ luật trong việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL).

Giám sát các dự án trọng điểm quốc gia: Có giải pháp để tháo gỡ vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ

Phó Chủ tịch QH Nguyễn Đức Hải nội dung thảo luận.
(PLVN) - Sáng 22/4, tiếp tục chương trình Phiên họp thứ 32, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) xem xét kết quả giám sát Việc thực hiện Nghị quyết số 43/2022/QH15 ngày 11/1/2022 của QH về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội và các nghị quyết của QH về một số dự án quan trọng quốc gia đến hết năm 2023.

Giám sát cán bộ, đảng viên: Khắc phục bằng được tình trạng nể nang, né tránh, ngại va chạm

Hội thảo về nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác giám sát, phản biện xã hội của MTTQ Việt Nam và các tổ chức chính trị xã hội do UBTƯ MTTQ Việt Nam tổ chức. (Ảnh: Quang Vinh)
(PLVN) - Nhằm ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của một bộ phận cán bộ, đảng viên, thời gian qua, Đảng ta đã ban hành nhiều quy định nhằm đẩy mạnh công tác giám sát đối với người đứng đầu, cán bộ chủ chốt và cán bộ, đảng viên. Bên cạnh những kết quả đáng ghi nhận, vẫn còn không ít hạn chế, tồn tại cần khắc phục.

Ký kết Hiệp định Geneve: Mốc son lịch sử của dân tộc, mang ý nghĩa thời đại

Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn.
(PLVN) - Trả lời báo chí nhân dịp kỷ niệm 70 năm ngày ký Hiệp định Geneve, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn khẳng định, việc ký kết Hiệp định không chỉ là một mốc son lịch sử của dân tộc ta, mà còn mang ý nghĩa thời đại. Hiệp định này cùng với chiến thắng Điện Biên Phủ đã cổ vũ mạnh mẽ cho các dân tộc bị áp bức đứng lên đấu tranh giải phóng dân tộc, mở đầu cho thời kỳ sụp đổ của chủ nghĩa thực dân trên toàn thế giới.

Diễn đàn Tương lai ASEAN 2024: Phát huy vai trò dẫn dắt của Việt Nam trong hợp tác khu vực

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đỗ Hùng Việt.
(PLVN) - Vào ngày 23/4 tới, Việt Nam sẽ đăng cai tổ chức Diễn đàn Tương lai ASEAN. Trả lời phỏng vấn báo chí, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đỗ Hùng Việt, sáng kiến tổ chức Diễn đàn một lần nữa thể hiện sự chủ động, tích cực của Việt Nam, mong muốn đóng góp tích cực hơn cho hợp tác khu vực và mong muốn phát huy vai trò dẫn dắt, nòng cốt của Việt Nam trong hợp tác khu vực và trên phạm vi toàn cầu.