Đại tướng Võ Nguyên Giáp: Người đồng hành cùng dân tộc!

(PLO) - Thế kỉ XX với bao biến động, nước Việt Nam chuyển mình trong bão táp của Cách mạng Tháng Tám “long trời lở đất” và các cuộc chiến tranh giải phóng, chiến tranh bảo vệ Tổ quốc. Trong dòng chảy lịch sử đó, có con người đã gắn cả cuộc đời mình với mỗi bước thăng trầm của cuộc chiến tranh giải phóng, đồng hành cùng dân tộc, để tên tuổi còn mãi với đất nước, non sông, trường tồn với thời gian... 
Một trong những con người đó là Đại tướng, Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp - Người Anh hùng của dân tộc Việt Nam, Đại tướng duy nhất trên thế giới mà từ tướng lĩnh đến binh nhì, các thế hệ chiến đấu trong toàn quân và đồng bào, chiến sĩ cả nước đều gọi với cái tên thân mật: “Anh Văn - Anh Cả của quân đội”.
Giữa những ngày Tháng Tám lịch sử này, nhân dân cả nước hướng về Ba Đình, bảy mươi năm trước, cờ đỏ sao vàng tung bay trong nắng với lời thề độc lập vang dội non sông, để nước Việt Nam dân chủ cộng hoà ra đời... 
Bằng tấm lòng thành kính nhất, chúng ta hướng về Đại tướng, Tổng Tư lệnh với sự ngưỡng mộ và lòng trân trọng. Người đã đi vào cõi vĩnh hằng, nhưng tên tuổi và sự nghiệp của Người còn mãi với non sông đất nước, với những trang sử vẻ vang nhất. Bởi ông đã cùng đất nước, cùng dân tộc đồng hành trong cuộc đấu tranh mấy mươi năm không nghỉ để có đất nước ngời sáng hôm nay.
Suốt chiều dài lịch sử đấu tranh cách mạng, qua các cuộc chiến tranh, trong những thời khắc lịch sử đặc biệt, hình ảnh ông - vị Thống soái, Tổng Tư lệnh, người chỉ huy mẫu mực, mẫn cán của quân đội, người học trò tận tụy, trung thành của Chủ tịch Hồ Chí Minh và “Anh cả của lực lượng vũ trang nhân dân” luôn toả sáng... 
Ngày 22/12/1944, theo chỉ thị của lãnh tụ Hồ Chí Minh, ông tuyên bố thành lập Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân với 34 chiến sĩ. Và Đội đã nhanh chóng xây dựng, chiến đấu, chiến thắng, trở thành Quân đội nhân dân Việt Nam anh hùng hôm nay. Và với ý chí quyết tâm: “Dù có phải đốt cháy cả dãy Trường Sơn cũng phải kiên quyết giành cho được độc lập”, ông đã cùng lãnh tụ Hồ Chí Minh, Tổng bộ Việt Minh ra lệnh Tổng khởi nghĩa và Cách mạng Tháng Tám 1945 thành công, nước Việt Nam dân chủ cộng hoà ra đời. 
Trên cương vị Bộ trưởng Bộ Nội vụ, ông là người trực tiếp chỉ đạo, dìu dắt cán bộ, chiến sĩ Bộ Tổng Tham mưu từng bước xây dựng, phát triển, đáp ứng yêu cầu chỉ đạo, chỉ huy quân đội và các lực lượng vũ trang trước cuộc chiến tranh xâm lược của thực dân Pháp. Sau đó, trên các cương vị của mình, cuộc đời và sự nghiệp quân sự của ông gắn liền với quân đội, với các lực lượng vũ trang nhân dân. 
Là Đại tướng đầu tiên, Tổng Tư lệnh tối cao của quân đội, Đại tướng Võ Nguyên Giáp là người chỉ huy chính trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954), trong cuộc kháng chiến chống Mỹ (1954-1975), trực tiếp tham gia nhiều chiến dịch quan trọng trong hai cuộc chiến tranh đó.
Tháng 12/1946, là Bộ trưởng Bộ Quốc phòng - Tổng chỉ huy quân đội quốc gia và dân quân Việt Nam, ông ngày đêm cùng Bộ Tổng chỉ huy và đặc biệt là Mặt trận Hà Nội, khẩn trương chuẩn bị cho toàn quốc kháng chiến ở Thủ đô. 
Trong đêm 19/12 năm ấy, cùng với lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Chúng ta thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ”, ông đã ra mệnh lệnh lịch sử cho các liên khu, thể hiện ý chí quyết tâm giữ gìn và bảo vệ đất nước: “Tổ quốc lâm nguy! Giờ chiến đấu đã đến! Tôi hạ lệnh cho toàn thể bộ đội Vệ quốc và dân quân tự vệ Trung – Nam - Bắc phải nhất tề đứng dậy, phải xông tới mặt trận, giết giặc cứu nước. Hy sinh chiến đấu đến giọt máu cuối cùng! Tiêu diệt bọn thực dân Pháp…”.
Và trong 60 ngày đêm Hà Nội khói lửa ngút trời, “Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh”, ông đã sát cánh cùng cơ quan chỉ huy theo dõi từng trận đánh ở Pháo Đài Láng, Bắc Bộ Phủ, chợ Đồng Xuân và kịp thời ra lệnh cho Trung đoàn Thủ đô rút khỏi Hà Nội khi đã chiến đấu ròng rã 60 ngày đêm trong lòng địch, tiêu biểu cho chí khí anh hùng của một quân đội còn non trẻ, của một dân tộc quyết không chịu làm nô lệ, hiên ngang chống lại một quân đội đế quốc hùng mạnh…
Ngày 7/5/1954, dân tộc ta đã làm nên Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ oai hùng. Để cùng với toàn quân, toàn dân làm nên chiến thắng vĩ đại đó, vị Tổng Tư lệnh đã cùng Bộ Thống soái trải qua cuộc đấu trí, đấu lực quyết liệt để quyết định thay đổi phương châm từ “đánh nhanh, giải quyết nhanh” sang “đánh chắc, tiến chắc”, một thay đổi đưa đến chiến thắng tuyệt đối trong chiến dịch, được coi là quyết định to lớn và “khó khăn” nhất cuộc đời ông.
Với Chiến thắng Điện Biên Phủ, dân tộc Việt Nam có thể tự hào đã góp phần vào cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc. Tên tuổi của ông gắn liền với dân tộc Việt Nam, với Chủ tịch Hồ Chí Minh và với các dân tộc đang đấu tranh cho độc lập, tự do trên thế giới.
Miền Bắc hoàn toàn giải phóng nhưng miền Nam, nửa nước còn chìm đắm trong đau thương, con đường cách mạng tiếp tục từng phút, từng giờ. Đại tướng, Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp lại đồng hành cùng dân tộc với quyết tâm giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Và với ý chí quyết tâm, với khẩu hiệu: “Tất cả cho tiền tuyến, tất cả vì miền Nam ruột thịt”, dân tộc ta đã vùng lên từ Đồng khởi Bến Tre đến Vạn Tường, Ấp Bắc, lần lượt đánh bại các chiến lược chiến tranh của Mỹ…
Tháng 12/1972, trong bước đường cùng, Mỹ đưa B-52 đánh phá Hà Nội - Thủ đô yêu quý của chúng ta. Trong thời khắc lịch sử đó, Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp luôn có mặt tại vị trí chỉ huy của mình trong Tổng hành dinh, cùng cơ quan tham mưu toàn quân đấu trí với Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương của Mỹ để làm nên một Điện Biên Phủ thứ hai trong chiến tranh Việt Nam, “Điện Biên Phủ trên không”, hạ gục máy bay B-52 Mỹ, đánh gục ý chí của giới quân sự Mỹ muốn ta phải cúi đầu chấp nhận những điều kiện bất lợi theo ý đồ của chúng. Từ chiến thắng này, Hiệp định Paris về chấm dứt chiến tranh, lập lại hoà bình ở Việt Nam được ký kết. 
Và mùa Xuân năm 1975, thời khắc lịch sử đã đến, từ Tổng Hành dinh giữa Thủ đô Hà Nội, bức điện “Thần tốc, thần tốc hơn nữa, táo bạo, táo bạo hơn nữa. Tranh thủ từng giờ, từng phút, xốc tới mặt trận, giải phóng miền Nam. Quyết chiến và toàn thắng” đã được Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp ra lệnh cho các đơn vị đang tiến vào chiến trường. Bức điện được “truyền đạt tức khắc đến toàn thể đảng viên, chiến sĩ” trên các mặt trận như một lời hiệu triệu có sức lay động ghê gớm. Ngày toàn thắng 30/4/1975  đã đi vào lịch sử dân tộc... 
Đại tướng Võ Nguyên Giáp là hình ảnh của Quân đội nhân dân Việt Nam, của ý chí cách mạng Việt Nam được cả thế giới ngưỡng mộ. Ông là học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, là tấm gương sáng để các thế hệ trẻ đời đời ghi nhớ, học tập; vị tướng huyền thoại của Việt Nam, một trong những nhà quân sự tài giỏi nhất, nhà chiến lược về chiến tranh nhân dân nhưng rất đỗi bình dị, khiêm tốn trong đời thường. 
Suy ngẫm về cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc và bảo vệ Tổ quốc, ông khẳng định: Nhân dân Việt Nam đã làm nên câu chuyện thần kì tưởng chừng không thể làm được giữa thế kỉ XX. Thiên anh hùng ca thắng Pháp, thắng Mỹ vang vọng mãi non sông đất nước ta, trên khắp các châu lục. Vinh quang đời đời thuộc về nhân dân Việt Nam anh hùng, thuộc về Đảng Cộng sản Việt Nam quang vinh. Tổ quốc Việt Nam ghi công các anh hùng liệt sĩ, những người con yêu quý xả thân vì dân, vì nước, “Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh”. 
Lịch sử ghi nhận công đầu thuộc về Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại, người anh hùng giải phóng dân tộc, nhà chiến lược thiên tài, nhà văn hoá kiệt xuất, người cha thân yêu của các lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam.
Đại tướng - Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp, người đồng hành, suốt đời hy sinh cho cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, còn mãi trong lòng cán bộ, chiến sĩ, còn mãi với đồng bào, đồng chí, với quân đội và nhân dân Việt Nam anh hùng. Mong rằng bài viết này chỉ là giọt nước trong đại dương tình cảm mênh mông mà nhân dân dành cho Người trong những ngày Tháng Tám lịch sử này...

Đọc thêm

Hướng tới kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ: Lan tỏa truyền thống yêu nước, niềm tự hào dân tộc

Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Trương Thị Mai cùng các đại biểu dự lễ khánh thành căn nhà đại đoàn kết cho một hộ gia đình tại bản Co Pục, xã Hua Thanh, huyện Điện Biên.
(PLVN) - Việc vận động hỗ trợ làm nhà Đại đoàn kết cho hộ nghèo của tỉnh Điện Biên là một chương trình đặc biệt ý nghĩa, không chỉ là hoạt động an sinh xã hội, mà còn là đợt cao điểm để tuyên truyền, lan tỏa trong các tầng lớp Nhân dân, kiều bào ta ở nước ngoài về truyền thống yêu nước, về Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”, niềm tự hào của cả dân tộc Việt Nam.

Quyết tâm đưa Tây Bắc ra khỏi tình trạng 'lõi nghèo'

Thường trực Ban Bí thư Trương Thị Mai phát biểu tại Hội nghị. Ảnh: Quang Vinh.
(PLVN) - Chiều 28/3, tại tỉnh Điện Biên, Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phối hợp với tỉnh Điện Biên tổ chức Hội nghị tổng kết thực hiện Đề án vận động, hỗ trợ làm nhà đại đoàn kết cho hộ nghèo tỉnh Điện Biên, hướng tới kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024).

Đồng chí Nguyễn Lương Bằng - Nhà lãnh đạo tài năng của Đảng và cách mạng Việt Nam

Các đồng chí lãnh đạo chủ trì Hội thảo. (Nguồn ảnh: baohaiduong.vn)
(PLVN) - Nhân kỷ niệm 120 năm Ngày sinh đồng chí Nguyễn Lương Bằng, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Phó Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa, sau là nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, hôm qua (27/3), tại TP Hải Dương, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Ban Tuyên giáo Trung ương, Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam và Tỉnh ủy Hải Dương phối hợp tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề: “Đồng chí Nguyễn Lương Bằng - Người cộng sản kiên trung, mẫu mực, nhà lãnh đạo tài năng của Đảng và cách mạng Việt Nam”.

Đề nghị kéo dài thời gian thực hiện Đề án “Tuyên truyền, phổ biến Luật Cảnh sát biển Việt Nam giai đoạn 2019-2023”

Đề nghị kéo dài thời gian thực hiện Đề án “Tuyên truyền, phổ biến Luật Cảnh sát biển Việt Nam giai đoạn 2019-2023”
(PLVN) -Chiều 26-3, Bộ Quốc phòng tổ chức Hội nghị tổng kết thực hiện Đề án “Tuyên truyền, phổ biến Luật Cảnh sát biển Việt Nam, giai đoạn 2019-2023”. Thượng tướng Võ Minh Lương, Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Thường vụ Quân ủy Trung ương, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng chủ trì hội nghị.

Băn khoăn quy định về rút bảo hiểm xã hội 1 lần

Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn điều hành nội dung thảo luận.
(PLVN) - Hưởng bảo hiểm xã hội (BHXH) 1 lần là vấn đề khó, phức tạp. Cả 2 phương án được nêu trong dự thảo Luật BHXH (sửa đổi) trình tại Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách lần thứ 5 vẫn còn ý kiến khác nhau.

Cần thiết bổ sung quy định về tổ hợp công nghiệp quốc phòng

Toàn cảnh hội nghị.
(PLVN) - Sáng 27/3, tiếp tục chương trình Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách lần thứ 5, thảo luận về dự án Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp, các đại biểu cho rằng việc dự thảo Luật bổ sung quy định về tổ hợp công nghiệp quốc phòng là cần thiết, với mục tiêu là bảo vệ Tổ quốc, giữ vững an ninh gắn với phòng thủ quốc gia.

Đại biểu Quốc hội ủng hộ cấm tuyệt đối nồng độ cồn khi tham gia giao thông

Đại biểu Nguyễn Đại Thắng phát biểu tại phiên họp.
(PLVN) - Sáng 27/3, tại Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách lần thứ 5, thảo luận về dự án Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ (TTATGTĐB), các đại biểu bày tỏ ủng hộ quy định cấm hành vi điều khiển phương tiện tham gia GTĐB mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nhưng đề nghị Chính phủ cần tiếp tục đánh giá tác động sâu hơn, toàn diện hơn đối với chính sách này để tăng tính thuyết phục.

Cân nhắc quy định mở rộng đấu giá biển số xe

Toàn cảnh Hội nghị.
(PLVN) - Sáng 27/3, tại Hội nghị đại biểu Quốc hội (QH) hoạt động chuyên trách lần thứ 5, QH khóa XV, thảo luận về dự án Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ, các đại biểu còn có ý kiến khác nhau về việc mở rộng đấu giá biển số xe.

Phổ biến quy định liên quan đến kiều bào tại các Luật mới được Quốc hội thông qua

Thứ trưởng Lê Thị Thu Hằng phát biểu tại hội nghị.
(PLVN) - Ngày 26/3, Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài (NVNONN), Bộ Ngoại giao phối hợp với Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, Bộ Xây dựng và Bộ Tài nguyên và Môi trường đồng chủ trì tổ chức Hội nghị tuyên truyền, phổ biến nội dung liên quan đến người Việt Nam định cư ở nước ngoài trong Luật Đất đai (sửa đổi), Luật Nhà ở (sửa đổi) và Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi) (Hội nghị).

Tránh “bình mới rượu cũ” khi đổi mới tổ chức Tòa án

Đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga phát biểu tại hội nghị.
(PLVN) - Ngày 26/3, tại Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách lần thứ 5, nhiệm kỳ khóa XV cho ý kiến về dự án Luật Toà án nhân dân (TAND) (sửa đổi), các đại biểu còn có ý kiến khác nhau về quy định về đổi mới TAND cấp huyện theo thẩm quyền xét xử.

Bộ trưởng Bộ Quốc phòng làm việc với Ban Cơ yếu Chính phủ

Đại tướng Phan Văn Giang phát biểu tại buổi làm việc. (Ảnh: Tuấn Nam).
(PLVN) - Thực hiện chức năng tham mưu giúp Bộ trưởng Bộ Quốc phòng thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về cơ yếu, thời gian qua, Ban Cơ yếu Chính phủ (Ban CYCP) đã lãnh đạo, chỉ đạo ngành Cơ yếu Việt Nam triển khai thống nhất, đồng bộ, toàn diện các mặt công tác; bảo đảm tuyệt đối bí mật, an toàn, chính xác, kịp thời thông tin phục vụ lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng, Nhà nước và lực lượng vũ trang (LLVT) trong mọi tình huống.

Bài viết của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: Thể hiện tinh thần dân chủ và bản chất vì dân, vì nước của Đảng ta

Đại đoàn kết toàn dân tộc là sức mạnh vô địch của dân tộc Việt Nam. (Ảnh minh họa - Tạp chí Tuyên giáo).
(PLVN) - Những vấn đề được Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đề cập trong bài viết vừa mang tính thời sự, vừa mang tính chiến lược, thể hiện rất rõ tinh thần dân chủ và bản chất vì dân, vì nước của Đảng ta. Đây cũng là lời nhắc nhở đối với một số cán bộ, đảng viên tránh xa chủ nghĩa cá nhân, làm việc vì lợi ích cá nhân, tiêu cực, tham nhũng.