Báo động gia tăng sự cố nghề cá

Nhiều tàu cá gỗ vẫn liên tục ra khơi dù tuổi thọ trên 15 năm
Nhiều tàu cá gỗ vẫn liên tục ra khơi dù tuổi thọ trên 15 năm
(PLO) - Năm 2016, số vụ gặp sự cố nghề cá trên biển tăng 209 vụ so với năm 2015.  Ngoài thiệt hại do thiên tai gây ra thì sự cố liên quan đến hoạt động của tàu cá trên biển tăng báo động do tuổi thọ tàu cao, máy móc lạc hậu, kém chất lượng, trình độ của thuyền trưởng, máy trưởng, thuyền viên hạn chế, thiếu các trang thiết bị an toàn tàu cá theo quy định của pháp luật. Các sự cố nghề cá trên biển gây thiệt hại lớn về người và tài sản của ngư dân. 

Đầu năm 2017, tàu cá liên tục gặp sự cố 

Theo ngư dân, thời điểm này thời tiết trên các vùng biển Hoàng Sa, Trường Sa diễn biến phức tạp, xuất hiện giông lốc, gió to, sóng lớn, tuy cá nổi nhiều song nhiều tàu cá gặp nguy hiểm khi máy móc hỏng, nguy cơ bị sóng đánh vào đảo đá. Sáng ngày 28/2/2017, khi đang khai thác trong vùng đánh cá chung Việt Nam-Trung Quốc, hai tàu cá Nghệ An số hiệu NA 99939TS và NA 93672TS bị hỏng máy thả trôi trên biển. Ngày 1/3/2017, tàu cá BĐ 96893TS gồm 6 thuyền viên khi đang hoạt động tại khu vực cách đá Bông Bay (quần đảo Hoàng Sa) khoảng 27 hải lý cũng bị hỏng máy thả trôi trên biển. 

Sau hơn một tuần ra khơi, đánh bắt được khoảng 4 tấn thủy sản thì 3 giờ sáng ngày 26/2/2017, tàu cá QNg 09312TS của ông Bùi Cương (ở xã Bình Châu, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi) bất ngờ hỏng máy, trôi dạt tự do trên biển Hoàng Sa. Sóng lớn đẩy phương tiện vào bãi đá ngầm gây vỡ mạn tàu, nước biển tràn vào khoang. May mắn, ngày 1/3/2017, tàu cá của ông Phạm Sách đánh lưới gần đó đã cứu được 7 ngư dân và nỗ lực vớt được vài chục tấm lưới. Sau đó, các ngư dân bị nạn được tàu cá của ông Đỗ Bin chở vào đất liền.

3 giờ sáng ngày 1/3/2017, tàu cá QNa 92099TS do ông Trần Công Tăng làm thuyền trưởng cùng 11 thuyền viên đã bị mắc cạn tại phao số 1, cửa biển Cửa Việt, trong tình trạng sóng to, gió lớn. Sau hơn 3 giờ vật lộn với sóng dữ, lúc 9h30 sáng 1/3, lực lượng cứu hộ và 3 tàu cá ứng cứu của ngư dân đã kéo được tàu bị nạn vào cảng Cửa Việt an toàn.

Ngày 5/3/2017, Bộ đội Hải quân đảo Tiên Nữ, quần đảo Trường Sa đã phối hợp với tàu cá BĐ 97703TS cứu vớt và đưa 15 ngư dân của tàu cá QNg 90460TS bị hỏng máy do anh Nguyễn Văn Đồng (SN 1978, ở xã Bình Châu, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi) làm chủ tàu kiêm thuyền trưởng lên đảo an toàn. Trước đó, lúc 20 giờ ngày 4/3, tàu cá QNg 90460TS đang khai thác hải sản cách đảo Tiên Nữ khoảng 42 hải lý thì bị hỏng máy chính, hệ thống chiếu sáng không hoạt động. Cùng lúc, một tàu sắt nước ngoài không rõ số hiệu xuất hiện lao tới đâm mạnh vào phía mũi tàu làm tàu QNg 90460TS hư hỏng nặng và có nguy cơ bị chìm. 

13 giờ ngày 7/3/2017, tàu cá Bình Thuận mới mua, chưa có số hiệu do ông Đỗ Văn Phó (SN 1970) làm thuyền trưởng cùng 5 thuyền viên, đều trú tại xã Ngũ Phụng, huyện Phú Quý, tỉnh Bình Thuận đã bị hỏng máy đang trôi dạt trên biển cách cửa biển An Hòa, huyện Núi Thành, Quảng Nam 8 hải lý. 14 giờ 5 phút, tàu BP 43-1101 Hải đội 2, BĐBP Quảng Nam đã tiếp cận được tàu bị nạn và tiến hành lai kéo tàu vào bờ. Đến 16 giờ, tàu biên phòng đã đưa tàu cá bị nạn vào cầu cảng Kỳ Hà đảm bảo an toàn về người và phương tiện.

Báo động về chất lượng phương tiện, trình độ nhân lực

Theo báo cáo của Cục Kiểm ngư, tàu cá hoạt động khai thác trên biển gặp sự cố do nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó có một số nguyên nhân chính sau: do thiên tai như bão, áp thấp nhiệt đới, gió mùa, lốc xoáy gây ra. Do đâm va giữa các tàu cá với nhau hoặc với tàu vận tải hoạt động trên biển, hoặc tàu đâm phải đá ngầm, mắc cạn trong quá trình điều khiển tàu di chuyển trên ngư trường. Một số tàu cá và tàu của lực lượng chức năng Trung Quốc ngang nhiên vi phạm chủ quyền vùng biển và tấn công, đe dọa, rượt đuổi các tàu cá Việt Nam. 

Tàu cá Việt Nam chủ yếu sử dụng vỏ gỗ, kích thước nhỏ chủ yếu từ 24 mét trở xuống (trong đó tàu lắp máy công suất từ 90 CV trở lên có chiều dài chủ yếu từ 12 mét đến 24 mét), tàu cá có chiều dài trên 20 mét khoảng hơn 1.000 tàu, các vật liệu khác như vỏ thép và composite chiếm số lượng không đáng kể nên việc đảm bảo an toàn khi hoạt động trong điều kiện thời tiết sóng to, gió lớn rất hạn chế. 

Công tác duy tu, bảo dưỡng, sửa chữa hàng năm chưa được kiểm tra, giám sát kịp thời. Nhiều tàu cá vẫn hoạt động mặc dù đã có tuổi đời từ 10-15 năm. Ngư dân sử dụng máy tàu là máy lắp trên phương tiện bộ hoặc máy cũ đã qua sử dụng nhiều năm còn diễn ra phổ biến, không đảm bảo về độ bền, vận hành không ổn định dễ gây ra tai nạn trên biển do máy hỏng dẫn đến mất kiểm soát trôi dạt, va đá ngầm, đâm va và các tai nạn khác, đặc biệt nguy hiểm trong điều kiện thời tiết bất thường nếu không được khắc phục kịp thời. 

Do tàu hoạt động sai vùng, sai tuyến và trình độ của thuyền trưởng, máy trưởng, thuyền viên còn hạn chế (thiếu hiểu biết về ngư trường, địa hình đáy biển, kỹ năng ứng phó và phòng, chống thiên tai...). Một số tàu cá thiếu các trang thiết bị an toàn tàu cá theo quy định của pháp luật. Do sự bất cẩn của ngư dân trong quá trình lao động và công tác tuyên truyền thông tin an toàn hàng hải còn hạn chế.  

Trong năm 2016, Cục Kiểm ngư đã tiếp nhận và xử lý thông tin liên quan đến 311 vụ gặp sự cố nghề cá trên biển. Trong đó, có 116 vụ tàu bị hỏng máy thả trôi (so với năm 2015 tăng 81 vụ), 17 vụ tàu bị chìm, 19 vụ tàu bị đâm va (tăng 12 vụ), 4 vụ tàu bị mất liên lạc, 10 vụ tàu bị vỡ, mắc cạn, phá nước, 11 vụ tàu cá bị tàu Trung Quốc đe dọa, rượt đuổi (tăng 4 vụ), 5 vụ bị tàu cá, tàu Hải quân nước ngoài bắt giữ, 3 vụ tàu cá tránh nạn khẩn cấp trên biển, 2 vụ tàu bị cháy nổ, 2 vụ tàu nước ngoài vi phạm vùng biển Việt Nam, 6 vụ sự cố khác.

Về người, trong năm cũng xảy ra 70 vụ tai nạn lao động (tăng 40 vụ), 45 vụ tàu cá có thuyền viên bị ốm. Hậu quả của các vụ sự cố nghề cá năm 2016 đã làm chìm 29 phương tiện, hư hỏng 121 phương tiện, cháy 1 phương tiện, làm chết 13 người, bị thương 31 người và mất tích 40 người.

Tin cùng chuyên mục

Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng phát biểu tại phiên họp.

Quy định cụ thể về ngưỡng doanh thu không chịu thuế giá trị gia tăng

(PLVN) - Chiều 23/4, tại phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) cho ý kiến về dự án Luật Thuế giá trị gia tăng (GTGT) (sửa đổi), các đại biểu đề nghị Chính phủ tính toán, cân nhắc các yếu tố liên quan để quy định cụ thể mức ngưỡng doanh thu hàng năm thuộc diện không chịu thuế GTGT trong Luật để xác lập căn cứ pháp lý rõ ràng.

Đọc thêm

Tiếp tục củng cố cơ sở về giao thông thông minh

Quang cảnh phiên họp.
(PLVN) - Tiếp tục phiên họp thứ 32, sáng 23/4, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) cho ý kiến bước đầu về dự thảo Báo cáo kết quả bước đầu giám sát chuyên đề “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông (TTATGT) từ năm 2009 đến hết năm 2023” về lĩnh vực bảo đảm TTATGT đường bộ.

Tăng cường kết nối hai nền kinh tế Việt Nam - Lào

Thủ tướng Phạm Minh Chính đón Thủ tướng Lào Sonexay Siphandone.
(PLVN) - Theo tin từ Bộ Ngoại giao, chiều 22/4, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã có cuộc gặp làm việc với Thủ tướng Lào Sonexay Siphandone nhân dịp tham dự Diễn đàn Tương lai ASEAN tại Hà Nội.

Tăng cường kỷ cương, kỷ luật trong việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật

Phó Chủ tịch QH Nguyễn Khắc Định điều hành nội dung thảo luận.
(PLVN) - Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) đề nghị Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, các bộ, ngành và các cơ quan hữu quan nâng cao chất lượng hiệu quả công tác xây dựng pháp luật gắn với việc theo dõi thi hành pháp luật; khẩn trương khắc phục những hạn chế, vướng mắc, tăng cường kỷ cương, kỷ luật trong việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL).

Giám sát các dự án trọng điểm quốc gia: Có giải pháp để tháo gỡ vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ

Phó Chủ tịch QH Nguyễn Đức Hải nội dung thảo luận.
(PLVN) - Sáng 22/4, tiếp tục chương trình Phiên họp thứ 32, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) xem xét kết quả giám sát Việc thực hiện Nghị quyết số 43/2022/QH15 ngày 11/1/2022 của QH về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội và các nghị quyết của QH về một số dự án quan trọng quốc gia đến hết năm 2023.

Giám sát cán bộ, đảng viên: Khắc phục bằng được tình trạng nể nang, né tránh, ngại va chạm

Hội thảo về nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác giám sát, phản biện xã hội của MTTQ Việt Nam và các tổ chức chính trị xã hội do UBTƯ MTTQ Việt Nam tổ chức. (Ảnh: Quang Vinh)
(PLVN) - Nhằm ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của một bộ phận cán bộ, đảng viên, thời gian qua, Đảng ta đã ban hành nhiều quy định nhằm đẩy mạnh công tác giám sát đối với người đứng đầu, cán bộ chủ chốt và cán bộ, đảng viên. Bên cạnh những kết quả đáng ghi nhận, vẫn còn không ít hạn chế, tồn tại cần khắc phục.

Ký kết Hiệp định Geneve: Mốc son lịch sử của dân tộc, mang ý nghĩa thời đại

Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn.
(PLVN) - Trả lời báo chí nhân dịp kỷ niệm 70 năm ngày ký Hiệp định Geneve, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn khẳng định, việc ký kết Hiệp định không chỉ là một mốc son lịch sử của dân tộc ta, mà còn mang ý nghĩa thời đại. Hiệp định này cùng với chiến thắng Điện Biên Phủ đã cổ vũ mạnh mẽ cho các dân tộc bị áp bức đứng lên đấu tranh giải phóng dân tộc, mở đầu cho thời kỳ sụp đổ của chủ nghĩa thực dân trên toàn thế giới.

Diễn đàn Tương lai ASEAN 2024: Phát huy vai trò dẫn dắt của Việt Nam trong hợp tác khu vực

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đỗ Hùng Việt.
(PLVN) - Vào ngày 23/4 tới, Việt Nam sẽ đăng cai tổ chức Diễn đàn Tương lai ASEAN. Trả lời phỏng vấn báo chí, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đỗ Hùng Việt, sáng kiến tổ chức Diễn đàn một lần nữa thể hiện sự chủ động, tích cực của Việt Nam, mong muốn đóng góp tích cực hơn cho hợp tác khu vực và mong muốn phát huy vai trò dẫn dắt, nòng cốt của Việt Nam trong hợp tác khu vực và trên phạm vi toàn cầu.

Tháo gỡ 'điểm nghẽn' bậc học mầm non

Cô và trò Trường Mầm non Tuổi hoa Cầu Giấy - Hà Nội. (Ảnh minh họa - Nguồn: Web trường)
(PLVN) - Vừa qua, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã chủ trì Phiên họp Ủy ban quốc gia Đổi mới giáo dục và đào tạo về “Đổi mới, phát triển giáo dục mầm non đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”.