Hoài niệm mùa nước nổi

Hoài niệm mùa nước nổi
(PLO) - Ô hay, giờ đang mùa nước nổi mà sao trong tim ta lại mênh mang nỗi hoài niệm mùa nước nổi? Với những người dân miền Tây, dường như mùa nước nổi đã vượt qua giới hạn thực thể vật chất với con nước tràn bờ đê cùng bạt ngàn cá lòng đong, tôm cua, bông súng, bông điên điển… để trở thành phạm trù của niềm thương, nỗi nhớ.

Cho nên người ta thương nhớ, hoài niệm về nó khôn nguôi dù đang trải nghiệm ngay trong lòng nó. Mới hay, mùa nước nổi đã trở thành một phần đời, một phần ký ức, gắn bó máu thịt của người xứ miệt vườn…

“Tháng bảy nước nhảy khỏi bờ”. Câu nói ngày xưa của nội đã in sâu vào tâm trí tôi. Hôm nay, qua bến đò ngang Chợ Thủ - Thanh Bình (Đồng Tháp), nhìn dòng Tiền giang mênh mang đôi bờ đậm màu phù sa đang cuồn cuộn chảy, với từng dề lục bình trổ bông màu tim tím, câu nói của nội như văng vẳng bên tai. 

Đi trên tuyến đường Võ Văn Kiệt từ huyện Thanh Bình đến huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp, nhìn ruộng lúa đã thu hoạch xong, nước đã nhảy lên đồng trắng xóa, lấp loáng những chùm bông điên điển xa xa đã trổ những cánh hoa xâu chuỗi vàng rực rỡ, đang đong đưa theo chiều gió như những cánh bướm chập chờn. Một thoáng mơ màng nhớ về mùa nước nổi năm xưa ở cánh đồng quê nội.

Ngày ấy, phía sau vườn nhà nội tôi có một con mương nhỏ với hàng trâm bầu xanh lá. Buổi trưa yên tĩnh lắm, chỉ có những tiếng chim chích chòe hót líu lo ở bụi tre gai sau vườn. Đậu xuồng bên gốc trâm bầu, tôi lấy cần câu trúc, móc miếng mồi tép, thả xuống chỗ đám cá rô đang ăn móng… Cá đớp mồi, ghì chặt cần câu. Tôi giựt lên, một con cá rô mề to bằng bàn tay, trông phát mê! 

Chán câu, tôi chống xuồng vào nhà, rủ mấy thằng bạn xách chỉa ra những gò đất cao để săn chuột và rắn… Gần một buổi đi săn được một xâu dài, tôi cùng mấy thằng bạn chống xuồng đi hái bông điên điển. Chỉ một lúc đã hái đầy ắp hai chiếc nón lá. Những thằng bạn hả hê xách một xâu chuột và rắn về nhà, còn tôi được hai nón lá bông điên điển. Bữa cơm chiều trong mùa nước nổi có thêm đĩa bông điên điển xào tép đồng cùng đĩa cá rô đồng kho tộ. Bông điên điển vị ngọt thanh, màu sắc lại bắt mắt rất đưa cơm…

Đến bây giờ, tôi vẫn còn thích những “xâu chuỗi vàng mộc mạc - bông điên điển” ấy. Bông điên điển đẹp không chỉ vì sắc hoa vàng rực rỡ, cánh hoa nở như sợi xâu chuỗi rung rinh trong gió, mà còn vì hoa kia có lợi ích cho người. Những cô gái nghèo quê nội tôi, khi đến mùa nước nổi, chống xuồng dưới mưa hái bông điên điển, đem ra chợ đổi gạo từng lon để nuôi đàn em qua mùa nước nổi… Nhìn những hoa xâu chuỗi vàng đong đưa theo chiều gió, bất chợt trong tôi cảm tác câu thơ:

Người dân gặp cảnh gieo neo

Có bông điên điển bọt bèo trôi qua 

Mùa nước nổi những năm gần đây, nhiều địa phương đã tôn cao đê bao để trồng lúa - hoa màu vụ Thu Đông, xây dựng nông thôn mới, hoàn thành nhiều cụm - tuyến dân cư vượt lũ và bố trí những hộ nghèo lên sinh sống ổn định, tổ chức dạy nghề - tạo việc làm, có nguồn thu nhập thường xuyên cho gia đình… tôi không còn thấy những cô gái nghèo chống xuồng dưới mưa để hái từng bông điên điển đổi gạo như năm xưa. Nhưng sao trong những bữa cơm tôi thường thấy nhạt. Phải chăng nhạt vì tôi vẩn vơ hoài mùa nước nổi năm xưa. 

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Chuyện bí ẩn về bút danh Đoàn Chuẩn - Từ Linh

Những câu chuyện xung quanh việc sáng tác chung của Đoàn Chuẩn và Từ Linh cho đến nay, vẫn còn là bí mật. (Ảnh: Vàng Son một thuở)
(PLVN) - Trong hầu hết các sáng tác của mình, nhạc sĩ Đoàn Chuẩn thường ký bút danh Đoàn Chuẩn - Từ Linh. Về cái tên Đoàn Chuẩn - Từ Linh có rất nhiều giai thoại. Cho đến tận bây giờ, nhiều người vẫn không thể giải thích hay làm sáng tỏ được việc viết nhạc và lời của hai ông trong các sáng tác.

Phận đời sầu thương của nhạc sĩ Đỗ Lễ

Phận đời sầu thương của nhạc sĩ Đỗ Lễ
(PLVN) - Đỗ Lễ được nhiều người biết đến nhờ những bản tình ca buồn như: “Sang ngang”, “Mắt buồn”, “Ngày tạm biệt”... Những lời ca day dứt, đau thương đã vận vào cuộc đời người nghệ sĩ tài hoa, bạc mệnh này.

Những tài liệu quý về chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ

Những tài liệu quý về chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia III (Ảnh: Thùy Dương).
(PLVN) - Trong số tài liệu bảo quản tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia III (Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước, Bộ Nội vụ), khối tài liệu về chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ và Hội nghị Giơ-ne-vơ năm 1954 là một trong những khối tài liệu phản ánh một phần lát cắt của lịch sử dân tộc vẻ vang, hào hùng giữa thế kỷ XX.

Cảm nhận nhạc Đỗ Bảo ở “Khung trời khác”

Cảm nhận nhạc của Đỗ Bảo giản đơn, mộc mạc, nhưng rất sâu lắng và tinh tế (ảnh NVCC).
(PLVN) - Khung trời khác, là cảm nhận của một chàng ca sỹ Hà Nội về những bài hát do chính một nhạc sỹ Hà Nội sáng tác. Vẫn là những ca khúc quen thuộc của nhạc sỹ Đỗ Bảo, nhưng lại rất mới, rất khác so với những bản thu âm mà khán giả từng nghe trước đó.

Còn mãi tiếng 'oanh ca' Ngọc Lan

Cuộc đời của bà cũng mong manh, bạc mệnh như đóa ngọc lan nhỏ bé. (Nguồn: Nhạc vàng online)
(PLVN) - Tháng 3 là mùa trăm hoa đua nở, nhưng cũng là ngày mất đi một danh ca nổi tiếng người Việt Nam mang tên Ngọc Lan. Bà thành danh ở tuổi 30, nhưng “tài hoa bạc mệnh”, người đẹp đã qua đời ở tuổi 45. Hai mươi năm sau ngày mất, nữ danh ca vẫn để lại tiếc nuối không nguôi trong lòng người hâm mộ.

Có gì ở bom tấn “Godzilla x Kong: Đế chế mới”?

Có gì ở bom tấn “Godzilla x Kong: Đế chế mới”?
(PLVN) - Sau thành công của phần phim “Godzilla Đại chiến Kong”, đạo diễn Adam Wingard và ê-kíp sẽ trở lại trong màn hợp sức của hai siêu quái trong “Godzilla x Kong: Đế chế mới” với một quy mô đồ sộ hơn.