Những điều chưa biết về hệ thống xử lý nước sạch nhất thế giới của New York

Những điều chưa biết về hệ thống xử lý nước sạch nhất thế giới của New York
(PLVN) - New York là một thành phố đông dân nhất Hoa Kỳ, được mệnh danh là “Thành phố không bao giờ ngủ” với các hoạt động phong phú về thời trang, ăn uống, thương mại... Chính vì thế hoạt động môi trường ở đây cũng rất được chú trọng, đặc biệt là vấn đề cung cấp nước sinh hoạt cho 9,5 triệu người dân thành phố này.


Hệ thống xử lý nước phức tạp và công phu

Trong lúc khủng hoảng ô nhiễm nước sạch sông Đà đang khiến hàng triệu người dân Hà Nội đang sống trong hoang mang, lo lắng. Nhiều người bày tỏ sự ngưỡng mộ trước hình ảnh người người dân Mỹ ở thành phố New York tự do, thoải mái uống nước ở các vòi nước công cộng trên khắp thành phố là chuyện rất đỗi bình thường. Vì đó là nguồn nước sạch, rất an toàn và đảm bảo sức khỏe.  Một nguồn nước có thể nói là sạch nhất ở Mỹ và là một trong những nguồn nước sạch nhất trên thế giới. Thậm chí, người New York thích khoe về nước sinh hoạt của họ vì nó an toàn và được mệnh danh là “rượu champagne của nước”.

Mới đây, theo báo cáo của Nhóm Nghiên cứu Lợi ích Công cộng New York, thành phố này là nơi có nước sạch nhất bang. New York cũng nằm trong số những khu vực đô thị có chất lượng nước tốt nhất Mỹ. Người New York thường nói rằng họ làm ra những chiếc pizza và bánh mì vòng ngon nổi tiếng nhờ “nguyên liệu bí mật” là nước sạch.

Với một lượng lớn nước, New York có một hệ thống dẫn và xử lý rất công phu và phức tạp từ rất lâu đời. Nước sinh hoạt của New York bắt đầu từ ba lưu vực lớn - hệ thống cống Delaware và Catskill phía tây sông Hudson và hệ thống Croton ở phía bắc thành phố.

Theo đó, cống Catskill được xây dựng 100 năm trước, kéo dài gần 150km từ hồ chứa Ashokan ở dãy núi Catskill đến ranh giới phía bắc của thành phố. Khi nó được hoàn thành vào đầu những năm 1900, cống Catskill được một số người coi là công trình kỹ thuật ngang tầm kênh đào Panama hoặc Suez. Được biết, địa hình của nó nằm ở vùng núi Catskill, với rất ít đá vôi nên nguồn nước của thành phố chứa rất ít canxi. Thêm nữa, độ pH tự nhiên 7,2, gần với độ pH 7 của nước tinh khiết.

Còn cống Delaware dài 136km được hoàn thành vào giữa những năm 1940. Cống Delaware lớn đến mức một chiếc tàu ngầm thường xuyên ra vào cống để kiểm tra vấn đề rò rỉ tại đây.

Vào năm 2017, New York sử dụng khoảng 97% lượng nước từ cống Catskill và Delaware và khoảng 3% từ hệ thống Croton. Các lưu vực này cung cấp nước cho hơn một chục hồ chứa. Hồ chứa lớn nhất, Pepacton, có dung tích 140 tỷ gallon (530 triệu m3). Ashokan ở hạt Ulster có dung tích 123 tỷ gallon (465 triệu m3).

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa. 

Đầu tiên, nước chảy từ các hồ chứa đi qua một loạt hệ thống cống và đường hầm, trong đó có 2 cống Catskill và Delaware. Tiếp đó, nước sẽ được dẫn đến hồ chứa Kensico. Tại đây, nước được xử lý bằng Flo và được khử trùng tại nơi được coi là cơ sở xử lý tia cực tím lớn nhất thế giới. Xử lý tia cực tím đặc biệt hữu ích trong việc diệt E. coli, Cryptosporidium và Giardia, các vi sinh vật gây hại.

Chưa hết, nước sẽ tiếp tục được đưa tới một điểm dừng khác là hồ chứa Hillview ở Yonkers và tiếp tục được khử trùng một lần nữa tại đây. Từ các cống, nước được phân phối khắp thành phố thông qua ba đường hầm - số 1 được đưa vào sử dụng vào năm 1917, số 2 đã được đưa vào sử dụng từ năm 1936. Đường hầm số 3 bắt đầu phục vụ khu vực Bronx và thượng Manhattan từ năm 1998 và được mở rộng năm 2013. Nước sau đó đến các đường ống chính và vòi nước dân cư.

Trước khi nước được đưa tới thành phố, Clo, axit H3PO4 và NaOH được thêm vào để khử trùngvà làm tăng nồng độ pH nhằm ngăn chặn sự ăn mòn đường ống và giải phóng kim loại độc hại như chì. Mỗi con đường trong thành phố đều có ít nhất một ống dẫn nước ngầm. Hầu như các tòa nhà trong thành phố đều kết nối với hệ thống dẫn nước này. Hệ thống dẫn nước chính của thành phố là một mạng lưới đường ống dài khoảng 11,000 km (6,800 dặm). Đường kính của nó đủ lớn cho một người đàn ông đứng bên trong, hầu như tất cả được làm bằng sắt và thép.

Hiện, thành phố cũng đang triển khai xây dựng thêm hệ thống dẫn nước ngầm khác. Đến năm 2020, đường ống ngầm này sẽ mang nước đến tất cả 5 quận và vô cùng hữu ích để giảm lượng nước trong đường ống lâu đời như Catskills và Delaware.

Nước quan trọng hơn bất cứ thứ gì

Chính quyền New York luôn chú trọng việc bảo vệ nguồn nước của thành phố bắt đầu bằng công tác bảo vệ nguồn đất, nước xung quanh những dòng suối, dòng sông, hồ nước và bể chứa nước. Thành phố cũng đã xây dựng các hệ thống tự hoại và nhà máy xử lý nước thải cho cộng đồng xung quanh lưu vực và giúp họ xây dựng các kho, nhà xưởng trên các trang trại xung quanh lưu vực để ngăn ngừa các dòng chảy có hại.

Để có một nguồn nước sạch, phương pháp hữu hiệu nhất mà New York áp dụng, đó là xử lý nước tại nguồn, với quy mô lớn nhất thế giới. Phương pháp này giúp tiết kiệm được chi phí xử lý, chất lượng nước đầu ra đạt chất lượng cao hơn, tiết kiệm được thời gian và giảm thiểu được rủi ro môi trường đáng kể. 

Nguồn cung cấp nước quan trọng đối với thành phố đến nỗi một lực lượng cảnh sát chuyên dụng với hơn 200 thành viên làm việc 24/7 để ngăn chặn việc xả rác trái phép và các hành vi dùng sai mục đích đường thủy khác.

Ảnh minh họa.
 Ảnh minh họa.

Có khoảng 1000 điểm thử nước trong khắp thành phố. Mỗi ngày, hàng chục các nhà khoa học đi thăm ngẫu nhiên khoảng 50 điểm để kiểm tra về nhiệt độ, nồng độ clo và độ pH cũng như nồng độ các hóa chất nhất định để ngăn ngừa sự xói mòn đường ống, để đảm bảo không có chất ô nhiễm.

Họ cũng kiểm tra các kim loại độc hại như chì, các vi sinh vật gây hại cũng như các hóa chất chưa được kiểm soát như axit perfluorooctanoic, hay PFOA, một chất độc hại thường xuất hiện trong việc sản xuất Teflon.

Đặc biệt, họ còn có đội quân robot giám sát tại các hồ chứa nước, thử nghiệm chất lượng thêm 1,6 triệu lần mỗi năm. Sở Bảo vệ Môi trường New York hàng năm đều ra báo cáo về chất lượng nguồn nước.

New York là một trong số ít các thành phố ở Mỹ được phép cung cấp gần như tất cả nước máy mà không phải dựa vào các nhà máy lọc đắt tiền. “Hệ thống nước sinh hoạt có thể là tài sản quan trọng nhất của thành phố, hoặc ít nhất là ngang bằng với hệ thống tàu điện ngầm”, ông  Eric A. Goldstein, luật sư cao cấp của Hội đồng Bảo vệ Tài nguyên thiên nhiên cho biết, “Hãy tưởng tượng sống mà không có nước sạch ở New York dù chỉ một ngày. Cuộc sống sẽ bị đình trệ”.

Có thể thấy New York rất chú trọng đến nhu cầu và chất lượng nước sinh hoạt. Là một thành phố lớn bậc nhất thế giới với công suất hoạt động liên tục nhưng New York chưa từng trải qua một đợt thiếu nước sạch nào. Thật đáng nể phục và đáng để học hỏi, áp dụng quy trình và công nghệ cung cấp nước sạch như New York đối với các nước đang phát triển hiện nay./.

Tin cùng chuyên mục

Nhiều người dân Singapore lựa chọn vắc-xin Sinopharm, Sinovac để tiêm tăng cường vì một lợi ích không ngờ

Nhiều người dân Singapore lựa chọn vắc-xin Sinopharm, Sinovac để tiêm tăng cường vì một lợi ích không ngờ

(PLVN) -  Một số phòng khám tư nhân ở Singapore đã ghi nhận nhu cầu tăng vọt đối với vắc-xin (vaccine) Sinovac và Sinopharm khi người dân tiêm mũi tăng cường - phần lớn do lo ngại tác dụng phụ từ liều thứ 3 của vắc-xin loại mRNA. Các loại vắc-xin như Sinovac và Sinopharm sử dụng virus bất hoạt để dạy hệ miễn dịch con người tạo ra kháng thể chống SARS-CoV-2.

Đọc thêm

Bí ẩn ngọn núi hùng vĩ “nuốt chửng người”

Dãy núi Eastern Highlands tại Zimbabwe.
(PLVN) - Nằm trong vùng hoang sơ tuyệt đẹp phía bắc của dãy núi Eastern Highlands (Cao nguyên phía Đông) tại Zimbabwe, với độ cao 2.592m, ngọn núi hùng vĩ Nyangani là nơi gắn liền với những truyền thuyết kỳ bí trong nhiều thế kỷ. Đặc biệt là những vụ mất tích tương tự như vùng Tam giác quỷ Bermuda.

Choáng ngợp với khách sạn 7 sao xa xỉ nhất thế giới

Một nhà hàng khổng lồ thiết kế ngầm dưới nước với hành lang có mái vòm bằng vàng.
(PLVN) - Khách sạn Burj Al Arab của Dubai nổi tiếng bởi độ xa xỉ, tráng lệ bởi phòng khách bát ngát rộng tới gần 800m2 với nội thất dát vàng và cẩm thạch, những ly cà phê phủ vàng 24K khiến du khách được trải nghiệm cảm giác họ thực sự là thượng đế, là ông hoàng, bà chúa... 

Nấm Chaga - Thần dược quý hiếm trị “bách bệnh”

Thần dược nấm Chaga.
(PLVN) - Khi nghe nấm Chaga được xem như “thần dược” chữa bách bệnh như ung thư, ngừa lão hóa, người ta sẽ dễ tưởng tượng hình dung ra loại nấm này trông trống như đá quý hay kim loại quý treo trên cây, nhưng trên thực tế, loại nấm này lại có vẻ ngoài xù xì, đen đúa, không khác gì cục tro cháy sém.

Ốc sên Escargot – đệ nhất ẩm thực Pháp

Món đặc sản từ ốc sên Escargot.
(PLVN) - Nếu như ở Việt Nam, “ốc sên” không được định danh là món ăn thì ở Pháp những món ăn chế biến từ “ốc sên” lại được coi là đệ nhất ẩm thực, thậm chí chỉ dành cho giới thượng lưu sang chảnh.

Cuộc sống xa hoa của các Vương gia triều Thanh

Họa hình những bữa ăn xa hoa của các Vương gia triều Thanh.
(PLVN) - Bên trong Tử Cấm Thành ngoài những câu chuyện về Hoàng thượng, Hoàng hậu và các phi tần thì sự giàu sang của các bậc Vương gia nhà Thanh cũng khiến người đời không khỏi kinh ngạc, không ít thú vui, hưởng lạc xa xỉ tới mức điên loạn...

Độc đáo món Char Kway Teow của Malaysia

Chế biến món Char Kway Teow nổi tiếng của Malaysia.
(PLVN) - Char Kway Teow thơm nức, cay xè không chỉ là món ăn đặc sản của Malaysia mà còn là một trong những món dễ ăn bậc nhất cho những người không quen với các món có cà ri.

Món lẩu phô mai “quốc hồn quốc túy” của Thụy Sĩ

Món lẩu Phô mai đặc trưng của văn hóa ẩm thực Thụy Sĩ.
(PLVN) - Nói đến Thụy Sĩ nhiều người sẽ nhớ tới đất nước của đồng hồ, dãy núi Alps, cùng những loại phô mai độc đáo, ngon lành. Từ một nguyên liệu phổ biến, người Thụy Sĩ đã sáng tạo ra món lẩu phô mai “độc nhất vô nhị” béo ngậy và đầy hấp dẫn.