Nhạc sĩ Lê Minh Sơn: “Tôi yêu cô Cám“

Nhạc sĩ Lê Minh Sơn: “Tôi yêu cô Cám“
Sau nhạc sĩ Phạm Duy, Trịnh Công Sơn, Trần Tiến, đến giờ có Lê Minh Sơn… du ca. Du ca Việt của Lê Minh Sơn bắt đầu phát sóng trên VTV1 ngày 25.7, và đều đặn cứ hai tuần một chương trình được phát sóng vào ngày thứ Bảy (trên VTV1), lúc 10 giờ 30 phút.
Lê Minh Sơn châm thuốc trước khi bắt đầu cuộc trò chuyện, anh xin lỗi vì bị nghiện thuốc. Hỏi gã nhạc sĩ “nhà quê”: “Ngoài thuốc ra, anh còn nghiện những gì?”, Lê Minh Sơn đáp: “Tôi nghiện nước mắt, nghiện nụ cười, nghiện cảm xúc. Có một thứ mà tôi không nghiện, đó là máy móc, tôi vô cảm trước máy móc. Tôi không bao giờ dùng facebook, cũng như vô cảm trước tất cả những cái gì thuộc về công nghệ”.
- Hãy nói về Du ca Việt của anh đi, anh bắt đầu ý tưởng này từ đâu?
Nhạc sĩ Lê Minh Sơn: Từ khát vọng Việt Nam thôi. Khắp 63 tỉnh thành, mỗi nhân vật hoặc một “làng”, nhân vật ấy nói lên được ngôn ngữ âm nhạc của vùng, miền họ đang sống. Bây giờ ti vi có nhiều chương trình, nhưng nhiều format của nước ngoài quá, mà bà con cảm thấy có cái gì đó rất thiếu. Đó chính là văn hóa, tinh thần của người Việt Nam.
Từ ý tưởng đến bắt tay vào thực hiện là cả một vấn đề. Có khi có nhà đầu tư mà chẳng có ý tưởng, có khi có ý tưởng nhưng chẳng có nhà đầu tư. Tất cả đến với nhau là cái duyên. Bốn năm nay tôi đắm đuối với nó, ấp ủ với nó, vậy nên đến hôm nay, ngày nó chạm ngõ để lên sóng không khác gì ngày thành hôn của tôi cả. Tôi mang sự xúc động như ngày tôi lấy vợ.
- Một nhạc sĩ chăm làm show và các dự án như anh, lại dừng lại tất cả để làm Du ca Việt. Điều gì khiến anh đắm đuối với nó như thế?
Tôi đi nhiều quá, đi nhiều mới thấy mình mãi mãi là Nhà hát Lớn, hay nhà hát này nhà hát kia làm sao được? Sao mình không mang Nhà hát Lớn đến đồng bào đi? Tại sao không?
Ngày xưa mình làm liveshow ở góc độ cá nhân, còn bây giờ mình làm góc độ cộng đồng, phải hy sinh rất nhiều. Bạn đừng tưởng làm chương trình miễn phí mà người ta đến xem nhé. Tôi mang những gì mà mình vẫn làm ở Nhà hát Lớn, cả tấn thiết bị, cả trăm con người, đến với những con người ở những vùng sâu, vùng xa.
- Lê Minh Sơn được biết đến là người bạo miệng, nhưng nghe anh dẫn chuyện… ngọt quá. Anh có phải “chỉnh” mình nhiều không?
Đó là các bạn nói tôi như thế, còn tôi thấy mình chưa bao giờ bạo miệng cả mà tôi là người mãnh liệt với cuộc sống, không nhạy cảm với cái xấu. Tôi yêu tất cả những cái gì tồn tại trong cuộc sống, đó là nỗi buồn. Nỗi buồn hay chứ, không buồn sao biết vui. Khi vui thì phải biết chắt chiu nỗi buồn bên mình.
- Nói một cách thành thực, có phải bốn năm anh cũng đã “chai” với những ý tưởng nghệ thuật cho các dự án của riêng mình nên đành chuyển hướng?
Ba năm nay tôi ấp ủ một vở nhạc kịch lớn, tôi đã viết xong 98%. Hiện tôi đang đi tìm nhà đầu tư vì vở này cần số tiền rất lớn. Tôi dám khẳng định luôn đây là vở nhạc kịch pop - opera đầu tiên của Việt Nam tôn vinh cô Cám.
- Vì sao lại là cô Cám mà không phải cô Tấm?
Vì tôi là người đàn ông yêu. Tôi yêu cô Cám và tôi sẽ thể hiện Cám với góc nhìn của tình yêu.
- Anh yêu Cám ở điểm gì?
Biết vì điểm gì thì chả phải là tình yêu nữa rồi.
- Có người sẽ cho Lê Minh Sơn thích làm những điều khác người đấy?
Đó chỉ là cuộc chơi của những người làm trò, còn tôi làm nghề thì khác. Chẳng có ai tôn vinh tri ân xấu xa cả. Sao cứ nhìn một chiều chỉ toàn hoàng tử, công chúa? Có Cám thì mới có Tấm, có những cái xấu thì con người mới biết trân trọng những điều tốt đẹp, mọi người mới hướng đến cái thiện.

Đọc thêm

Những “bóng hồng” tài năng trong phim “Lật mặt 7”

Những “bóng hồng” tài năng trong phim “Lật mặt 7”
(PLVN) - “Lật mặt 7: Một điều ước” của Lý Hải dù chưa ra rạp song đã nhận sự quan tâm khi quy tụ dàn diễn viên bậc nhất trong cả series, lên đến 50 người. Trong phần phim mới, có nhiều “bóng hồng” xinh đẹp, tài năng cùng góp mặt.

Nam tài tử đời đầu của màn ảnh Việt

Ông ghi dấu bằng vẻ ngoài đẹp trai, tài năng diễn xuất. (Nguồn: Cô Hai Kim Cương)
(PLVN) - Trước những năm 1975, La Thoại Tân cùng với Trần Quang, Lê Quỳnh, Hùng Cường, được mệnh danh là những nam diễn viên điện ảnh tài năng, phong độ nhất của mảnh đất Sài Gòn phồn hoa. Mười sáu năm sau khi La Thoại Tân mất (13/3/2008), người hâm mộ vẫn chưa bao giờ quên chàng nghệ sĩ lịch lãm, với những vai diễn để đời.

Gieo mầm chân - thiện - mỹ đến học đường thông qua nghệ thuật sân khấu

Sinh viên hào hứng với chương trình Sân khấu học đường. (Nguồn: NVH Sinh viên TP Hồ Chí Minh)
(PLVN) - Nhiều năm qua, không ít nhóm nghệ sĩ tâm huyết đã cố gắng đưa các vở diễn có giá trị nhân văn đến học đường biểu diễn cho các em học sinh. Những nỗ lực này nhằm giúp lan tỏa tinh thần yêu sân khấu đến với thế hệ trẻ, gìn giữ một bộ môn nghệ thuật di sản, đồng thời gieo mầm chân - thiện - mỹ đến học đường thông qua nghệ thuật sân khấu.

Vân Dung - bà mẹ dị trong "Người một nhà"

Vân Dung - bà mẹ dị trong "Người một nhà" (ảnh trong phim).
(PLVN) - Trong “Người một nhà”, nghệ sĩ Vân Dung vào vai người mẹ vừa lạ vừa dị. Người mẹ này đã bỏ hai anh em Tuệ để chạy theo cuộc sống riêng và đó cũng là một phần lý do tạo nên tính cách, hoàn cảnh và những xung đột trong cuộc sống của họ.