Những chuyện xúc động về ca khúc 'Nhật ký của mẹ'

Ca sĩ Hiền Thục nhiều lần bật khóc khi thể hiện “Nhật ký của mẹ”
Ca sĩ Hiền Thục nhiều lần bật khóc khi thể hiện “Nhật ký của mẹ”
(PLO) - Xung quanh ca khúc đơn được xem là có thời lượng dài bậc nhất hiện nay là những câu chuyện xúc động cả về hoàn cảnh sáng tác lẫn quá trình thể hiện.
Nguyễn Văn Chung là tác giả của hàng loạt ca khúc nổi tiếng như: “Vầng trăng khóc”, “Con đường mưa”, “Đêm trăng tình yêu”, “Chiếc khăn gió ấm”... Anh viết “Nhật ký của mẹ” vào năm 2008, đến năm 2011 mới thu âm và phát hành trên mạng. Mãi đến tháng 3/2012, nhạc sĩ mới quay video tranh cát ca khúc này, phát hành phổ biến. 
Ba năm chờ ca sĩ thể hiện
Xuất phát từ ý tưởng là quà tặng sinh nhật mẹ của mình, năm 2008, nhạc sĩ đã mong muốn có một sáng tác mang góc nhìn khác với những ca khúc về mẹ quen thuộc bấy lâu. Anh quyết định chọn lọc lời nhạc như những trang nhật ký của người mẹ dõi theo con mình qua tháng năm. Anh mất ba ngày suy ngẫm, sửa câu từ và hoàn tất sáng tác vào 5h sáng ngày thứ tư trong quá trình sáng tác. Lời bài hát gồm sáu trang nhật ký xuyên suốt những xúc cảm của người mẹ khi mang thai, sinh nở, con tập nói, tập đi, đến trường, có những rung động đầu đời và trưởng thành rồi đi làm xa.
Nhạc sĩ Nguyễn Văn Chung
 Nhạc sĩ Nguyễn Văn Chung
Nhạc sĩ kể, anh đã trải hàng loạt những cuốn báo về phụ nữ, những bài viết, những bài thơ hay về mẹ... đầy khắp trong phòng, nằm lăn ra đọc hết cái này đến cái khác, để tìm những cái đặc sắc nhất, những chi tiết "đắt" nhất và "thật" nhất về tình cảm của mẹ. 
Sau khi nghiền ngẫm “tài liệu”, anh hồi tưởng lại tất cả những gì mẹ đã dành cho mình, sau cùng quyết định viết một bài hát độc nhất về mẹ, dưới góc nhìn của mẹ về con, không phân biệt hoàn cảnh giàu nghèo, tôn giáo, thời đại. Một bài hát nói lên những điều giản dị nhất mà bất cứ người mẹ nào trên thế giới cũng dành cho con mình.
Ngay ban đầu, Nguyễn Văn Chung đã chọn người thể hiện ca khúc là Hiền Thục, mặc dù lúc đó chưa quen biết cô. Giải thích điều này, anh nói: “Tôi cũng không rõ vì sao. Chỉ biết rằng khi vừa hoàn thành xong bài hát này, tự nhiên tôi nghĩ chỉ có Hiền Thục mới thể hiện bài hát này tốt nhất. Có lẽ là do trực giác của người nhạc sĩ”. 
Nhưng khi liên hệ với Hiền Thục vào năm 2008, người quản lý nói rằng Thục chưa thể tham gia. Nhạc sĩ kiên trì chờ đợi, đúng ba năm sau, anh tình cờ gặp lại ca sĩ ở phòng thu và nhắc lại lời đề nghị năm xưa, Thục nhận lời. Tối về nhạc sĩ gửi ngay bài hát cho Thục, ngay hôm sau nữ ca sĩ nói muốn thu ngay vì “quá thích và quá xúc động”.
Hiền Thục phải mất khá nhiều thời gian để thu âm khi bài hát thường khiến cô bật khóc giữa chừng. Bản thu âm “Nhật ký của mẹ” phát hành cuối năm 2011 và nhanh chóng gây được chú ý. 
Bài hát dài tám phút
Là một bài hát có thời lượng dài đến tám phút (trong khi thông thường thời lượng các chương trình biểu diễn chỉ cho phép khoảng bốn phút), ca từ lặp lại nhiều lần nên tác giả từng cho rằng “Nhật ký của mẹ” sẽ khó được đưa lên biểu diễn trên sân khấu và truyền hình. 
Không ngờ bài hát thành công đến nỗi chương trình nào cũng “ưu ái” dành cả tám phút biểu diễn. Ca khúc được Hiền Thục thể hiện lần đầu tiên tại liveshow "Ký ức 10 năm âm nhạc" của Nguyễn Văn Chung vào ngày 27/10/2011 và sau đó trình diễn nhiều lần trên sóng truyền hình. 
Sau thành công ban đầu, với mong muốn ca khúc được phổ biến rộng rãi hơn đến khán giả, Nguyễn Văn Chung đã phát hành đĩa đơn “Nhật ký của mẹ” với clip âm nhạc minh họa bởi tranh cát do chính anh thể hiện. 
Anh cho biết: "Cát là vật thể gắn liền với biển, là hình ảnh tượng trưng cho tình yêu bao la của mẹ, không gì đo đếm hết. Hình ảnh đó xuyên suốt trong những bài nhạc hay bài thơ của chúng ta từ trước đến giờ. Những hình vẽ trên cát sẽ thể hiện được sự đổi thay của dòng thời gian, nhưng dù có bao lâu đi nữa, thì cát và biển vẫn thế, như tình mẹ dành cho chúng ta không bao giờ vơi đi".
Hình ảnh tranh cát trong video ca khúc “Nhật ký của mẹ”.
 Hình ảnh tranh cát trong video ca khúc “Nhật ký của mẹ”.
Nguyễn Văn Chung là nhạc sĩ đầu tiên tại Việt Nam có ý tưởng và tự thực hiện việc vẽ tranh cát minh họa cho ca khúc của chính mình. Anh đã tìm đến nghệ nhân Trí Đức để theo học cấp tốc cơ bản về cách vẽ, bố trí hình ảnh, chuyển đổi và liên kết hình ảnh thành một câu chuyện xuyên suốt bài hát.
Clip âm nhạc “Nhật ký của mẹ” sau khi phát hành trên các trang mạng xã hội vào tháng 3/2012 đã bất ngờ thu hút hàng triệu lượt xem. Phát biểu trên báo chí về kỷ niệm liên quan ca khúc này, Nguyễn Văn Chung nói: 
“Đây là một bài hát tặng Mẹ, nên khi Chung nhờ Hiền Thục thu âm, Thục không lấy đồng thù lao nào. Và khi bài hát nổi tiếng, Hiền Thục xin Chung được biểu diễn, Chung cũng không lấy của Thục đồng nào. Đến khi quay video ca nhạc cho ca khúc này, Chung cũng chỉ mất vỏn vẹn 3 triệu đồng, trong đó một triệu cho hoà âm, một triệu cho thu âm, một triệu cho việc quay MV”.
Đường ra thế giới
“Nhật ký của mẹ” đã giành nhiều giải thường âm nhạc, là một trong những ca khúc tiêu biểu của năm 2012. Năm 2013, ca khúc nhận được giấy khen của Cục Nghệ thuật biểu diễn về tính nhân văn và ý nghĩa giáo dục của bài hát. Năm 2014, bài hát được một nhạc sĩ người Nhật dịch sang lời Nhật và thể hiện bởi ca sĩ gốc Việt Hải Triều, gây nên một làn sóng lan tỏa tại nước này.
Năm 2015, ca khúc nằm trong album "The Best Of Ballroom Music - Vol 36" - tức "Tuyển tập ca khúc khiêu vũ hay nhất - số 36" của trung tâm Casa Musica (Đức). Casa Musica là trung tâm hoàn toàn của người Đức. Ca khúc được người nước ngoài biết nhờ họa sĩ tranh cát Trí Đức đã có chuyến lưu diễn giao lưu văn hóa ở nhiều nước, trong đó có Đức. 
Một trong những tiết mục biểu diễn là vẽ mình họa trên cát dựa trên nền nhạc ca khúc “Nhật ký của mẹ” với giọng ca Hiền Thục, kèm phụ đề tiếng Anh. Casa Musica từ đây biết đến ca khúc, sau đó liên lạc với nhạc sĩ Nguyễn Văn Chung (tại Việt Nam) để xin phép phát hành.
Nguyễn Văn Chung nói “Nhật ký của mẹ” là một trong những ca khúc thành công nhất của anh. Bốn năm qua, ca khúc này đã mang về cho anh nhiều khoản tiền lớn từ tác quyền, nhạc chuông,… Ngoài những khoản tiền "bất ngờ" được chi trả từ các nhãn hàng nổi tiếng sử dụng ca khúc này, tiền nhạc chuông nhạc chờ từ bài hát “Nhật ký của mẹ” trung bình mỗi tháng vào khoảng vài triệu đồng. Trung tâm Casa Musica đã gửi tiền tác quyền sử dụng ca khúc với giá 300 Euro./.

Đọc thêm

Những “bóng hồng” tài năng trong phim “Lật mặt 7”

Những “bóng hồng” tài năng trong phim “Lật mặt 7”
(PLVN) - “Lật mặt 7: Một điều ước” của Lý Hải dù chưa ra rạp song đã nhận sự quan tâm khi quy tụ dàn diễn viên bậc nhất trong cả series, lên đến 50 người. Trong phần phim mới, có nhiều “bóng hồng” xinh đẹp, tài năng cùng góp mặt.

Nam tài tử đời đầu của màn ảnh Việt

Ông ghi dấu bằng vẻ ngoài đẹp trai, tài năng diễn xuất. (Nguồn: Cô Hai Kim Cương)
(PLVN) - Trước những năm 1975, La Thoại Tân cùng với Trần Quang, Lê Quỳnh, Hùng Cường, được mệnh danh là những nam diễn viên điện ảnh tài năng, phong độ nhất của mảnh đất Sài Gòn phồn hoa. Mười sáu năm sau khi La Thoại Tân mất (13/3/2008), người hâm mộ vẫn chưa bao giờ quên chàng nghệ sĩ lịch lãm, với những vai diễn để đời.

Gieo mầm chân - thiện - mỹ đến học đường thông qua nghệ thuật sân khấu

Sinh viên hào hứng với chương trình Sân khấu học đường. (Nguồn: NVH Sinh viên TP Hồ Chí Minh)
(PLVN) - Nhiều năm qua, không ít nhóm nghệ sĩ tâm huyết đã cố gắng đưa các vở diễn có giá trị nhân văn đến học đường biểu diễn cho các em học sinh. Những nỗ lực này nhằm giúp lan tỏa tinh thần yêu sân khấu đến với thế hệ trẻ, gìn giữ một bộ môn nghệ thuật di sản, đồng thời gieo mầm chân - thiện - mỹ đến học đường thông qua nghệ thuật sân khấu.

Vân Dung - bà mẹ dị trong "Người một nhà"

Vân Dung - bà mẹ dị trong "Người một nhà" (ảnh trong phim).
(PLVN) - Trong “Người một nhà”, nghệ sĩ Vân Dung vào vai người mẹ vừa lạ vừa dị. Người mẹ này đã bỏ hai anh em Tuệ để chạy theo cuộc sống riêng và đó cũng là một phần lý do tạo nên tính cách, hoàn cảnh và những xung đột trong cuộc sống của họ.