Chiến thắng Đường 9 - Khe Sanh 1968 góp phần đưa kháng chiến sang giai đoạn mới

Quân Giải phóng xung phong chiếm các mục tiêu của địch tại Khe Sanh.
Quân Giải phóng xung phong chiếm các mục tiêu của địch tại Khe Sanh.
(PLO) - Trải qua hơn 170 ngày đêm chiến đấu gian khổ, quyết liệt, ngày 15/7/1968, Chiến dịch kết thúc thắng lợi; ta đã phá tan hệ thống phòng thủ chiến lược của Mỹ trên Đường 9, tiêu diệt một bộ phận quan trọng sinh lực địch, giải phóng huyện Hướng Hóa (Quảng Trị), giữ vững tuyến đường chi viện Bắc - Nam; tạo điều kiện cho hướng tiến công chiến lược chủ yếu đánh vào các thành phố, thị xã trên toàn miền Nam.

Kỷ niệm 50 năm Chiến thắng Đường 9 - Khe Sanh, ngày 9/7, tại tỉnh Nghệ An, Bộ Quốc phòng tổ chức Hội thảo khoa học “Chiến thắng Đường 9 - Khe Sanh 1968 - Tầm vóc và bài học lịch sử”.  

Sau 177 ngày đêm (20/1 đến 15/7/1968) chiến đấu liên tục, chiến dịch kết thúc. Kết quả, Quân đội nhân dân Việt Nam đã loại khỏi vòng chiến đấu gần 12 nghìn quân địch (chủ yếu là Mỹ), bắn rơi và phá hủy hàng trăm máy bay cùng nhiều vũ khí.

Trong tham luận về chiến thắng Đường 9 - Khe Sanh, Thiếu tướng Nguyễn Hoàng Nhiên, Viện trưởng Lịch sử quân sự Việt Nam cho rằng, các đơn vị tham gia đã thực hành nhiều hình thức chiến thuật để đạt được mục tiêu lớn.

Nổi bật là dùng phương pháp tiến công hiệp đồng binh chủng để tiêu diệt cứ điểm riêng lẻ trong thời gian ngắn, hay như chiến thuật vây hãm, vây lấn, xây dựng trận địa bám trụ dài ngày dưới hỏa lực máy bay Mỹ. Bộ đội cũng sử dụng chiến thuật chốt kết hợp vận động tiến công để đánh quân Mỹ đổ bộ đường không ngay khi họ tiếp đất…

Cách đây tròn 50 năm, thực hiện chủ trương của Bộ Chính trị; Quân ủy Trung ương, Bộ Tổng Tư lệnh đã quyết định mở Chiến dịch tiến công Đường 9 - Khe Sanh, nhằm nghi binh chiến lược, thu hút, giam chân, tiêu hao, tiêu diệt một bộ phận chủ lực quân Mỹ - Ngụy. Đòn nghi binh chiến lược này đã giành thắng lợi to lớn, cả về chính trị và quân sự; góp phần quan trọng vào thắng lợi của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Mậu Thân 1968, làm thay đổi cục diện chiến trường, đập tan ý chí xâm lược của Mỹ, đưa sự nghiệp kháng chiến chống Mỹ cứu nước của nhân dân Việt Nam sang giai đoạn mới. 

Báo cáo đề dẫn tại hội thảo, Thượng tướng Nguyễn Trọng Nghĩa, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị khẳng định: “Chiến thắng này là kết quả của đường lối lãnh đạo đúng đắn, sáng tạo của Đảng ta, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh; tiêu biểu cho trí tuệ, bản lĩnh, tinh thần chiến đấu kiên cường, anh dũng của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta, đặc biệt là các lực lượng trực tiếp chiến đấu, phục vụ chiến đấu trong suốt chiến dịch; thể hiện sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, sự phối hợp chặt chẽ, hiệu quả giữa hậu phương với tiền tuyến; đồng thời, đánh dấu sự phát triển vượt bậc của nghệ thuật quân sự Việt Nam trong thời đại Hồ Chí Minh.

Chiến thắng mang tầm vóc và ý nghĩa chiến lược quan trọng, gây chấn động nội tình nước Mỹ và thế giới, viết nên “một câu chuyện thần kỳ”, góp phần đảo lộn thế chiến lược của địch trên chiến trường, giáng đòn nặng nề vào ý chí xâm lược của giới cầm quyền Nhà Trắng, trở thành biểu tượng sức mạnh, ý chí quyết tâm và lòng tự hào của quân và dân ta trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước”.

Ban Tổ chức hội thảo đã nhận được gần 80 báo cáo, tham luận của các cơ quan Trung ương, các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng, các địa phương, các tướng lĩnh, sĩ quan, nhân chứng lịch sử, các nhà khoa học trong và ngoài Quân đội. Các tham luận khoa học đã đề cập một cách toàn diện, phong phú, sâu sắc xoay quanh chủ đề Hội thảo, tiếp tục khẳng định và làm rõ sự lãnh đạo, chỉ đạo sáng suốt của Trung ương Đảng và Quân ủy Trung ương, sự kịp thời linh hoạt và kiên quyết trong chỉ đạo, điều hành chiến dịch, nghệ thuật chỉ huy tác chiến của các lực lượng vũ trang, tinh thần chiến đấu ngoan cường, dũng cảm, mưu trí sáng tạo của các lực lượng tham gia chiến dịch. 

Hội thảo cũng làm rõ âm mưu, thủ đoạn xảo quyệt, bản chất hiếu chiến ngoan cố của Mỹ và chính quyền Sài Gòn trong việc thiết lập phòng tuyến Đường 9 - Khe Sanh nhằm ngăn chặn nguồn chi viện chiến lược từ hậu phương lớn miền Bắc cho tiền tuyến lớn miền Nam qua tuyến vận tải Trường Sơn - đường Hồ Chí Minh trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước.  

Quân Mỹ tháo chạy trước hỏa lực của Quân Giải phóng tại Khe Sanh.
Quân Mỹ tháo chạy trước hỏa lực của Quân Giải phóng tại Khe Sanh.

Trong bản tham luận “Chiến thắng Đường 9 - Khe Sanh 1968 với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa (XHCN) trong giai đoạn hiện nay”, Đại tướng Ngô Xuân Lịch, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng nhấn mạnh: “Đây là dịp để chúng ta ôn lại truyền thống của dân tộc, về những ngày tháng hào hùng của cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ cứu nước; đồng thời, nhận thức sâu sắc hơn về những bài học kinh nghiệm đã làm nên thắng lợi của chiến dịch để tiếp tục nghiên cứu, vận dụng sáng tạo, có hiệu quả vào quá trình xây dựng quân đội, củng cố quốc phòng; thực hiện thắng lợi sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN”. 

Theo ông Lịch, thắng lợi của Chiến dịch không chỉ có ý nghĩa chiến lược trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước mà còn để lại nhiều bài học kinh nghiệm quý báu, cần được tiếp tục nghiên cứu, vận dụng sáng tạo, hiệu quả vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN hiện nay. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng đã nêu 5 bài học kinh nghiệm từ thắng lợi của Chiến dịch gồm: Một là, bài học về sự lãnh đạo, chỉ đạo chiến lược đúng đắn, sáng tạo, chủ động nắm vững tình hình, lựa chọn chính xác mục tiêu, địa bàn chiến dịch và khu vực (hướng) tác chiến chủ yếu; Hai là, bài học về quán triệt tư tưởng liên tục tiến công, nêu cao ý chí quyết tâm chiến đấu, xây dựng quân đội vững mạnh về chính trị; Ba là, bài học về xác định chính xác phương châm chỉ đạo tác chiến, vận dụng linh hoạt các hình thức chiến thuật để giành thắng lợi; Bốn là, bài học về tổ chức sử dụng lực lượng, phối hợp chặt chẽ giữa các chiến trường; Năm là, bài học về phát huy vai trò hậu phương chiến tranh nhân dân và công tác bảo đảm hậu cần chiến dịch.

Bộ trưởng Ngô Xuân Lịch khẳng định: “Để phát huy sức mạnh của hậu phương chiến tranh nhân dân, cả hệ thống chính trị, các cấp, các ngành, các đoàn thể, trong đó lực lượng vũ trang nhân dân là nòng cốt phải thấm nhuần đường lối, chủ trương của Đảng; phải coi trọng bồi dưỡng kiến thức quốc phòng, an ninh, thực hiện tốt nhiệm vụ quân sự, quốc phòng ở các bộ, ngành Trung ương và địa phương, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức của cán bộ, đảng viên và toàn dân đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Tập trung xây dựng nền quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân vững mạnh, xây dựng tiềm lực và thế trận khu vực phòng thủ ngày càng vững chắc trên từng địa bàn chiến lược, xây dựng “thế trận lòng dân”, nhằm huy động và phát huy cao độ sức mạnh toàn dân trong bảo vệ Tổ quốc. Phát huy sức mạnh toàn dân, toàn xã hội, với thế trận quốc phòng toàn dân phải được chuẩn bị từ thời bình, sẵn sàng chuyển hóa thành thế trận chiến tranh nhân dân khi có chiến tranh xảy ra, bảo đảm giành thắng lợi trong mọi tình huống”.

Tối 8/7, tại thị trấn Khe Sanh, huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị cũng đã diễn ra Lễ kỷ niệm 50 năm chiến thắng Đường 9- Khe Sanh. Đây là dịp tôn vinh những chiến công hào hùng của quân và dân ta, đồng thời tưởng nhớ, tri ân sâu sắc những anh hùng liệt sỹ đã ngã xuống vì độc lập, tự do của Tổ quốc.

“50 năm, sau ngày giải phóng, từ trong hoang tàn đổ nát do hậu quả chiến tranh để lại, Hướng Hóa đã đoàn kết, nỗ lực phấn đấu vươn lên, khắc phục khó khăn nhanh chóng hàn gắn vết thương chiến tranh, ra sức kiến thiết, xây dựng và phát triển quê hương khá toàn diện, nhờ vậy mà đời sống vật chất và tinh thần của người dân không ngừng được cải thiện. Đường 9 - Khe Sanh một thời hoa lửa, giờ đây đã trở thành con đường của hội nhập và phát triển trên tuyến Hành lang kinh tế Đông-Tây”- ông Nguyễn Văn Hùng, Bí thư Tỉnh ủy Quảng Trị nhấn mạnh tại buổi lễ.

Đọc thêm

Tăng cường kết nối hai nền kinh tế Việt Nam - Lào

Thủ tướng Phạm Minh Chính đón Thủ tướng Lào Sonexay Siphandone.
(PLVN) - Theo tin từ Bộ Ngoại giao, chiều 22/4, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã có cuộc gặp làm việc với Thủ tướng Lào Sonexay Siphandone nhân dịp tham dự Diễn đàn Tương lai ASEAN tại Hà Nội.

Tăng cường kỷ cương, kỷ luật trong việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật

Phó Chủ tịch QH Nguyễn Khắc Định điều hành nội dung thảo luận.
(PLVN) - Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) đề nghị Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, các bộ, ngành và các cơ quan hữu quan nâng cao chất lượng hiệu quả công tác xây dựng pháp luật gắn với việc theo dõi thi hành pháp luật; khẩn trương khắc phục những hạn chế, vướng mắc, tăng cường kỷ cương, kỷ luật trong việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL).

Giám sát các dự án trọng điểm quốc gia: Có giải pháp để tháo gỡ vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ

Phó Chủ tịch QH Nguyễn Đức Hải nội dung thảo luận.
(PLVN) - Sáng 22/4, tiếp tục chương trình Phiên họp thứ 32, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) xem xét kết quả giám sát Việc thực hiện Nghị quyết số 43/2022/QH15 ngày 11/1/2022 của QH về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội và các nghị quyết của QH về một số dự án quan trọng quốc gia đến hết năm 2023.

Giám sát cán bộ, đảng viên: Khắc phục bằng được tình trạng nể nang, né tránh, ngại va chạm

Hội thảo về nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác giám sát, phản biện xã hội của MTTQ Việt Nam và các tổ chức chính trị xã hội do UBTƯ MTTQ Việt Nam tổ chức. (Ảnh: Quang Vinh)
(PLVN) - Nhằm ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của một bộ phận cán bộ, đảng viên, thời gian qua, Đảng ta đã ban hành nhiều quy định nhằm đẩy mạnh công tác giám sát đối với người đứng đầu, cán bộ chủ chốt và cán bộ, đảng viên. Bên cạnh những kết quả đáng ghi nhận, vẫn còn không ít hạn chế, tồn tại cần khắc phục.

Ký kết Hiệp định Geneve: Mốc son lịch sử của dân tộc, mang ý nghĩa thời đại

Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn.
(PLVN) - Trả lời báo chí nhân dịp kỷ niệm 70 năm ngày ký Hiệp định Geneve, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn khẳng định, việc ký kết Hiệp định không chỉ là một mốc son lịch sử của dân tộc ta, mà còn mang ý nghĩa thời đại. Hiệp định này cùng với chiến thắng Điện Biên Phủ đã cổ vũ mạnh mẽ cho các dân tộc bị áp bức đứng lên đấu tranh giải phóng dân tộc, mở đầu cho thời kỳ sụp đổ của chủ nghĩa thực dân trên toàn thế giới.

Diễn đàn Tương lai ASEAN 2024: Phát huy vai trò dẫn dắt của Việt Nam trong hợp tác khu vực

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đỗ Hùng Việt.
(PLVN) - Vào ngày 23/4 tới, Việt Nam sẽ đăng cai tổ chức Diễn đàn Tương lai ASEAN. Trả lời phỏng vấn báo chí, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đỗ Hùng Việt, sáng kiến tổ chức Diễn đàn một lần nữa thể hiện sự chủ động, tích cực của Việt Nam, mong muốn đóng góp tích cực hơn cho hợp tác khu vực và mong muốn phát huy vai trò dẫn dắt, nòng cốt của Việt Nam trong hợp tác khu vực và trên phạm vi toàn cầu.

Tháo gỡ 'điểm nghẽn' bậc học mầm non

Cô và trò Trường Mầm non Tuổi hoa Cầu Giấy - Hà Nội. (Ảnh minh họa - Nguồn: Web trường)
(PLVN) - Vừa qua, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã chủ trì Phiên họp Ủy ban quốc gia Đổi mới giáo dục và đào tạo về “Đổi mới, phát triển giáo dục mầm non đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”.

Tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác tham mưu và kinh nghiệm cho đội ngũ cán bộ

Chủ tịch Hồ Chí Minh (Ảnh tư liệu)
(PLVN) - Công tác tham mưu có vị trí, vai trò rất quan trọng trong mỗi cơ quan và được Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm. Tuy nhiên, tham mưu là công việc khó, để hoàn thành nhiệm vụ, cán bộ làm công tác tham mưu phải chủ động, nắm tình hình từ “sớm”, từ xa, có đầu óc “sắc” sảo, nhạy bén, vững “chắc” ngay trong bản lĩnh chính trị và nhiệm vụ được giao, và phải đi “sâu”, đi sát vào đời sống cán bộ và quần chúng nhân dân. Đó chính là “Sớm – Sắc – Chắc – Sâu”.