'Hũ gạo chiến sỹ' và tấm lòng người lính biên cương

Cán bộ Đồn Biên phòng Thông Bình, BĐBP Đồng Tháp trao tặng gạo cho gia đình ông Nguyễn Văn Năm.
Cán bộ Đồn Biên phòng Thông Bình, BĐBP Đồng Tháp trao tặng gạo cho gia đình ông Nguyễn Văn Năm.
(PLO) - Thực hiện Chỉ thị 05-CT/TW của Bộ Chính trị về “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”, với tình cảm “thương người như thể thương thân”, “lá lành đùm lá rách”, nhiều năm qua, Bộ đội Biên phòng các tỉnh đã thành lập “Hũ gạo chiến sỹ”, “hũ gạo tình thương” giúp đỡ người nghèo. 

Việc thành lập các hũ gạo ngoài giúp các hộ gia đình có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn còn có ý nghĩa sâu sắc trong việc giáo dục cán bộ, chiến sĩ ý thức cần kiệm, biết quan tâm, chia sẻ vì cộng đồng.

Mô hình “Hũ gạo chiến sỹ” của Đồn Biên phòng Mường Nhé trở thành một trong những mô hình điển hình tiên tiến về Học tập, làm theo tư tưởng, đạo đức và phong cách Hồ Chí Minh của Bộ đội Biên phòng (BĐBP) Điện Biên, được giới thiệu tham gia Triển lãm nhân dịp 128 năm Ngày sinh của Bác (19/5/1890-19/5/2018) tại Bảo tàng Hồ Chí Minh.

Đồn Biên phòng Mường Nhé nằm trên địa bàn xã biên giới Mường Nhé, huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên. Trên địa bàn của Đồn có 17 bản và 03 cụm dân cư với 2.116 hộ, gồm có 6 dân tộc Mông, Hà Nhì, Kinh, Si La, Thái và Mường, trong đó dân tộc Mông chiếm đa số. Với 64% dân di cư tự do từ nơi khác vào địa bàn, Mường Nhé là một trong những xã nghèo của huyện 30a Mường Nhé, đời sống của nhân dân trên địa bàn còn gặp nhiều khó khăn. Xã hiện có 948 hộ nghèo, chiếm tỷ lệ 46%; có 312 hộ đói (phải cứu trợ lúc giáp hạt); 8 gia đình có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Đó là những hộ có người tàn tật, không có sức khỏe để lao động như bà Cháng Thị Bựa bị câm điếc bẩm sinh, sống trong túp lều nát cách Đồn Biên phòng 4km. Bà Mào Thị Én trước vận chuyển bưu phẩm cho bộ đội nay bị liệt chân, gia cảnh khó khăn.

Ngay sau khi cấp ủy Đồn Biên phòng Mường Nhé có chủ trương hỗ trợ 8 hộ gia đình có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn thông qua mô hình “Hũ gạo chiến sỹ”. Hàng ngày trước khi nấu cơm bữa sáng, chiến sỹ nuôi quân của đơn vị bớt ra một bát gạo, tiếp đó, bữa trưa một bát và bữa tối một bát (một ngày được 1 kg, một tháng được 30 kg gạo) cho vào hũ. Định kỳ vào ngày 25 hàng tháng số gạo trên sẽ được cán bộ, chiến sỹ trong đơn vị phối hợp với đại diện chính quyền xã, bản luân chuyển tặng cho 8 hộ gia đình kể trên.

Thượng tá Vũ Đức Lâm - Đồn trưởng Đồn Biên phòng  Mường Nhé cho biết: Mô hình “Hũ gạo chiến sỹ” là hành động cụ thể của cán bộ, chiến sĩ của Đồn học tập và làm theo Bác. Đến nay, mô hình đã tổ chức, thực hiện được hơn một năm, quyên góp được 14 chuyến gạo, số lượng 420 kg. Số gạo này được xoay vòng giúp 8 gia đình có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn trên địa bàn không bị đứt bữa”. 

Thực ra “Hũ gạo tình thương”của BĐBP ra đời trước nay cả chục năm. Trước Đồn Biên phòng  Mường Nhé, BĐBP nhiều tỉnh đã tổ chức “Hũ gạo tình thương”. Ngoài các chương trình giúp đỡ đồng bào nghèo nơi biên giới như xây dựng nhà tình thương, triển khai các mô hình kinh tế, hỗ trợ giống cây trồng, chăn nuôi, tổ chức khám chữa bệnh, cấp thuốc miễn phí cho người nghèo nơi biên giới..., các đơn vị biên phòng đã tổ chức “Hũ gạo tình thương” nhằm giúp đỡ, hỗ trợ những hộ nghèo trên biên giới vượt qua khó khăn.

Vào năm 2010, cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Vàm Trảng Trâu (xã Biên Giới, huyện Châu Thành, tỉnh Tây Ninh) đã thực hiện “Hũ gạo tình thương” để giúp đỡ dân nghèo. Theo đó, mỗi bữa nấu cơm, chiến sĩ “anh nuôi” của đơn vị sẽ trích vào hũ gạo tình thương vài bát gạo. Đến khi đầy hũ, anh em cho vào bao. Cuối mỗi tháng, cán bộ, chiến sĩ của Đồn liên hệ với địa phương nắm danh sách 3 hộ thực sự khó khăn để giúp đỡ. Tuy phần gạo không lớn, mỗi tháng chỉ giúp được ba gia đình nghèo trên địa bàn, nhưng ở đó chứa đựng cả tấm lòng của người lính biên phòng, giúp tình quân dân trên miền biên giới ngày thêm bền chặt. “Hũ gạo tình thương” không chỉ giúp người nghèo có gạo ăn trong lúc khó khăn, mà còn rèn cho cán bộ, chiến sĩ đơn vị tính tiết kiệm, đặc biệt là giáo dục các chiến sĩ trẻ tinh thần trách nhiệm với dân, vì cuộc sống cộng đồng.

Được triển khai từ tháng 3/2014, cứ 3 tháng hỗ trợ 1 lần, đến nay Đồn Biên phòng Tân Xuân, BĐBP Sơn La đã hỗ trợ được gần 30 suất, mỗi suất từ 20-25kg, giúp cho nhiều hộ gia đình nghèo, những người già cô đơn, tàn tật ấm lòng, vượt qua những tháng ngày khó khăn, vất vả, đặc biệt là khi giáp hạt. Đặc biệt để chương trình hỗ trợ đúng đối tượng, các cán bộ chiến sỹ của Đồn Biên phòng đã phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương trong quá trình bình xét các hộ gia đình.

Đồn Biên phòng Chiềng Tương, BĐBP Sơn La quản lý hơn 20km đường biên giới, thuộc địa bàn 2 xã Chiềng Tương và Lóng Phiêng. Đây là hai xã biên giới đặc biệt khó khăn với 100% bà con là dân tộc Mông, tỷ lệ hộ nghèo còn cao. Năm 2016, Chi đoàn Đồn Biên phòng Chiềng Tương đã triển khai thực hiện chương trình “Hũ gạo tình thương”, tặng gạo cho 7 hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn.

Mỗi năm, hơn 4 tấn gạo được tiết kiệm từ những “Hũ gạo tình thương” của các đơn vị BĐBP Đồng Tháp đã giúp đỡ được gần 200 hộ nghèo trên địa bàn đóng quân, góp phần giảm bớt khó khăn trong cuộc sống. Việc làm mang đậm tính nhân văn cao cả của BĐBP Đồng Tháp đã để lại những dấu ấn tốt đẹp về tình quân - dân cá nước.

Thời gian qua, các đơn vị gồm 10 đồn Biên phòng, Hải đội 2 và Tiểu đoàn Huấn luyện - Cơ động, BĐBP Thừa Thiên Huế đã duy trì hiệu quả mô hình “Hũ gạo tình thương” nhằm giúp đỡ những gia đình có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn biên giới không bị đứt bữa. Từ khi triển khai mô hình “Hũ gạo tình thương” đến nay, mỗi năm, cán bộ, chiến sĩ BĐBP Thừa Thiên Huế tiết kiệm được hơn 3,5 tấn gạo, giúp hơn 150 hộ nghèo trên địa bàn đóng quân giảm bớt khó khăn.

Tin cùng chuyên mục

Báo chí Uruguay và Argentina khẳng định ý nghĩa của chiến thắng Điện Biên Phủ

Báo chí Uruguay và Argentina khẳng định ý nghĩa của chiến thắng Điện Biên Phủ

Trong không khí tưng bừng kỷ niệm 70 năm chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), trang El Popular của Đảng Cộng sản Uruguay và tờ Resumen Latinoamericano của Argentina đã đăng bài phỏng vấn Đại sứ Việt Nam tại Argentina Ngô Minh Nguyệt, trong đó khẳng định chiến thắng Điện Biên Phủ là chiến thắng của lòng yêu nước nồng nàn, ý chí bất khuất, kiên cường của dân tộc Việt Nam được hun đúc qua hàng nghìn năm lịch sử; là chiến thắng của đường lối kháng chiến, đường lối quân sự độc lập, đúng đắn, sáng tạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Đọc thêm

Thủ tướng đề xuất đưa ASEAN thành hình mẫu trong chuyển đổi số toàn cầu

Toạ đàm với doanh nghiệp ASEAN và các đối tác với chủ đề “Cộng đồng doanh nghiệp ASEAN, gắn kết, tự cường và bền vững: Nắm bắt thời cơ trong thời đại số”. Ảnh: Dương Giang/TTXVN.
Ngày 23/4, trong khuôn khổ Diễn đàn Tương lai ASEAN 2024, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Thủ tướng Lào Sonexay Siphandone, nước Chủ tịch ASEAN 2024 đồng chủ trì tọa đàm với doanh nghiệp các nước ASEAN và các đối tác với chủ đề “Cộng đồng doanh nghiệp ASEAN gắn kết, tự cường và bền vững: Nắm bắt thời cơ trong thời đại số”.

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước gặp mặt cựu chiến binh, cựu TNXP tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ

Các cựu chiến binh, cựu TNXP dự buổi gặp mặt. Ảnh: Trọng Đức/TTXVN
Nhân dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), sáng 23/4, tại Hà Nội, Trung ương Hội Cựu chiến binh Việt Nam phối hợp cùng Bộ Quốc phòng, Trung ương Hội Cựu thanh niên xung phong Việt Nam, Thành ủy Hà Nội, trang trọng tổ chức cuộc gặp mặt của lãnh đạo Đảng, Nhà nước với đại diện cựu chiến binh, cựu thanh niên xung phong tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ.

Tiếp tục củng cố cơ sở về giao thông thông minh

Quang cảnh phiên họp.
(PLVN) - Tiếp tục phiên họp thứ 32, sáng 23/4, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) cho ý kiến bước đầu về dự thảo Báo cáo kết quả bước đầu giám sát chuyên đề “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông (TTATGT) từ năm 2009 đến hết năm 2023” về lĩnh vực bảo đảm TTATGT đường bộ.

Tăng cường kết nối hai nền kinh tế Việt Nam - Lào

Thủ tướng Phạm Minh Chính đón Thủ tướng Lào Sonexay Siphandone.
(PLVN) - Theo tin từ Bộ Ngoại giao, chiều 22/4, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã có cuộc gặp làm việc với Thủ tướng Lào Sonexay Siphandone nhân dịp tham dự Diễn đàn Tương lai ASEAN tại Hà Nội.

Tăng cường kỷ cương, kỷ luật trong việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật

Phó Chủ tịch QH Nguyễn Khắc Định điều hành nội dung thảo luận.
(PLVN) - Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) đề nghị Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, các bộ, ngành và các cơ quan hữu quan nâng cao chất lượng hiệu quả công tác xây dựng pháp luật gắn với việc theo dõi thi hành pháp luật; khẩn trương khắc phục những hạn chế, vướng mắc, tăng cường kỷ cương, kỷ luật trong việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL).

Giám sát các dự án trọng điểm quốc gia: Có giải pháp để tháo gỡ vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ

Phó Chủ tịch QH Nguyễn Đức Hải nội dung thảo luận.
(PLVN) - Sáng 22/4, tiếp tục chương trình Phiên họp thứ 32, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) xem xét kết quả giám sát Việc thực hiện Nghị quyết số 43/2022/QH15 ngày 11/1/2022 của QH về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội và các nghị quyết của QH về một số dự án quan trọng quốc gia đến hết năm 2023.

Giám sát cán bộ, đảng viên: Khắc phục bằng được tình trạng nể nang, né tránh, ngại va chạm

Hội thảo về nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác giám sát, phản biện xã hội của MTTQ Việt Nam và các tổ chức chính trị xã hội do UBTƯ MTTQ Việt Nam tổ chức. (Ảnh: Quang Vinh)
(PLVN) - Nhằm ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của một bộ phận cán bộ, đảng viên, thời gian qua, Đảng ta đã ban hành nhiều quy định nhằm đẩy mạnh công tác giám sát đối với người đứng đầu, cán bộ chủ chốt và cán bộ, đảng viên. Bên cạnh những kết quả đáng ghi nhận, vẫn còn không ít hạn chế, tồn tại cần khắc phục.

Ký kết Hiệp định Geneve: Mốc son lịch sử của dân tộc, mang ý nghĩa thời đại

Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn.
(PLVN) - Trả lời báo chí nhân dịp kỷ niệm 70 năm ngày ký Hiệp định Geneve, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn khẳng định, việc ký kết Hiệp định không chỉ là một mốc son lịch sử của dân tộc ta, mà còn mang ý nghĩa thời đại. Hiệp định này cùng với chiến thắng Điện Biên Phủ đã cổ vũ mạnh mẽ cho các dân tộc bị áp bức đứng lên đấu tranh giải phóng dân tộc, mở đầu cho thời kỳ sụp đổ của chủ nghĩa thực dân trên toàn thế giới.