Kỷ niệm biên giới của cựu chiến binh Biên phòng

Những cựu binh biên phòng thăm lại chiến trường xưa.
Những cựu binh biên phòng thăm lại chiến trường xưa.
(PLO) - Chiến tranh Biên giới Tây Nam đã đi vào quá khứ, song những kỷ niệm tàn khốc, đau thương mãi mãi in đậm trong lòng những người lính Biên phòng chúng tôi, khó lòng quên được. Mỗi lần trở lại Lộc Ninh, Bình Phước, lòng tôi lại bâng khuâng, xao xuyến bồi hồi, xúc động khi đến thăm những đồng đội cũ còn trụ lại và gắn bó với nơi đây, đến những nơi để lại nhiều dấu ấn khó phai mờ trong cuộc đời người lính của một thời máu lửa đau thương.

Cuộc chiến tàn khốc

Năm 1977, Đại đội Cơ động 3 Biên phòng gần Ngã ba Công Chánh thuộc huyện Bù Đốp có những người lính còn rất trẻ, nguyên là những thanh niên chân lấm tay bùn, chuyên cần cày cuốc của quê hương “Chiếc gậy Trường Sơn”, tập kết tại đây để biên chế về các đơn vị và các Đồn Biên phòng tỉnh Sông Bé lúc ấy là Bù Gia Mập, Đắk Quýt, Hoàng Diệu, Cầu Trắng, Hoa Lư, Tà Nốt, Tà Vát... và các làng Một, làng Hai, làng Chín, làng Mười… thuộc các xã Lộc Tấn, Lộc Khánh, Lộc Hưng, Lộc Thắng, Lộc Thiện… của huyện Lộc Ninh.

Những người lính biên phòng chúng tôi đã cống hiến những năm tháng tuổi xuân đẹp nhất của cuộc đời trên những cánh rừng già biên giới xa xôi. Nhiều người không gục ngã trước đạn pháo quân thù nhưng lại gục ngã trước bệnh tật, sự khó khăn, thiếu thốn nơi “rừng thiêng nước độc”. Đường tuần tra biên giới đầy chông gai, đủ các loại mìn gài và hiểm nguy rình rập, khi đêm về “màn trời chiếu đất”, muỗi đốt xuyên qua tăng võng, không ít người sốt rét ác tính, ban đêm mê sảng kêu tên cha mẹ, vợ con, sáng ra đã thấy cứng đơ từ lúc nào, không kịp trăng trối lời vĩnh biệt, những nỗi đau xé lòng người ở lại trong niềm tiếc thương đồng đội vô hạn. Cuộc chiến tàn khốc đã cướp đi bao nhiêu sinh mạng người dân vô tội vùng biên giới và những người lính biên phòng, đồng đội của chúng tôi…

Gần 1 giờ sáng ngày 24/9/1977, lính áo đen Pônpốt (Campuchia) tràn qua biên giới mò vào Trường Phổ thông cấp 1 và 2 xã Tân Lập, huyện Tân Biên, tỉnh Tây Ninh, tàn sát, đốt phá, hãm hiếp rồi giết hại dã man hơn 800 thầy cô giáo, phụ huynh và học sinh đang ở lại trường chờ đón Tết Trung thu và gây thiệt hại nặng cho Đồn Biên phòng Sa-mát gần đó. Quá nửa đêm ngày 22/1/1977, lính Pônpốt bất ngờ đồng loạt tấn công các Đồn Biên phòng tỉnh Bình Phước. Sau nhiều giờ giao tranh ác liệt, biết không thể cướp được gì, bọn chúng vội vã tháo chạy về bên kia biên giới trước khi trời sáng, để lại nhiều xác chết phơi trên chiến hào xung quanh trận địa các Đồn Biên phòng Bình Phước.

23 giờ đêm ngày 27/2/1978, hơn hai trung đoàn quân Pônpốt ồ ạt tấn công Đồn Biên phòng 717 Hoa Lư từ nhiều hướng. Hàng loạt đạn lớn nhỏ, pháo, cối, M.79, B.40, B.41… thi nhau trút lửa vào trận địa của đồn. Sau gần hai ngày đêm giao tranh không cân sức ác liệt, Đồn trưởng Nguyễn Văn Vải cùng 32 cán bộ, chiến sĩ của Đồn Biên phòng 717 Hoa Lư đã anh dũng hy sinh để bảo vệ từng tấc đất biên giới Tây Nam thiêng liêng của Tổ quốc.

Gần 2 giờ sáng ngày 16/3/1978, bọn lính áo đen Pônpốt luồn sâu vào đất Việt Nam hàng chục cây số, tại thôn Sa Trạch, xã Hưng Phước, huyện Bù Đốp - phía Bắc Lộc Ninh, lại tàn sát, đốt phá, hãm hiếp phụ nữ, giết người già, xé xác trẻ em hoặc tung lên, lấy lưỡi lê hứng rồi quăng vào lửa…, nơi đây gần Đồn Biên phòng 707 - Đắk Quýt, tỉnh Bình Phước. Nhờ phát hiện kịp thời, cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng 707 đã đánh bật nhiều đợt tấn công ăn cướp của kẻ thù, hàng chục tên phải phơi xác trên cánh đồng Xa-rây trước cửa đồn. Ngày hôm sau, gần 500 ngôi mộ mới mọc lên trong đổ nát hoang tàn.

Điển hình nhất là vụ thảm sát ngày 18/4/1978, tại thị trấn Ba Chúc, huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang cách biên giới gần 7km, đã có 3.157 người dân thuộc thị trấn Ba Chúc bị giết hại dã man, khi bọn lính áo đen Pônpôt dồn hết dân làng vào các ngôi chùa và trường học quanh Núi Tượng và Núi Dài, rồi xả súng bắn chết. hoặc chặt đầu, phụ nữ bị hãm hiếp xong bị đóng cọc vào chỗ kín, trẻ em bị chúng dùng lưỡi lê giết chết… Đau thương, oán hận ngút trời, tội ác chồng chất của  bọn lính áo đen Pônpốt dọc theo đường biên giới Tây Nam từ Quảng Nam - Đà Nẵng đến Kiên Giang lúc đó không bút nào tả xiết.

Nhớ thương những người bạn đã nằm lại nơi chiến trường

Trong chiến tranh, mọi cái đều có thể xảy ra. Điều mà tôi đã bất ngờ là các cuộc chia ly sau Tết Nguyên đán Kỷ Mùi, sau khi giải phóng Phnompenh (7/1/1979), đến ngày 10/2/1979. Cả Đại đội Cơ động 3 từ Ngã ba Công Chánh - Bù Đốp được lệnh lên đường sang làm nhiệm vụ quốc tế tại Campuchia, thuộc Trung đoàn 6 Biên phòng. Có ba người lính trẻ luôn kề vai sát cánh bên nhau, ăn cùng mâm, ngủ chung một chiếu, tắm chung một dòng nước mát biên cương… là Hà Văn Phái, Hoàng Ngọc Ánh và Hoàng Phúc Long, ngày ấy họ lại phải chia tay nhau mỗi người một nơi.

Thế rồi không lâu sau đó, ngày 7/12/1979, Hạ sĩ Hà Văn Phái đã anh dũng hy sinh tại biên giới Lộc Ninh khi đang trên đường tuần tra truy quét tàn quân địch: “Chiều nay sao quá não nùng/Lòng mình đau xót vô cùng, Phái ơi!”.

Một ngày cuối tháng 8/1980, tôi nhận được một bức thư từ nước ngoài gửi về, bên ngoài bì thư đề phiên hiệu Hòm thư một đơn vị thuộc Quân khu 9  “Châu Đốc - An Giang” nhưng bên trong lại ghi: “Kôcông-Puôcsắt Campuchia ngày 25/7/1980…” nói về nỗi nhớ gia đình, Tổ quốc, quê hương và những năm tháng cùng chia ngọt sẻ bùi với anh em, tại biên giới Việt Nam của Hạ sĩ Hoàng Ngọc Ánh (ở Đại đội 3, Trung đoàn 6 Biên phòng) đang làm nhiệm vụ quốc tế tại Campuchia từ ngày 10/2/1979. Ngay sau đó tôi đã viết trả lời. Thư đến thì mừng, thư đi lại chờ mong…

Đầu tháng 10/1980, một đồng đội từ Trung đoàn 6 Campuchia về Việt Nam công tác, hớt hải chạy đến báo tin: “Long ơi! Ánh đã hy sinh rồi, ngày 23/9/1980 tại Kôcông, gần biên giới Thái Lan, thư của Long đến muộn, chỉ có bọn mình đọc thôi. Anh em mình sang đó hy sinh mấy người rồi…”. Như tiếng sét ngang tai, tôi đứng sững như trời trồng giữa sân đơn vị, không biết gì nắng gió và cát bụi. Một lúc sau có người gọi mới bừng tỉnh…, một nỗi đau xót quá nặng nề …

Và hàng năm, cứ đến ngày 27/7 chúng tôi lại ngậm ngùi nhớ thương những người bạn còn nằm lại các chiến trường và anh em đồng đội đã sớm về bên kia thế giới. Chiến tranh mà, biết làm sao được. Cầu mong cho các bạn yên giấc ngàn thu, an lòng nơi chín suối vì cuộc sống thanh bình của quê hương yêu dấu và đất nước tươi đẹp của chúng ta.

Tin cùng chuyên mục

Ban Chỉ đạo Trung ương về quản lý biên chế đánh giá kết quả đạt được và hạn chế, đồng thời xác định một số nhiệm vụ trọng tâm đến năm 2026. (Ảnh: PV)

Tạo sự đồng thuận, thống nhất trong tổ chức thực hiện biên chế

(PLVN) - Hôm qua (24/4), tại Trụ sở Văn phòng Trung ương Đảng đã diễn ra Hội nghị Ban Chỉ đạo Trung ương về quản lý biên chế (Phiên họp thứ 3). Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về quản lý biên chế Trương Thị Mai chủ trì Hội nghị.

Đọc thêm

Lễ xuất quân Hành trình 'Điện Biên Phủ - Khát vọng non sông'

Lễ xuất quân Hành trình 'Điện Biên Phủ - Khát vọng non sông'
Sáng 24/4, tại Hà Nội, Trung ương Đoàn tổ chức Lễ xuất quân hành trình "Điện Biên Phủ - Khát vọng non sông" với chuỗi các hoạt động thăm, tặng quà, tri ân các gia đình cựu chiến sĩ Điện Biên, các thương - bệnh binh, gia đình có công với cách mạng, Mẹ Việt Nam anh hùng, dâng hương tưởng nhớ các anh hùng liệt sĩ.

Báo chí Uruguay và Argentina khẳng định ý nghĩa của chiến thắng Điện Biên Phủ

Báo chí Uruguay và Argentina khẳng định ý nghĩa của chiến thắng Điện Biên Phủ
Trong không khí tưng bừng kỷ niệm 70 năm chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), trang El Popular của Đảng Cộng sản Uruguay và tờ Resumen Latinoamericano của Argentina đã đăng bài phỏng vấn Đại sứ Việt Nam tại Argentina Ngô Minh Nguyệt, trong đó khẳng định chiến thắng Điện Biên Phủ là chiến thắng của lòng yêu nước nồng nàn, ý chí bất khuất, kiên cường của dân tộc Việt Nam được hun đúc qua hàng nghìn năm lịch sử; là chiến thắng của đường lối kháng chiến, đường lối quân sự độc lập, đúng đắn, sáng tạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Phát triển mạng lưới đường sắt đô thị: tạo đà cho những bước tiến xa. Kỳ 3: Cần khung khổ pháp lý mới để hiện thực hóa mục tiêu đường sắt đô thị

Dự án tuyến ĐSĐT số 3, đoạn Nhổn - ga Hà Nội vừa hoàn thành tuần thứ tư của giai đoạn vận hành thử nghiệm. (Ảnh: Ban Quản lý đường sắt đô thị Hà Nội)
(PLVN) - Các chuyên gia cho rằng, mục tiêu xây dựng hệ thống đường sắt đô thị tại TP Hà Nội và TP Hồ Chí Minh vào năm 2035 là khả thi nếu có tư duy mới, thực sự đột phá cùng một khung khổ pháp lý mới, “may đo” riêng cho 2 TP tiệm cận với cơ chế phổ biến của các nước đã phát triển thành công hệ thống đường sắt đô thị.

84 giải pháp đoạt giải Hội thi sáng tạo kỹ thuật toàn quốc

84 giải pháp đoạt giải Hội thi sáng tạo kỹ thuật toàn quốc
Tối 23/4, tại Nhà hát Lớn Hà Nội, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, Quỹ Hỗ trợ sáng tạo kỹ thuật Việt Nam (VIFOTEC) phối hợp Bộ Khoa học và Công nghệ, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Trung ương Ðoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh tổ chức tổng kết và trao giải thưởng Hội thi Sáng tạo kỹ thuật lần thứ 17 (2022-2023).

Quy định cụ thể về ngưỡng doanh thu không chịu thuế giá trị gia tăng

Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng phát biểu tại phiên họp.
(PLVN) - Chiều 23/4, tại phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) cho ý kiến về dự án Luật Thuế giá trị gia tăng (GTGT) (sửa đổi), các đại biểu đề nghị Chính phủ tính toán, cân nhắc các yếu tố liên quan để quy định cụ thể mức ngưỡng doanh thu hàng năm thuộc diện không chịu thuế GTGT trong Luật để xác lập căn cứ pháp lý rõ ràng.

Thủ tướng đề xuất đưa ASEAN thành hình mẫu trong chuyển đổi số toàn cầu

Toạ đàm với doanh nghiệp ASEAN và các đối tác với chủ đề “Cộng đồng doanh nghiệp ASEAN, gắn kết, tự cường và bền vững: Nắm bắt thời cơ trong thời đại số”. Ảnh: Dương Giang/TTXVN.
Ngày 23/4, trong khuôn khổ Diễn đàn Tương lai ASEAN 2024, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Thủ tướng Lào Sonexay Siphandone, nước Chủ tịch ASEAN 2024 đồng chủ trì tọa đàm với doanh nghiệp các nước ASEAN và các đối tác với chủ đề “Cộng đồng doanh nghiệp ASEAN gắn kết, tự cường và bền vững: Nắm bắt thời cơ trong thời đại số”.

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước gặp mặt cựu chiến binh, cựu TNXP tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ

Các cựu chiến binh, cựu TNXP dự buổi gặp mặt. Ảnh: Trọng Đức/TTXVN
Nhân dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), sáng 23/4, tại Hà Nội, Trung ương Hội Cựu chiến binh Việt Nam phối hợp cùng Bộ Quốc phòng, Trung ương Hội Cựu thanh niên xung phong Việt Nam, Thành ủy Hà Nội, trang trọng tổ chức cuộc gặp mặt của lãnh đạo Đảng, Nhà nước với đại diện cựu chiến binh, cựu thanh niên xung phong tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ.

Tiếp tục củng cố cơ sở về giao thông thông minh

Quang cảnh phiên họp.
(PLVN) - Tiếp tục phiên họp thứ 32, sáng 23/4, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) cho ý kiến bước đầu về dự thảo Báo cáo kết quả bước đầu giám sát chuyên đề “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông (TTATGT) từ năm 2009 đến hết năm 2023” về lĩnh vực bảo đảm TTATGT đường bộ.

Tăng cường kết nối hai nền kinh tế Việt Nam - Lào

Thủ tướng Phạm Minh Chính đón Thủ tướng Lào Sonexay Siphandone.
(PLVN) - Theo tin từ Bộ Ngoại giao, chiều 22/4, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã có cuộc gặp làm việc với Thủ tướng Lào Sonexay Siphandone nhân dịp tham dự Diễn đàn Tương lai ASEAN tại Hà Nội.

Tăng cường kỷ cương, kỷ luật trong việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật

Phó Chủ tịch QH Nguyễn Khắc Định điều hành nội dung thảo luận.
(PLVN) - Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) đề nghị Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, các bộ, ngành và các cơ quan hữu quan nâng cao chất lượng hiệu quả công tác xây dựng pháp luật gắn với việc theo dõi thi hành pháp luật; khẩn trương khắc phục những hạn chế, vướng mắc, tăng cường kỷ cương, kỷ luật trong việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL).