Ca sĩ bất lực trước nạn ăn cắp bản quyền trên mạng

Ca sĩ Lệ Quyên
Ca sĩ Lệ Quyên
(PLO) - Ở Việt Nam, tình trạng vi phạm bản quyền tác giả trong lĩnh vực âm nhạc trên internet diễn ra một cách công khai và trắng trợn ở mức báo động. Không ít các ca sĩ Việt bức xúc khi sản xuất đĩa nhạc vài tỉ đồng chưa phát hành ngay lập tức đã xuất hiện nhan nhản trên các trang mạng. 

Ấm ức khi bị “xài chùa” sản phẩm âm nhạc
Ngành công nghiệp ghi âm Việt Nam đang bị thiệt hại nghiêm trọng do tình trạng tải nhạc miễn phí trên các trang mạng. Sản lượng băng đĩa của hiệp hội sụt giảm hơn 80% trong 5 năm gần đây. Các nhà sản xuất không thể tiếp tục đầu tư cho những dự án âm nhạc mới, vì sẽ nắm chắc phần thua lỗ.  Chỉ một ngày sau khi ca sỹ Văn Mai Hương giới thiệu về “Mười Tám+” chuẩn bị phát hành thì trên rất nhiều trang mạng, diễn đàn âm nhạc đã xuất hiện công khai những đường link chia sẻ toàn bộ nội dung của album. Đây chỉ là một trong số rất nhiều ca sĩ bị các trang mạng “ăn cắp đứa con tinh thần”.
Không chịu nổi việc bị “xài chùa”, có một số ca sĩ đã đứng lên khởi kiện các trang mạng vi phạm bản quyền. Như trường hợp Lệ Quyên tố cáo 9 trang web đăng tải trái phép hai album “Tình khúc xưa 2” và “Tình khúc yêu thương”. Thái Thùy Linh lên tiếng tố cáo album “Bộ đội” của cô bị vi phạm bản quyền, các trang web đăng tải trái phép đã có lượt nghe/tải lên tới 700.000 là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng album ra mắt được nửa năm mà lượng bán mới chỉ dừng lại ở con số vài trăm. 
Ngoài ra, Mỹ Linh, Mỹ Tâm, Lê Cát Trọng Lý, Cẩm Ly - Quốc Đại... cũng nhiều lần phản ứng vì bị vi phạm bản quyền. Năm 2014 cũng nở rộ nhiều vụ kiện tụng liên quan đến vi phạm bản quyền của các đơn vị kinh doanh nhạc số như vụ công ty của ca sĩ Đăng Khôi kiện Zing MP3 vi phạm bản quyền hay trưởng nhóm Bức Tường Trần Lập đưa Zing MP3 ra tòa vì đăng tải bài hát “Đường đến vinh quang” do anh sáng tác mà không xin phép… 
Kiện là một chuyện, thắng kiện hay không lại là chuyện khác. Sau những thỏa thuận giữa hai bên, Trần Lập đã rút lại đơn kiện. Còn lại những ca sĩ khác mỏi mòn theo kiện tụng hay chán chường đành để “khuất mắt, trông coi” khi bị nhà mạng và người dân “xài chùa” sản phẩm âm nhạc của mình. Những vụ kiện vi phạm bản quyền như thế này không thể nói trước thời gian sẽ kéo dài bao lâu, có thể là nhiều tháng, thậm chí nhiều năm. 
Theo một vụ kiện tụng bản quyền, không những tốn thời gian, tiền bạc, mà khả năng thắng kiện cũng rất mong manh. Cùng lắm cũng chỉ biết lên tiếng trước công luận như trường hợp NSƯT Quốc Hưng với album “Những bản tình ca đỏ”. Lại có trường hợp rõ ràng bị vi phạm nhưng không biết gõ cửa nào để xử lý như NSƯT Khánh Hòa băn khoăn việc album “Gần lắm Trường Sa” có rất nhiều lượng nghe/tải trên mạng trong khi nữ ca sĩ này chưa ký bất cứ một giấy tờ nào liên quan đến việc sử dụng những ca khúc của mình trên mạng.
Ca sĩ Lệ Quyên cho rằng: “Dẫu biết tình trạng vi phạm bản quyền nghệ sĩ Việt ai cũng bị chứ không riêng gì tôi nhưng sự vi phạm càng ngày càng quá đáng. Sự vi phạm chủ yếu được tiếp tay bởi các nhà mạng. Album của tôi chưa công bố nhưng trên mạng đã có. Đây là hành động ăn cắp bản quyền trắng trợn. Thật sự nghệ sĩ như chúng tôi cảm thấy không được tôn trọng. Tôi lên tiếng một lần để mong muốn sự tôn trọng nghệ sĩ và những nơi vi phạm phải hiểu công sức mà nghệ sĩ bỏ ra”. 
Ca sĩ Văn Mai Hương
Ca sĩ Văn Mai Hương 
Chỉ có khoảng 1% lượng download có bản quyền!
Nhiều ca sĩ thấy thiệt thòi khi ở Việt Nam, nhạc sĩ còn có Trung tâm Bảo vệ quyền tác giả âm nhạc Việt Nam đứng ra bảo vệ, còn ca sĩ chẳng mấy ai ngó ngàng. Một  album có chất lượng rất tốn kém vài trăm triệu đến hàng tỉ đồng, trong khi nạn vi phạm bản quyền hoành hành đã khiến các hãng sản xuất không còn mặn mà đầu tư nên các ca sĩ đều phải tự bỏ tiền đầu tư. Mà càng đầu tư, thua lỗ càng nặng.
Thị trường âm nhạc kỹ thuật số đang nắm vai trò chính, hầu như không có album nhạc nào không phát hành ở dạng kỹ thuật số. Cách nghe thay đổi và nó cũng làm thay đổi diện mạo âm nhạc, hay nói chính xác hơn là thị trường giải trí. Theo số liệu từ Ban tổ chức Zing Music Awards, số lượng người dùng truy cập vào ứng dụng Zing MP3 trên di động ngày càng tăng. Nếu như năm 2013 là 5 triệu người dùng thì năm 2014 con số đã là 25 triệu người và chưa có dấu hiệu dừng lại, trong số đó có 6 triệu người nghe trên điện thoại di động. Đây thực sự là một thị trường vô cùng tiềm năng nếu biết mỗi người nghe chỉ phải trả 3.000 đồng/tháng thì doanh thu sẽ lên tới gần 1.000 tỉ đồng mỗi năm.
Thế nhưng, hiện chỉ có một số  trang web âm nhạc gồm Zing, nhaccuatui, Nhac.vui, Socbay, nghenhac… thu phí tải nhạc (1.000 đồng/bài hát). Con số này quá nhỏ so với tổng số hơn 150 trang web trực tuyến hiện nay vi phạm bản quyền.
Ông Giles Cooper - luật sư quốc tế, Cty Luật Duane Morris Việt Nam nhận định: “Chỉ có khoảng 1% lượng download và cung cấp sản phẩm trên mạng tại Việt Nam  có bản quyền. Như vậy có nghĩa là 99% còn lại là không bản quyền. Số lượng download và cung cấp sản phẩm bất hợp pháp như thế này, trên thế giới khoảng 63%”. 
Ông Cooper cũng cho rằng ý thức của người nghe là một khó khăn lớn: “Hầu hết mọi người mà tôi biết đều không cho đây là vấn đề lớn. Tuy nhiên, khi nhìn vào các nghệ sĩ tại chính nước mình, các bạn sẽ thấy rằng họ cần được hỗ trợ như thế nào, bằng cách bảo vệ sự sáng tạo cho họ để cạnh tranh với thế giới. Nếu không sẽ cực kỳ khó để phát triển”.
Không chỉ ca sĩ, Hiệp Hội Công nghiệp ghi âm (RIAV) đã chính thức gửi công văn đến cơ quan quản lý về việc các website nghe nhạc trực tuyến đang vi phạm bản quyền. Theo RIAV, những website này đang ngang nhiên sử dụng bất hợp pháp các nội dung trong kho nhạc hơn 40.000 bài hát của mình. Mặc dù chưa rõ vụ việc sẽ được xử lý thế nào nhưng một lần nữa cuộc chiến giữa RIAV và các trang nghe nhạc trực tuyến lại tiếp tục bùng phát.
Nghị định 131/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt hành chính đối với vi phạm quyền tác giả, quyền liên quan chỉ đưa ra mức phạt cao nhất là 250 triệu đồng đối với cá nhân và 500 triệu đồng đối với tổ chức, trong khi nhà sản xuất chương trình bị thiệt hại hàng tỉ, thậm chí hàng chục tỉ đồng khi bị “xài chùa”. Mức xử phạt đối với các trường hợp vi phạm bản quyền quá nhẹ so với hậu quả mà hành động đó mang đến. Đáng nói hơn, sau 3 năm hiệu lực thực thi, rất hiếm có đơn vị tổ chức hay cá nhân nào bị phạt. 
Cuộc chiến chống vi phạm bản quyền chẳng khác nào… “trứng chọi đá”. Việc “xài chùa” trên các trang mạng là một trong những nguyên nhân kéo lùi sự phát triển âm nhạc Việt.

Đọc thêm

'Độc đạo' với nỗi đau đớn, giằng xé giữa lương tri, thù hận

"Độc đạo" đi sâu khai thác những quan hệ phức tạp, đan xen giữa “yêu” - “hận” của các nhân vật, (ảnh VFC)
(PLVN) - Bộ phim "Độc đạo" vạch trần những âm mưu, tinh khôn, lọc lõi và tàn bạo của những kẻ vì tiền mà gieo rắc cái “chết trắng” đến cho xã hội. Đồng thời, bộ phim sẽ mang đến cho người xem những câu chuyện về các chiến sĩ công an đã, đang và luôn âm thầm hy sinh, dấn thân vào những hiểm nguy, bảo vệ bình yên của Tổ quốc.

“Soul of the forest - Giai điệu của rừng thông”

“Soul of the forest - Giai điệu của rừng thông” trở lại mùa 2. (ảnh BTC)
(PLVN) - “Soul of the forest - Giai điệu của rừng thông” mùa 2 không chỉ là một show nhạc đơn thuần, mà sẽ là một chuỗi trải nghiệm đa tầng cảm xúc, kết hợp cùng thanh âm của núi rừng trong từng điểm chạm.

“Hoa sữa về trong gió” buồn vui trong mỗi nếp nhà

 Bộ phim mở ra một không gian mang chút hoài niệm (ảnh trong phim).
(PLVN) - "Hoa sữa về trong gió" là câu chuyện có đề tài gia đình với nội dung nhẹ nhàng như dòng suối mát lành thẫm đẫm tình người. Bộ phim mở ra một không gian mang chút hoài niệm, mang những buồn vui nhân thế len qua mọi ngõ phố, mọi nếp nhà.

“Điều còn mãi 2024” - Sống lại những năm tháng hào hùng của dân tộc

"Điều còn mãi" đã vượt ra ngoài khuôn khổ một chương trình hòa nhạc, là sự kiện đặc biệt để bày tỏ niềm tự hào dân tộc qua âm nhạc (ảnh BTC).
(PLVN) - Những tác phẩm được lựa chọn giới thiệu trong "Điều còn mãi 2024" là những giai điệu hùng tráng mà trữ tình của nhiều thế hệ nhạc sĩ Việt Nam, thể hiện tình yêu quê hương, đất nước mãnh liệt, sâu sắc, niềm tự hào về những chiến thắng vang dội trong các cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm của dân tộc cùng những thành tựu to lớn của thời kỳ đổi mới, giúp người xem được sống lại những năm tháng hào hùng và gian khổ của dân tộc cũng như khám phá vẻ đẹp tâm hồn người Việt.

Lễ hội thường niên dành cho người hâm mộ K-pop và văn hóa Hàn Quốc tại Việt Nam

Lễ hội thường niên dành cho người hâm mộ K-pop và văn hóa Hàn Quốc tại Việt Nam
(PLVN) - Đại sứ quán Hàn Quốc, Trung tâm Văn hóa Hàn Quốc tại Việt Nam, Cơ quan Nội dung Sáng tạo Hàn Quốc và Báo Seoul đã phối hợp tổ chức thành công chương trình Lễ hội K-pop Lovers Festival 2024 (Lễ hội dành cho người hâm mộ K-pop) từ ngày 17 đến ngày 18/8/2024 tại Quảng trường Đông Kinh Nghĩa Thục, khu phố đi bộ, hồ Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội.

Rưng rưng khi “Trở về bên mẹ”

Hoạt cảnh "Một đời gồng gánh" đầy lắng đọng (ảnh P.V)
(PLVN) - Tối 15/8/2024, chương trình nghệ thuật đặc biệt mùa Vu lan báo hiếu “Ơn nghĩa sinh thành 2024” đã diễn ra tại Cung Văn hóa Lao động Hữu nghị Việt Xô (Hà Nội). Hàng nghìn khán giả đã xúc động khi được “Trở về bên mẹ”, thưởng thức những tác phẩm nghệ thuật chan chứa lòng yêu thương, đạo hiếu.

Giọng ca 9X Hiếu Minh ‘chạm’ đến Đỉnh cao âm nhạc

Hiếu Minh trình diễn tại đêm Chung kết
(PLVN) - Vừa qua, trong đêm Chung kết tại Nhà hát VOV, ca sĩ trẻ Hiếu Minh đã giành giải Á quân 1 bảng Nhạc nhẹ, Cuộc thi Đỉnh cao âm nhạc 2024. Giọng ca 9X này đã xuất sắc vượt qua hàng trăm thí sinh nặng ký từ mọi miền Tổ quốc.

Phim 'bom tấn' Việt: Dù đầu tư mạnh nhưng vẫn chưa xứng tầm

Phim 'bom tấn' Việt: Dù đầu tư mạnh nhưng vẫn chưa xứng tầm
(PLVN) - Trong vài năm trở lại đây, thị trường phim Việt không thiếu những bộ phim đầu tư hàng trăm tỷ đồng, thu hút người xem với các cảnh quay mãn nhãn. Tuy nhiên, một thực tế, những bộ phim “bom tấn” của Việt Nam còn nghèo nàn về nội dung, ý nghĩa và “lép vế” trước phim nước ngoài.

DJ Star - gameshow truyền hình dành cho DJ Việt

DJ Star là sân chơi âm nhạc điện tử lớn dành cho giới trẻ Việt Nam (ảnh BTC).
(PLVN) - DJ Star 2024 - gameshow truyền hình dành cho DJ Việt không chỉ đơn giản là hành trình trải nghiệm âm nhạc điện tử mà còn là sân chơi âm nhạc điện tử lớn dành cho giới trẻ Việt Nam, cho những người yêu âm nhạc điện tử cháy hết mình vì đam mê.