Không để lợi dụng quyền là chủ rừng để khai thác lâm sản trái phép

Cộng đồng dân cư đã quản lý, bảo vệ có hiệu quả trên 1,12 triệu ha rừng. Ảnh minh họa.
Cộng đồng dân cư đã quản lý, bảo vệ có hiệu quả trên 1,12 triệu ha rừng. Ảnh minh họa.
(PLO) - Đến nay Việt Nam đã đạt tỷ lệ che phủ rừng trên 41% - là ở mức cao của thế giới và trở thành nước đứng thứ 5 trên thế giới về xuất khẩu các sản phẩm từ gỗ và lâm sản ngoài gỗ. Tuy nhiên, công tác bảo vệ và phát triển rừng (BV&PTR) còn nhiều vấn đề tồn tại, bất cập trong khi việc BV&PTR còn phải đương đầu với những thách thức của biến đổi khí hậu, những đòi hỏi phát triển một ngành lâm nghiệp bền vững, có chiều sâu hơn.

Vì vậy, dự thảo Luật BV&PTR (sửa đổi) được thảo luận từ kỳ họp thứ 3 và dự kiến sẽ được  QH khóa XIV thông qua tại Kỳ họp thứ 4 đã quy định điều chỉnh toàn bộ các hoạt động từ quản lý, bảo vệ, phát triển và sử dụng rừng đến chế biến và thương mại lâm sản; đáp ứng yêu cầu đổi mới quản lý hoạt động lâm nghiệp theo chuỗi giá trị.

Chỉ giao đất rừng nghèo kiệt để tránh bị lợi dụng?

Không nên có luật rồi lại “nợ” chính sách

Dự thảo Luật BV&PTR (sửa đổi) đã tiếp thu nhiều ý kiến của ĐBQH sau khi thảo luật tại Kỳ họp thứ 3. Trong đó, dự thảo Luật đã bổ sung quy định làm rõ các nội dung về chính sách chính sách phát triển lâm nghiệp; chính sách để đồng bào dân tộc thiểu số, cộng đồng dân cư sinh sống dựa vào rừng được giao rừng để sản xuất, được tiến hành  các hoạt động văn hóa tín ngưỡng và được chia sẻ lợi ích từ rừng; bổ sung các quyền nghĩa vụ của hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư được Nhà nước giao đất, giao rừng nhằm phát triển lâm nghiệp và bảo đảm ổn định đời sống người làm nghề rừng.

Song tại phiên thảo luận về dự thảo tại Kỳ họp thứ 4, ĐB Nguyễn Văn Sơn (tỉnh Hà Tĩnh vẫn đề nghị lựa chọn một số chính sách gắn với thực tế những rừng nghèo kiệt, rừng biên giới và một số nội dung rõ nét hơn theo hướng “chính sách gắn với phát triển kinh tế lâm nghiệp trong phát triển chung của tái cơ cấu ngành nông nghiệp”. ĐB vẫn nhận thấy trong dự thảo Luật ở nhiều điều có nhiều chính sách, kể cả chính sách về phát triển chế biến lâm sản cho đến nhiều chính sách phải cân đối nguồn ngân sách Nhà nước gắn với chính sách này có hiệu lực, hiệu quả nên theo ĐB, “Không nên đề trong luật mà lại nợ chính sách thì không tốt”.

Đây là một trong những nội dung nhận được nhiều sự quan tâm của đại biểu Quốc hội (ĐBQH) nhằm đảm bảo hiệu quả cao nhất trong việc BV&PTR tự nhiên. Theo một số ĐBQH, việc giao rừng sản xuất là rừng tự nhiên cho cộng đồng dân cư và cho tổ chức kinh tế thuê rừng sản xuất là rừng tự nhiên cần phải bảo đảm sự thống nhất, đồng bộ với việc giao đất, cho thuê đất theo quy định của Luật Đất đai; chỉ giao đất rừng sản xuất là rừng tự nhiên nghèo kiệt để tránh bị lợi dụng.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) nhận thấy, Luật BV&PTR hiện hành và dự thảo Luật BV&PTR (sửa đổi) đều quy định nguyên tắc giao rừng, cho thuê rừng phải thống nhất, đồng bộ với giao đất, cho thuê đất. Tuy nhiên, thực tiễn triển khai thực thi Luật BV&PTR đối với rừng sản xuất là rừng tự nhiên có hai vấn đề đặt ra. Đó là, tại Điều 135 Luật Đất đai (2013) không quy định giao đất rừng sản xuất là rừng tự nhiên cho cộng đồng dân cư; Điều 29 Luật BV&PTR (2004) quy định giao rừng cho cộng đồng dân cư nhưng không quy định rõ loại rừng nào. 

Để quản lý diện tích rừng này, tính đến năm 2016 ở nhiều địa phương đã giao cho cộng đồng dân cư quản lý trên 1,12 triệu ha. Các diện tích rừng này đã được cộng đồng dân cư quản lý, bảo vệ có hiệu quả, không có tranh chấp, phục vụ thiết thực đời sống, sinh hoạt của cộng đồng dân cư, cho xã hội nói riêng và cho kinh tế - xã hội nói chung, góp phần bảo đảm quốc phòng và an ninh quốc gia. Nếu thực hiện theo Điều 135 Luật Đất đai thì các diện tích này phải thu hồi lại và giao cho các tổ chức quản lý rừng quản lý. Như vậy, theo UBTVQH “sẽ làm phát sinh thủ tục chuyển đổi chủ sử dụng rừng không cần thiết; mặt khác sau khi thu hồi rừng của cộng đồng giao cho các tổ chức quản lý rừng sẽ vẫn phải giao khoán cho hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư tại chỗ, chính họ là cộng đồng dân cư được giao rừng trước đó”. Để khắc phục tình trạng này, ngày 06/01/2017 Chính phủ đã ban hành Nghị định 01/2017/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số nghị định quy định chi tiết thi hành Luật Đất đai, trong đó có quy định giao đất rừng sản xuất là rừng tự nhiên cho cộng đồng dân cư.

Giao rừng sản xuất là rừng tự nhiên cho cộng đồng dân cư

Cùng với đó, việc giao, cho thuê rừng sản xuất là rừng tự nhiên cho các tổ chức kinh tế được thực hiện theo Luật BV&PTR năm 2004 (khoản 3 Điều 24, khoản 3 Điều 25). Hiện nay, Nhà nước đã giao 1,145 triệu ha rừng sản xuất là rừng tự nhiên cho các công ty lâm nghiệp nhà nước. Để quản lý, sử dụng hiệu quả tài nguyên này, dự thảo Luật đã quy định cho thuê rừng sản xuất là rừng tự nhiên đối với tổ chức kinh tế để phù hợp với quy định của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công (Điều 119 và Điều 120). 

Vì vậy, UBTVQH đề nghị Quốc hội tiếp tục cho giữ quy định giao rừng sản xuất là rừng tự nhiên cho cộng đồng dân cư; cho tổ chức kinh tế thuê rừng sản xuất là rừng tự nhiên đến hết thời hạn được giao, cho thuê để phù hợp với thực tiễn giao rừng, cho thuê rừng sản xuất là rừng tự nhiên hiện nay.

Điều đó sẽ không làm xáo trộn chủ thể quản lý rừng và phát sinh thủ tục hành chính cũng như các chi phí chuyển đổi không cần thiết. Đồng thời, để thuận lợi cho việc triển khai thực hiện khi Luật có hiệu lực thi hành, khoản 2 Điều 114 Dự thảo Luật đã quy định rõ chủ rừng là tổ chức kinh tế được Nhà nước giao, cho thuê rừng sản xuất là rừng tự nhiên trước ngày Luật này có hiệu lực thì được tiếp tục thực hiện đến hết thời hạn được giao, cho thuê và sau đó phải chuyển sang thuê rừng.

Đặc biệt, qua tổng kết thực tiễn quản lý, bảo vệ rừng thời gian qua cho thấy, các diện tích rừng đặc dụng, rừng phòng hộ là rừng tự nhiên giao cho các tổ chức kinh tế hầu hết chưa được quản lý, bảo vệ đúng mục đích, có tình trạng lợi dụng quyền là chủ rừng để khai thác lâm sản trái phép.

Trong bối cảnh tình trạng phá rừng, mất rừng tự nhiên diễn biến phức tạp, ảnh hưởng lớn tới chức năng phòng hộ, bảo vệ môi trường, bảo vệ đa dạng sinh học thì trong dự thảo Luật chỉ quy định giao rừng phòng hộ, rừng đặc dụng cho các chủ quản lý là tổ chức kinh tế như quy định tại điểm c, đ của khoản 1 và điểm b khoản 2 Điều 21; với các quyền và nghĩa vụ được quy định cụ thể tại Điều 82, Điều 83 và không quy định cho tổ chức kinh tế thuê rừng đặc dụng, rừng phòng hộ để tránh bị lợi dụng.

Trong trường hợp các tổ chức kinh tế muốn tiến hành các hoạt động kinh doanh cảnh quan, du lịch sinh thái thì vẫn có thể hợp tác, liên kết với chủ rừng để thuê môi trường rừng. 

ĐB Tô Văn Tám (tỉnh Kon Tum):

“Tôi thấy quyền và nghĩa vụ của hộ gia đình và cá nhân được Nhà nước giao đất cho thuê đất để trồng rừng quy định tại Điều 89, 90 dự thảo là khá rõ. Nhưng có vấn đề thực tế đặt ra là vốn để trồng rừng đối với người dân là rất khó khăn. Qua thực tế khảo sát về tình  hình thực hiện chính sách pháp luật về giao đất, giao rừng cho thấy phần lớn các hộ được giao đất lâm nghiệp hay được Nhà nước cho thuê đất để trồng rừng đều không có vốn để trồng nên những đất này vẫn còn để trống mặc dù giao đã lâu. Họ đều có nguyện vọng là được Nhà nước có nhiều dự án trồng rừng để họ có cơ hội được tham gia. Tôi thấy rằng ngoài sự hỗ trợ của Nhà nước thì cần có cơ chế để hộ gia đình, cá nhân được liên kết với cá nhân và tổ chức nước ngoài, đặc biệt là người Việt Nam định cư ở nước ngoài để tranh thủ nguồn lực, nhất là nguồn lực tài chính cho việc trồng rừng. Trong các quyền quy định tại Điều 89, Điều 90 thì chưa thấy có cơ chế này”. 

ĐB Dương Minh Tuấn (tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu):

“Rừng về mặt bản chất cũng là một loại tài sản, tài nguyên đặc biệt gắn liền với đất đai. Chính sách về quản lý rừng không thể tách rời chính sách về quản lý đối với đất rừng. Theo khoản 1 Điều 135 của Luật Đất đai quy định giao đất không thu tiền sử dụng đất đối với đất rừng sản xuất cho hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp. Trong  khi khoản 3 Điều 21 dự luật chỉ quy định Nhà nước giao rừng sản xuất không thu tiền sử dụng rừng đối với hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư cư trú hợp pháp trên địa bàn các xã nơi có diện tích rừng không có cụm từ “trong hạn mức”. Do  vậy, xin đề nghị Quốc hội cân nhắc thêm về sự tương thích giữa Luật Bảo vệ và Phát triển rừng với Luật Đất đai trong vấn đề này”.

ĐB Nguyễn Văn Hiển (tỉnh Lâm Đồng):

“Theo Điều 108 dự thảo cơ quan quản lý nhà nước về lâm nghiệp là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, huyện. Kiểm lâm là cơ quan giúp Ủy ban nhân dân quản lý việc bảo vệ rừng. Tuy nhiên, theo Điều 109, điểm b khoản 1 Điều 110 dự thảo kiểm lâm lại có nhiệm vụ bảo vệ khu rừng đặc dụng, rừng phòng hộ. Như vậy, kiểm lâm vừa thực hiện chức năng quản lý nhà nước về bảo vệ rừng trong đó có thanh tra, kiểm tra việc bảo vệ rừng, trực tiếp bảo vệ rừng. Đây là cơ chế hiện nay đang thực hiện trên thực tế. Không ít ý kiến cử tri cho rằng cơ chế này có nhiều bất cập, lực lượng kiểm lâm làm 2 chức năng trên chẳng khác nào “vừa đá bóng, vừa thổi còi”. Thực tế có những trường hợp cán bộ kiểm lâm thoái hóa biến chất thì kiểm lâm lại chính là lực lượng tiếp tay cho “lâm tặc” phá hoại rừng nhưng lại không có cơ chế kiểm tra giám sát hữu hiệu. Do vậy, đề nghị dự thảo cần xây dựng cơ chế quản lý kiểm soát khoa học, tránh lạm dụng quyền lực, không giao hai chức năng quản lý trực tiếp thanh tra, kiểm tra cho một cơ quan”. 

Đọc thêm

Tạo sự đồng thuận, thống nhất trong tổ chức thực hiện biên chế

Ban Chỉ đạo Trung ương về quản lý biên chế đánh giá kết quả đạt được và hạn chế, đồng thời xác định một số nhiệm vụ trọng tâm đến năm 2026. (Ảnh: PV)
(PLVN) - Hôm qua (24/4), tại Trụ sở Văn phòng Trung ương Đảng đã diễn ra Hội nghị Ban Chỉ đạo Trung ương về quản lý biên chế (Phiên họp thứ 3). Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về quản lý biên chế Trương Thị Mai chủ trì Hội nghị.

Cần xây dựng lộ trình kiểm soát giá

Phó Thủ tướng - Trưởng Ban Chỉ đạo điều hành giá Lê Minh Khái chỉ đạo tại Hội nghị. (Ảnh: Thanh Hằng)
(PLVN) - Ngày 24/4, khi chủ trì cuộc họp đánh giá kết quả công tác quản lý, điều hành giá quý I/2024, định hướng công tác điều hành giá những tháng còn lại năm 2024, Phó Thủ tướng Chính phủ - Trưởng Ban Chỉ đạo điều hành giá Lê Minh Khái đề nghị các Bộ, ngành cần xây dựng lộ trình tăng giá các mặt hàng dịch vụ một cách hợp lý, nhịp nhàng.

Lễ xuất quân Hành trình 'Điện Biên Phủ - Khát vọng non sông'

Lễ xuất quân Hành trình 'Điện Biên Phủ - Khát vọng non sông'
Sáng 24/4, tại Hà Nội, Trung ương Đoàn tổ chức Lễ xuất quân hành trình "Điện Biên Phủ - Khát vọng non sông" với chuỗi các hoạt động thăm, tặng quà, tri ân các gia đình cựu chiến sĩ Điện Biên, các thương - bệnh binh, gia đình có công với cách mạng, Mẹ Việt Nam anh hùng, dâng hương tưởng nhớ các anh hùng liệt sĩ.

Báo chí Uruguay và Argentina khẳng định ý nghĩa của chiến thắng Điện Biên Phủ

Báo chí Uruguay và Argentina khẳng định ý nghĩa của chiến thắng Điện Biên Phủ
Trong không khí tưng bừng kỷ niệm 70 năm chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), trang El Popular của Đảng Cộng sản Uruguay và tờ Resumen Latinoamericano của Argentina đã đăng bài phỏng vấn Đại sứ Việt Nam tại Argentina Ngô Minh Nguyệt, trong đó khẳng định chiến thắng Điện Biên Phủ là chiến thắng của lòng yêu nước nồng nàn, ý chí bất khuất, kiên cường của dân tộc Việt Nam được hun đúc qua hàng nghìn năm lịch sử; là chiến thắng của đường lối kháng chiến, đường lối quân sự độc lập, đúng đắn, sáng tạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Phát triển mạng lưới đường sắt đô thị: tạo đà cho những bước tiến xa. Kỳ 3: Cần khung khổ pháp lý mới để hiện thực hóa mục tiêu đường sắt đô thị

Dự án tuyến ĐSĐT số 3, đoạn Nhổn - ga Hà Nội vừa hoàn thành tuần thứ tư của giai đoạn vận hành thử nghiệm. (Ảnh: Ban Quản lý đường sắt đô thị Hà Nội)
(PLVN) - Các chuyên gia cho rằng, mục tiêu xây dựng hệ thống đường sắt đô thị tại TP Hà Nội và TP Hồ Chí Minh vào năm 2035 là khả thi nếu có tư duy mới, thực sự đột phá cùng một khung khổ pháp lý mới, “may đo” riêng cho 2 TP tiệm cận với cơ chế phổ biến của các nước đã phát triển thành công hệ thống đường sắt đô thị.

84 giải pháp đoạt giải Hội thi sáng tạo kỹ thuật toàn quốc

84 giải pháp đoạt giải Hội thi sáng tạo kỹ thuật toàn quốc
Tối 23/4, tại Nhà hát Lớn Hà Nội, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, Quỹ Hỗ trợ sáng tạo kỹ thuật Việt Nam (VIFOTEC) phối hợp Bộ Khoa học và Công nghệ, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Trung ương Ðoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh tổ chức tổng kết và trao giải thưởng Hội thi Sáng tạo kỹ thuật lần thứ 17 (2022-2023).

Quy định cụ thể về ngưỡng doanh thu không chịu thuế giá trị gia tăng

Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng phát biểu tại phiên họp.
(PLVN) - Chiều 23/4, tại phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) cho ý kiến về dự án Luật Thuế giá trị gia tăng (GTGT) (sửa đổi), các đại biểu đề nghị Chính phủ tính toán, cân nhắc các yếu tố liên quan để quy định cụ thể mức ngưỡng doanh thu hàng năm thuộc diện không chịu thuế GTGT trong Luật để xác lập căn cứ pháp lý rõ ràng.

Thủ tướng đề xuất đưa ASEAN thành hình mẫu trong chuyển đổi số toàn cầu

Toạ đàm với doanh nghiệp ASEAN và các đối tác với chủ đề “Cộng đồng doanh nghiệp ASEAN, gắn kết, tự cường và bền vững: Nắm bắt thời cơ trong thời đại số”. Ảnh: Dương Giang/TTXVN.
Ngày 23/4, trong khuôn khổ Diễn đàn Tương lai ASEAN 2024, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Thủ tướng Lào Sonexay Siphandone, nước Chủ tịch ASEAN 2024 đồng chủ trì tọa đàm với doanh nghiệp các nước ASEAN và các đối tác với chủ đề “Cộng đồng doanh nghiệp ASEAN gắn kết, tự cường và bền vững: Nắm bắt thời cơ trong thời đại số”.

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước gặp mặt cựu chiến binh, cựu TNXP tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ

Các cựu chiến binh, cựu TNXP dự buổi gặp mặt. Ảnh: Trọng Đức/TTXVN
Nhân dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), sáng 23/4, tại Hà Nội, Trung ương Hội Cựu chiến binh Việt Nam phối hợp cùng Bộ Quốc phòng, Trung ương Hội Cựu thanh niên xung phong Việt Nam, Thành ủy Hà Nội, trang trọng tổ chức cuộc gặp mặt của lãnh đạo Đảng, Nhà nước với đại diện cựu chiến binh, cựu thanh niên xung phong tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ.